0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nhóm các biện pháp ngăn ngừa

Một phần của tài liệu NGĂN NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 41 -41 )

a) Tìm hiểu, phân tích, đánh giá chính xác tình hình khách hàng

Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, khách hàng là đối tƣợng quan trọng nhất đảm bảo an toàn cho khoản tín dụng mà Ngân hàng cấp ra. Khách hàng là ngƣời chịu trách nhiệm việc sử dụng và hoàn trả vốn vay, là ngƣời quyết định hiệu quả của khoản tiền vay. Vì vậy trong các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế nợ quá hạn của Ngân hàng thì đánh giá khách hàng là một biện pháp rất quan trọng và cần thiết. Có nhiều Ngân hàng không cẩn trọng trong việc xem xét đánh giá khách hàng trƣớc cho khi vay nên đã dẫn đến hậu quả là mức dƣ nợ quá hạn quá cao gây nên tình trạng thiếu vốn trầm trọng, có thể dẫn tới phá sản.

Do đó muốn thấy đƣợc khả năng tài chính hiện tại, tiềm năng trong tƣơng lai, khả năng hoàn trả món vay của khách hàng thì Ngân hàng chỉ còn cách là phân tích và đánh gía khách hàng một cách chính xác. Có thể nói việc phân tích nghiên cứu khách hàng có một ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó tạo lập cơ sở ban đầu để cho Ngân hàng làm căn cứ đƣa ra những quyết định trong kinh doanh của mình. Đây chính là một trong những yếu tố tạo nên thành công của ngân hàng bởi việc Ngân hàng kinh doanh có hiệu quả hay không phần nhiều phụ thuộc vào việc đánh giá đƣợc chính xác tình hình khách hàng vay vốn của mình hay không.

35

b) Xây dựng bộ máy quản lý tín dụng và sử dụng nhân lực có hiệu quả, chất lượng cao

Con ngƣời là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến sự thành bại trong quản lý tín dụng. Xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải ứng phó kịp thời, có hiệu quả với các tình huống khác nhau trong hoạt động kinh doanh tín dụng. Do đó, cán bộ tín dụng phải có trình độ và khả năng nhạy bén trong công việc, đồng thời phải có trách nhiệm, đạo đức tốt. Muốn vậy, ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lƣợng của cán bộ quản lý và cán bộ tín dụng thông qua bồi dƣỡng nâng cao trình độ sắp xếp họ cho phù hợp với năng lực chuyên môn của từng ngƣời.

c) Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp và kiểm tra kiểm soát ngân hàng

Chính sách tín dụng phù hợp khi ngân hàng lựa chọn hay xác định các mục tiêu cho hoạt động kinh doanh tín dụng là lợi nhuận, an toàn, lành mạnh,... Sự lành mạnh thể hiện hiệu quả cho vay của ngân hàng. Ngân hàng thu đƣợc gốc và lãi bằng kết quả kinh doanh của khách hàng chứ không phải việc phát mại tài sản bảo đảm.

Từ mục tiêu trên, ngân hàng quy định những nội dung cần thiết để từ đó làm cơ sở hƣớng dẫn cho quá trình thực hiện:

- Kiểm tra trƣớc và sau khi cho vay là toàn bộ công việc kiểm tra từ khách hàng đặt quan hệ tín dụng cho đến khi ngân hàng duyệt xong kế hoạch vay vốn hay ký sang hợp đồng tín dụng. Sau khi ngân hàng đã kiểm tra việc sử dụng tiền vay đúng mục đích và đảm bảo vật tƣ hoá đƣợc hình thành từ vốn vay, tiến độ sản xuất kinh doanh, khả năng tiêu thụ sản phẩm và việc trả nợ gốc và lãi đúng hạn.

- Kiểm tra nội bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng: kiểm tra việc chấp hành dƣ nợ ngắn hạn, trung và dài hạn. Xem xét có phù hợp với nhu cầu nguồn vốn không? Và những biện pháp để tăng cƣờng vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng vốn kinh doanh sản xuất trên địa bàn.

- Kiểm tra hồ sơ cho vay: cần đánh giá đúng về tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ xin vay. Đặc biệt là tính pháp lý của các tài liệu trong hồ sơ xin vay nhƣ: Đơn

36

xin vay, phƣơng án hỗ trợ ngân hàng,... trong hồ sơ vay. Đối với đơn xin vay cần làm rõ mục đích và lý do của việc vay tiền.

