Nhóm biện pháp xử lý nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 44)

a )Gia hạn nợ

Trong trƣờng hợp khách hàng không trả đƣợc nợ đến hạn (gốc, lãi) và có đơn đề nghị, ngân hàng có thể xét cho gia hạn nợ để tạo điều kiện cho khách hàng trả đƣợc nợ. Số lần gia hạn nợ không khống chế, nhƣng không đƣợc vƣợt quá chế độ quy định về thời gian đƣợc gia hạn.

38

Với trƣờng hợp khách hàng có nợ quá hạn hoặc không trả đƣợc nợ đến hạn do các khó khăn khách quan, khó khăn trong sản xuất kinh doanh hoặc do ngân hàng định kỳ hạn nợ quá ngắn, đối tƣợng trung dài hạn nhƣng cho vay ngắn hạn..., nếu xác định lại kỳ hạn nợ, khách hàng có thể ổn định đƣợc sản xuất, trả đƣợc nợ thì ngân hàng có thể xem xét, điều chỉnh lại kỳ hạn nợ (gốc, lãi).

c) Miễn giảm tiền lãi vay

Đối với khách hàng bị tổn thất tài sản hình thành từ vốn vay do các nguyên nhân khách quan, nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng trả đƣợc nợ gốc và phần lãi còn lại, có điều kiện lập lại quan hệ tín dụng bình thƣờng..

d) Bán nợ

Đây là một biện pháp đƣợc áp dụng khá nhiều ở các quốc gia có thị trƣờng tài chính phát triển. Các khoản nợ quá hạn sẽ đƣợc ngân hàng chào bán. Việc bán nợ sẽ giúp ngân hàng thu hồi đƣợc vốn trong thời gian ngắn mặc dù số nợ thu đƣợc sẽ giảm đi. Đó là cái giá của việc chuyển nhƣợng rủi ro sang đối tƣợng khác. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể bán các khoản nợ khác khi có nhu cầu cần thiết về tiền mặt.

e) Một số biện pháp khác

- Đưa ra lời khuyên để giúp người vay tạo nguồn thu trả nợ cho ngân hàng. Bằng kinh nghiệm và sự am hiểu của mình trên nhiều lĩnh vực, ngân hàng sẽ có những lời khuyên để giúp ngƣời vay khôi phục tình hình kinh doanh

- Chuyển tín dụng ngân hàng thành vốn cổ phần của doanh nghiệp: Với uy tín, kinh nghiệm của mình, sự góp mặt của ngân hàng với tƣ cách là cổ đông của doanh nghiệp sẽ thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp.

- Cấp phát thêm vốn để “nuôi nợ”: trong những giai đoạn khó khăn, một số khách hàng không những không trả đƣợc nợ đáo hạn, xin gia hạn nợ mà còn có nhu cầu vay thêm vốn để giải quyết khó khăn tài chính tạm thời… các NHTM cần phân tích, cân nhắc thận trọng tiếp thêm “sinh khí” cho khách hàng.

39

- Ngân hàng thuyết phục doanh nghiệp tự bán tài sản thế chấp: Đây là cách tránh cho khách hàng khỏi bị giảm uy tín trên thƣơng và NH cũng tránh đƣợc chi phí phát mại và thủ tục pháp lý gắn với sở hữu và phát mại tài sản tài chính.

- Gán nợ: khách hàng uỷ quyền cho ngân hàng toàn quyền đinh đoạt trong việc bán tài sản tài chính để thu hồi nợ..

- Sử dụng biện pháp lý để thu hồi nợ vay: Ngân hàng có thể nhờ công an địa phƣơng thúc ép trả nợ hoặc khởi kịên ra toà.

- Thành lập uỷ ban chủ nợ: một uỷ ban trả nợ có thể đƣợc thành lập, bán số tài sản của doanh nghiệp và chia số tiền thu đƣợc cho các chủ nợ khác nhau. Trong trƣờng hợp các chủ nợ không thoả thuận đƣợc với nhau thì lại cần đến sự phán xử của ngƣời khác.

