Để ngăn ngừa, hạn chế những khoản cho vay dẫn đến nợ quá hạn thì NH ĐT&PT chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã căn cứ vào các dấu hiệu sau:
62
- Kỳ hạn của khoản vay thay đổi liên tục (chuyển gia hạn các kỳ hạn cho vay ngắn hạn thành cho vay trung hạn)
- Khách hàng báo cáo thất lạc tài liệu liên quan đến khoản vay - Tài sản thế chấp không đủ tiêu chuẩn.
- Không có báo cáo hay dự kiện về dòng tiền của khách hàng
- Trông chờ của khách hàng vào những nguồn vốn bất thƣờng để trả nợ Tuy nhiên tuỳ từng trƣờng hợp cụ thể mà ngân hàng đã có những cách ứng phó khác nhau, ví dụ:
+ Mặc dù nợ của khách hàng quá hạn nhƣng nếu trong trƣờng hợp khách hàng đƣa ra phƣơng án khôi phục sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao, ngân hàng thực hiện việc gia tăng khối lƣợng khoản vay cùng nỗ lực vực khách hàng đi lên. Một mặt vừa tạo cơ hội cho khách hàng thu đƣợc nguồn vốn bị mất, một mặt giúp ngân hàng tránh đƣợc rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
Hoặc có thể ngân hàng kêu gọi ngƣời bảo lãnh cho khách hàng, hay giúp khách hàng tiêu thụ những sản phẩm sản xuất ra còn ứ đọng.
+ Nếu trong trƣờng hợp ngân hàng chƣa có các giải pháp tháo gỡ cho hoạt động sử dụng nguồn vốn của mình thì cán bộ ngân hàng sẽ khuyên hoặc tƣ vấn cho khách hàng tìm ra đƣợc chiến lƣợc kinh doanh mới. Việc làm này không chỉ giúp cho khách hàng thoát khỏi sự khủng hoảng mà còn tăng thêm mối quan hệ mật thiết giữa ngân hàng và khách hàng. Những biện pháp này có thể gây chi phí cho khách hàng nhƣng khi thực hiện mà cứu vãn đƣợc các khoản nợ không có khả năng thanh toán thì giảm đƣợc rủi ro cho ngân hàng rất nhiều.
Cụ thể hơn, để ngăn ngừa những khoản cho vay có khả năng quá hạn, ngân hàng đã thực hiện tốt những công việc sau:
* Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý
Ngân hàng đã từng bƣớc hoàn thiện, xây dựng đƣợc chính sách tín dụng hợp lý, trong đó có những qui định có tính chất ràng buộc cụ thể về các loại cho vay, qui mô, ranh giới của các khoản cho vay, các yếu tố cần thiết để đảm bảo an toàn tiền vay. Quyết định số 0658/QĐ - QLTD1 ngày 15/7/2009 của NH ĐT & PT Việt Nam
63
đã qui định rõ chính sách cấp tín dụng, chính sách về tài sản đảm bảo áp dụng cho các đối tƣợng khách hàng khác nhau đã đƣợc chấm điểm và xếp loại. Các điều kiện cấp tín dụng và tỷ lệ cho vay đối với các khách hàng ở các mức xếp hạng nhƣ AAA, AA, A, BBB, BB, B… là không giống nhau. Ngoài ra, hàng năm ngân hàng ĐT& PT Vĩnh Phúc cũng đặt ra những mục tiêu chất lƣợng cần phải đạt thông qua việc ban hành các văn bản và kết thúc năm có đƣa ra báo cáo đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chất lƣợng. Những yêu cầu về mục tiêu chất lƣợng là cần thiết, đã góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Đồng thời, việc giám sát, kiểm tra và quản lý khách hàng trƣớc, trong và sau khi giải ngân luôn đƣợc ngân hàng chú ý thực hiện tốt.
* Nghiên cứu khách hàng
Mục tiêu kinh doanh hàng đầu của các ngân hàng thƣơng mại là lợi nhuận, song trên con đƣờng tìm kiếm lợi nhuận tối đa đó, các Ngân hàng thƣơng mại luôn gặp phải một rào cản đó là rủi ro. Để phòng ngừa, hạn chế rủi ro, NH ĐT& PT chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã áp dụng nhiều biện pháp trong đó biện pháp cơ bản có vị trí quan trọng số một là phải phân tích, đánh giá một cách toàn diện khách hàng trƣớc khi cho vay. Các khách hàng đến vay vốn sẽ đƣợc ngân hàng thẩm định để từ đó đƣa ra ý kiến về việc cho vay nhƣ thẩm định phi tài chính (tập trung làm rõ các vấn đề về uy tín, khả năng quản lý, các quan hệ tín dụng trƣớc đây,…), phân tích hiện trạng và triển vọng kinh doanh (tình hình sản xuất, kết quả sản xuất, tình hình tiêu thụ,…), phân tích tình hình tài chính (phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, dựa vào các hệ số tài chính để đánh giá thực trạng tài chính,… và từ đó cho điểm, xếp hạng doanh nghiệp). Dựa trên những kết quả thu đƣợc, ngân hàng sẽ đƣa ra những quyết định cho vay phù hợp.
