Tình hình trích lập quỹ dự phòng rủi ro

Một phần của tài liệu Ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 67)

Theo Điều 8, Điều 9 của Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN Việt nam thì quỹ trích lập dự phòng rủi ro gồm hai loại:

+ Dự phòng chung là khoản tiền đƣợc trích lập dự phòng cho những tổn thất chƣa xác định đƣợc trong quá trình phân loại và trích lập dự phòng cụ thể hay trong trƣờng hợp khó khăn về tài chính của các TCTD khi chất lƣợng của các khoản nợ suy giảm. Quỹ dự phòng chung này đƣợc duy trì ở mức 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

+ Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đƣợc phân theo các hạng mục sau: - Nhóm 1: 0%

- Nhóm 2: 5% - Nhóm 3: 20% - Nhóm 4: 50%

61

- Nhóm 5: 100%

Từ khi có những qui định cụ thể của NHNN về việc phân loại và trích lập quỹ dự phòng rủi ro, ngân hàng đã tuân thủ một cách nghiêm ngặt: từ năm 2006, ngân hàng đã bắt đầu thực hiện việc phân loại nợ thành 5 nhóm và trích lập dự phòng rủi ro nhƣ sau: năm 2006, ngân hàng dành ra 5 tỷ đồng cho quỹ dự phòng rủi ro, năm 2007 là 10 tỷ đồng, năm 2008 là 21 tỷ đồng, năm 2009 là 40 tỷ đồng, năm 2010 là 75 tỷ đồng, năm 2011 là 120 tỷ đồng. Số lƣợng tiền mà ngân hàng trích lập dành cho quỹ dự phòng rủi ro tăng lên thể hiện sự cẩn trọng của ngân hàng trong việc quản lý và phòng ngừa rủi ro. Hàng quý, ngân hàng đều thực hiện và lập báo cáo về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng. Đối với các khoản nợ thuộc nhóm 3 đến nhóm 5 (đây đƣợc coi là những khoản nợ xấu) thì hàng tháng ngân hàng thực hiện việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng nhằm phục vụ cho công tác quản lý chất lƣợng và rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu Ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 67)