40

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG NGĂN NGỪA VÀ XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TỈNH VĨNH PHÚC 2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

* Một số đặc điểm chung tại địa phương

Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc trung du miền núi phía Bắc, đƣợc tái thành lập vào tháng 01/1997. Sau khi tái thành lập, Vĩnh Phúc vẫn là một tỉnh thuần nông, cơ cấu GDP năm 1997 nhƣ sau: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (43,35%) - Công nghiệp, xây dựng (39,0%) - Dịch vụ (20,71%). Chỉ sau 8 năm, năm 2005, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hƣớng tích cực: “Công nghiệp, xây dựng: 52,2%, Dịch vụ: 26,6%, nông nghiệp: 21,2%. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2005 đạt 515 USD”. Tốc độ kinh tế bình quân 8 năm (1997- 2005) là 16,6%. Với hàng trăm doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài với tổng mức vốn đầu tƣ khoảng gần 600 triệu USD và 15.600 tỷ đồng, đƣợc đầu tƣ ở 14 cụm, khu công nghiệp, khu vui chơi, giải trí, du lịch trên khắp địa bàn, tính đến năm 2006, Vĩnh Phúc đã vƣơn lên đứng thứ 9 trong các tỉnh thành trên cả nƣớc về thu ngân sách với 4.027 tỷ đồng. Có sự biến đổi một cách nhanh chóng nhƣ vậy là do Vĩnh Phúc đã biết xác định công nghiệp làm ngành kinh tế đòn bảy trong phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Và khai thác ngoại lực, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài để phát triển công nghiệp là quan điểm chỉ đạo, xuyên suốt trong quá trình phát triển.

Là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, Vĩnh Phúc nằm liền kề với thủ đô Hà Nội, gần với sân bay quốc tế Nội Bài và là điểm nút giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông. Bên cạnh đó, Vĩnh phúc nằm trong vùng lan toả của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh), lại có các điều kiện tự nhiên của ba vùng sinh thái, quỹ đất, nguồn nƣớc, điều kiện và kết cấu hạ tầng khá, các khu du lịch, danh lam thắng cảnh nghỉ mát nổi tiếng: Rừng quốc gia Tam đảo, Thác Bản Long, Hồ Đại Lải,.., rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang đậm dấu ấn

41

lịch sử và giá trị tâm linh nhƣ Danh thắng Tây Thiên, Di chỉ Đồng Đậu… cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất thu hút đƣợc nhiều doanh nghiệp nƣớc ngoài đến đầu tƣ nhƣ khu công nghiệp Honda, Toyota Nhật Bản, khu công ngiệp Khai Quang, khu công nghiệp Bình Xuyên,...cho nên có thể nói đây là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển.

Hệ thống tài chính – tín dụng của tỉnh đã phát triển khá đồng bộ với mạng lƣới các chi nhánh ngân hàng thƣơng mại, công ty bảo hiểm, công ty xổ số kiến thiết, mạng lƣới tín dụng nhân dân,..Các tổ chức này đã đáp ứng tốt cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân trong tỉnh. Dƣ nợ cho vay trong nền kinh tế của các đơn vị kinh doanh tiền tệ ngày càng tăng do sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh phát triển khá.

Tuy nhiên là tỉnh mới tái thành lập nên Vĩnh Phúc có nhu cầu tập trung cao nguồn vốn để đầu tƣ xây dựng vào các cơ sở hạ tầng kinh tế, y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội, trụ sở cơ quan làm việc. Đội ngũ cán bộ thiếu hụt, năng lực cán bộ còn hạn chế, tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo không đồng bộ nhất là công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên chƣa đáp ứng kịp cho sự phát triển trong thời gian trƣớc mắt và lâu dài…cho nên còn ảnh hƣởng rất nhiều đến sự phát triển kinh tế của toàn tỉnh.

* Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng

Năm 1997 cùng với sự tái lập tỉnh Vĩnh phúc, ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc thành lập theo quyết định số 229/HĐQT ngày 10 tháng 12 năm 2006 của Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt nam. Trên cơ sở ban đầu là Chi nhánh ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Vĩnh Yên và ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Phúc Yên 2 chi nhánh cấp II trực thuộc ngân hàng đầu tƣ và phát triển Vĩnh Phú. Cơ sở ban đầu chỉ có một trụ sở chính đóng tại địa bàn Vĩnh Yên và 01 Ngân hàng cấp II trực thuộc tại thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc. Đến nay, sau một thời gian phát triển, ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Phúc Yên ra đã đƣợc tách ra, nâng cấp thành chi nhánh cấp I trực thuộc ngân hàng trung ƣơng vào tháng 10 năm 2006. Còn lại ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc đã phát triển mạng lƣới rộng khắp bao gồm: phòng giao dịch Vĩnh Yên,