Nhƣ vậy, có thể thấy việc nghiên cứu, phân tích khách hàng một cách toàn diện có ý nghĩa vô cùng to lớn vì đây là tạo lập cơ sở ban đầu để ngân hàng làm căn cứ đƣa ra những quyết định trong kinh doanh của mình.
64
Ngoài việc nghiên cứu thu thập thông tin về các doanh nghiệp trong hồ sơ khách hàng, NH ĐT&PT chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc còn thu thập thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng Nhà nƣớc Việt nam, và có sự trao đổi thƣờng xuyên thông tin với các ngân hàng và các TCTD khác trên địa bàn nhƣ Quỹ tín dụng nhân dân, Vietcombank, techcombank,... Ngoài ra, các số liệu của cơ quan thông kê, báo chí… liên quan đến doanh nghiệp cũng là một nguồn thông tin quý giá mà ngân hàng sử dụng để đánh giá khách hàng .
* Phân tán rủi ro
Quán triệt quan điểm “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ”, NH ĐT&PT chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành đa dạng hoá các hình thức cho vay, phƣơng thức cho vay, đối tƣợng cho vay. Thực tế tại ngân hàng cho thấy, không chỉ thực hiện các hoạt động cho vay thông thƣờng, ngân hàng còn phát triển các nghiệp vụ khác nhƣ cho thuê tài chính, chiết khấu giấy tờ có giá, bảo lãnh, …Ngân hàng cũng không tập trung vào một đối tƣợng khách hàng mà tập trung vào nhiều đối tƣợng khách hàng khác nhau với mục đích đi vay khác nhau nhƣ để tiêu dùng, để sản xuất kinh doanh,… với các phƣơng thức cho vay nhƣ cho vay trả góp, cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm,…Những hoạt động trên không chỉ giúp ngân hàng giảm thiểu đƣợc rủi ro mà còn góp phần tạo cơ hội có thêm khách hàng mới đến với ngân hàng, gia tăng doanh thu, lợi nhuận cho ngân hàng.
* Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ tín dụng
Hiểu đƣợc tầm quan trọng của yếu tố con ngƣời trong mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế, đặc biệt là trong ngành kinh doanh tiền tệ vô cùng nhạy cảm nên ngân hàng rất chú trọng tới việc đào tạo, bồi dƣỡng đạo đức, nâng cao trình độ, năng lực quản lí, chủ động trong công việc của cán bộ ngân hàng nói chung, cán bộ tín dụng nói riêng. Hàng năm, ngân hàng có những kế hoạch mở những lớp tập huấn, khóa đào tạo về nghiệp vụ nhƣ: thẩm định dự án, quản lý rủi ro,.. cho các cán bộ ngân hàng. Các cán bộ tại các chi nhánh khác nhau có thêm cơ hội giao lƣu, học hỏi, trao đổi về kiến thức chuyên môn để có thể trau dồi nghiệp vụ. Bên cạnh đó,
65
ngân hàng cũng khuyến khích và tạo điều kiện cho các cán bộ tín dụng tự học tập, theo học các chƣơng trình đào tạo căn bản, chuyển đổi đào tạo, học thêm văn bằng hai hoặc khóa học trên đại học,...nhằm nâng cao trình độ, tăng cƣờng sự chủ động trong công việc của mình. Không những vậy, ngân hàng cũng luôn nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng và gắn kết hoạt động tín dụng với chế độ thƣởng phạt công minh, vừa đảm bảo khuyến khích cán bộ làm việc tốt hơn, đồng thời giữ gìn kỷ luật, răn đe những ngƣời không có ý thức trách nhiệm làm việc. Đây là những yếu tố không nhỏ góp phần giúp ngân hàng đứng vững và tiếp tục phát triển trên một địa bàn nhỏ có sự gia nhập của rất nhiều tổ chức tín dụng.