- Tăng cƣờng đối chiếu công nợ và phân loại nợ: việc đối chiếu dƣ nợ vay trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng, giúp ngân hàng phát hiện và uốn nắn kịp thời với những sai phạm trong công tác cho vay của cán bộ tín dụng.

d) Chú ý tới các dấu hiệu của các khoản vay có thể dẫn tới nợ quá hạn

Để hạn chế tới mức tối đa khả năng xảy ra nợ quá hạn, biện pháp đƣợc coi là quan trọng nhất và mang tính thiết yếu là thực hiện theo dõi, giám sát và quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn vay. Trong thực tế, có nhiều biểu hiện của khoản cho vay sẽ gặp khó khăn. Tuy không có một mô hình nhất định nào về các biến cố thƣờng xuyên xảy ra để có thể công bố là một khoản vay sẽ khó đƣợc hoàn trả nhƣng trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng thƣơng mại có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau đây để nắm bắt đƣợc sự khó khăn về tài chính của ngƣời đi vay:

- Thu nhập của ngƣời vay không ổn định, công việc thay đổi thƣờng xuyên. - Ngƣời đi vay cố tình trì hoãn việc nộp các báo cáo tài chính cho Ngân hàng.

- Khi cán bộ tín dụng có yêu cầu khảo sát thực tế, ngƣời vay cố tình chậm trễ trong việc dàn xếp các cuộc viếng thăm trụ sở, cơ sở sản xuất của mình đối với cán bộ tín dụng Ngân hàng, có biểu hiện thiếu thiện chí trong mối quan hệ tin cậy, hợp tác đối với Ngân hàng.

- Sử dụng vốn sai mục đích.

- Trong hoạt động kinh doanh sản xuất, có sự gia tăng bất thƣờng của hàng tồn kho hay các khoản bán chịu chƣa thu đƣợc tiền.

- Ngƣời vay xin hoãn nợ hoặc xin khất nợ.

- Hoàn trả nợ vay ngân hàng chậm hoặc quá kỳ hạn hoặc không đầy đủ nhƣ cam kết trong hợp đồng tín dụng.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn có chiều hƣớng không lành mạnh, do gặp rủi ro trong kinh doanh; do doanh nghiệp bị các cơ quan báo chí đƣa tin không tốt về tình hình tài chính,... khiến cho giá trị cổ phiếu của

37

doanh nghiệp trên thị trƣờng giảm sút mạnh, doanh nghiệp mất uy tín; do quan hệ giao dịch với các đối tác của doanh nghiệp không đƣợc thuận lợi, các đối tác tự ý huỷ bỏ hợp đồng kinh doanh với doanh nghiệp... đẩy doanh nghiệp tới chỗ khó khăn về tài chính.

- Trong ban lãnh đạo của doanh nghiệp có sự thay đổi, tạo ra không khí không yên tâm, tin tƣởng đối với các đối tác kinh doanh và những ngƣời tài trợ.

- Hoạt động sản xuất kinh bị ảnh hƣởng do các yếu tố khách quan nhƣ bão lụt, hoả hoạn, hạn hán... hay do mất trộm, tham ô.

Các dấu hiệu trên đây là biểu hiện của những khó khăn về mặt tài chính từ phía ngƣời đi vay, báo hiệu khả năng khách hàng khó hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng. Vì vậy, dấu hiệu này chính là cơ sở để Ngân hàng tìm biện pháp điều chỉnh và ngăn ngừa kịp thời trƣớc khả năng phát sinh nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

e) Thực hiện phân tán rủi ro

Việc “bỏ tất cả trứng vào một giỏ” tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro lớn đối với bất kỳ nhà đầu tƣ nào. Vì thế, Ngân hàng không nên tập trung cho vay vào một lĩnh vực kinh tế nào đó và không nên tập trung cho vay một lƣợng lớn cho một hoặc một vài khách hàng mà nên cho vay ở đa ngành, đa lĩnh vực, tìm kiếm những ngành, những lĩnh vực có tiềm năng phát triển nhất. Với việc thực hiện các biện pháp phân tán rủi ro nhƣ trên, ngân hàng sẽ phần nào hạn chế đƣợc những rủi ro gặp phải, giảm thiểu đƣợc nguy cơ mất vốn khi thực hiện hoạt động cho vay.

Một phần của tài liệu NGĂN NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 41 -41 )

×