42

phòng giao dịch Bình Xuyên, Phòng giao dịch Yên Lạc, Phòng giao dịch Vĩnh Tƣờng và quỹ tiết kiệm số 2, đóng tại các địa bàn kinh tế trọng điểm và khu dân cƣ đông đúc. Với tổng tài sản ban đầu 20 tỷ đồng, đến nay sau 15 năm phát triển tổng tài sản của ngân hàng đã đạt đƣợc vào khoảng 1.889 tỷ đồng, là một trong những ngân hàng đứng đầu về tổng tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Luôn quan tâm, chia sẻ với khách hàng những lúc khó khăn hay thuận lợi với phƣơng châm “Hợp tác cùng phát triển”, không ngừng nâng cao phong cách phục vụ hƣớng tới khách hàng. Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Vĩnh Phúc ngày một lớn mạnh và chiếm lĩnh thị phần hàng đầu về dƣ nợ cho vay, số dƣ huy động vốn, thu dịch vụ, doanh số thanh toán quốc tế,... trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nơi có 20ngân hàng và tổ chức tín dụng đang hoạt động.

Chi nhánh ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc là một doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho công chúng và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Thành công của chi nhánh sẽ phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ ngân hàng mà địa bàn có nhu cầu và thực hiện việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ đó một cách có hiệu quả nhất.

Sau khi thực hiện Hiện đại hóa ngân hàng thành công vào tháng 3 năm 2005, trên cơ sở tiện ích của những chƣơng trình mới mang lại, đến thời điểm hiện nay chi nhánh đã có một số sản phẩm dịch vụ, cụ thể nhƣ sau:

 Nhận tiền gửi với kỳ hạn đa dạng, lãi suất linh hoạt, bảo đảm bằng USD cho số tiền gửi lớn; nhận tiền tại nhà.

 Một trong các nguồn thu lớn nhất của chi nhánh là các khoản tiền gửi (bao gồm cả tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm của khách hàng)

 Cung cấp dịch vụ cho vay theo các kỳ hạn: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; dịch vụ trả lƣơng cho tổ chức và doanh nghiệp thông qua hệ thống máy rút tiền tự động.

 Mở tài khoản tiền gửi cho tổ chức và cá nhân với các dịch vụ tiện ích cao nhƣ: thanh toán chuyển tiền nhanh đi và đến; cung cấp thẻ rút tiền tự động ATM; nhắn tin tức thì các giao dịch báo có và số dƣ tiền gửi.

43

 Thanh toán xuất nhập khẩu với chính sách khuyến mại đặc biệt - Dịch vụ chuyển tiền kiều hối từ các quốc gia trên thế giới. - Tƣ vấn dự án đầu tƣ và các dịch vụ ngân hàng khác.

 Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh mở L/C và các hình thức bảo lãnh khác.

……..

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Trong quá trình hoạt động Chi nhánh không ngừng mở rộng các mạng lƣới hoạt động của mình. Yêu cầu hoạt động kinh doanh những năm qua đã phát triển không ngừng về qui mô, cũng nhƣ các dịch vụ ngân hàng mới đã đặt ra những yêu cầu xây dựng hoàn thiện mô hình tổ chức và mạng lƣới đáp ứng cho hoạt động kinh doanh. Ngoài các phòng ban nghiệp vụ, hiện nay Chi nhánh đã mở rộng thêm 4 Phòng giao dịch (Phòng giao dịch Vĩnh Yên, Phòng giao dịch Yên Lạc, Phòng giao dịch Bình Xuyên, Phòng giao dịch Vĩnh Tƣờng) và 1 quỹ tiết kiệm.

Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh bao gồm Ban giám đốc và 10 phòng ban có nhiệm vụ cụ thể sau:

44

Hình 2.1: Mô hình bộ máy tổ chức của NH ĐT& PT chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc

(Nguồn: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc )

BAN GIÁM ĐỐC Các phòng giao dịch Các phòng chức năng Phòng giao dịch Vĩnh Yên Phòng giao dịch Yên Lạc Phòng giao dịch Vĩnh Tƣờng Phòng giao dịch Bình Xuyên Phòng quan hệ khách hàng Doanh nghiệp Phòng quản lý rủi ro Phòng thanh toán quốc tế Phòng quản lý và dịch vụ

kho quỹ Phòngquản trị tín dụng

Quỹ tiết kiệm Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng tài chính kế toán Phòng Giao dịch khách hàng Phòng quan hệ khách hàng cá nhân

45

+ Phòng tổ chức hành chính: theo dõi, quản lý và đánh giá toàn diện cán bộ trong cơ quan, tiếp thu chính sách của ngành của nhà nƣớc, về công tác tổ chức cán bộ để tham mƣu cho giám đốc chi nhánh.Bên cạnh đó là công tác hành chính, mua sắm tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

+ Phòng Kế hoạch tổng hợp: có nhiệm vụ tính toán cân đối toàn diện quá trình hoạt động nguồn vốn và sử dụng vốn trong hoạt động của chi nhánh về các mặt cơ cấu, tỷ trọng, lãi suất, kỳ hạn,… để đạt hiệu quả trong kinh doanh. Tổng hợp và tổ chức xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm, kế hoạch trung dài hạn của chi nhánh. Thực hiện làm công tác thông tin tuyên truyền xây dựng chính sách thi đua khen thƣởng,...; đảm bảo an toàn hệ thống máy tính, ATM toàn chi nhánh và triển khai các chƣơng trình công nghệ thông tin theo chỉ đạo của ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (NH ĐT&PT VN)

+ Phòng Quan hệ khách hàng: Ngân hàng có hai phòng khách hàng, đó là: Phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng khách hàng cá nhân. Phòng có nhiệm vụ tổ chức triển khai các hoạt động đầu tƣ tín dụng ngắn trung và dài hạn, các nghiệp vụ bảo lãnh của chi nhánh. Thực hiện đánh giá, phân tích thị trƣờng, khách hàng trong đầu tƣ tín dụng và bảo lãnh. Định hƣớng các chính sách và giải pháp tín dụng từng giai đoạn, từng khu vực. Triển khai cơ chế nghiệp vụ, chế độ chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng bảo lãnh đối với cán bộ phòng.

+ Phòng kế toán tài chính: nhiệm vụ của phòng kế toán là tổ chức triển khai hạch toán kế toán trong toàn chi nhánh. Tổ chức triển khai các hoạt động chi tiêu nội bộ, công tác hậu kiểm đối với tất cả các hoạt động giao dịch của chi nhánh, các chế độ luân chuyển chứng từ,...

+ Phòng kho quỹ: nhiệm vụ của phòng kho quỹ là tổ chức giao dịch thu phát tiền với khách hàng tại quầy giao dịch và các bàn tiết kiệm, tổ chức triển khai quản lý kho quỹ, vận chuyển tiền…

+ Phòng Quản trị Tín dụng: nhiệm vụ của phòng Quản trị tín dụng là soát xét hồ sơ trình duyệt của bộ phận Quan hệ khách hàng đảm bảo đầy đủ chứng từ theo qui định, nhập và theo dõi khoản vay.

46

+ Tổ thanh toán quốc tế: thực hiện nhiệm vụ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế (LC nhập, xuất, chuyển tiền,…) theo đúng các quy định đảm bảo an toàn cho ngân hàng và khách hàng, cân đối các nguồn ngoại tệ để phục vụ xuất khẩu mở rộng kinh doanh.

+ Phòng dịch vụ khách hàng: thực hiện mở tài khoản tiền gửi khách hàng, xử lý các yêu cầu của khách hàng liên quan đến tài khoản, thực hiện các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ của khách hàng; thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân đƣợc duyệt, thực hiện thu nợ, thu lãi tiền vay; thực hiện các công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng,…

+ Phòng Quản lý rủi ro: nhiệm vụ của phòng là thẩm định các dự án đầu tƣ, thẩm định hạn mức tín dụng, khoản vay vƣợt mức phán quyết của phòng tín dụng, quản lý danh mục tín dụng…Theo dõi và tổng hợp hoạt động tín dụng tại chi nhánh, định kỳ kiểm soát Phòng tín dụng trong việc giải ngân vốn vay và kiểm tra, theo dõi sử dụng vốn vay của khách hàng. Đầu mối trong công tác kiểm tra nội bộ và quản lý chất lƣợng ISO tại chi nhánh.

+ Các phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm: Hoạt động trên địa bàn nhỏ hơn, tại các huyện, các xã trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Hoạt động thống nhất và đồng bộ theo

Một phần của tài liệu Ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)