3.2.1.1. Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, đánh giá, phân tích khách hàng và trình độ cán bộ tín dụng.
Quan hệ tín dụng ngân hàng là mối quan hệ dựa trên sự tín nhiệm và tin tƣởng lẫn nhau, tuy nhiên cũng không kém phần phức tạp do trên thực tế mối quan hệ này thƣờng bị vi phạm mà chủ yếu là do khách hàng vay vốn gây ra. Đó là do việc nghiên cứu khách hàng đã không đƣợc quan tâm đúng mức, cũng có thể do trình độ cán bộ tín dụng còn yếu kém nên đƣa ra những đánh giá sai về khách hàng. Có thể nói, việc phân tích, nghiên cứu khách hàng có một ý nghĩa vô cùng to lớn vì nó tạo lập cơ sở ban đầu để ngân hàng làm căn cứ đƣa ra những quyết định trong kinh doanh của mình.
76
+ Đánh giá uy tín của khách hàng dựa trên việc đánh giá uy tín, tƣ cách đạo đức, phẩm chất của cá nhân ngƣời đi vay này với những ngƣời xung quanh, lĩnh vực kinh doanh của họ là an toàn hay mạo hiểm.
+ Đánh giá năng lực pháp lý của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội thông qua quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động, đánh giá năng lực của ngƣời đại diện. Điều nay giúp ngân hàng biết đƣợc khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của ngƣời vay.
+ Phân tích, đánh giá tình hình tài chính của khách hàng. Trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính của họ trong 3 năm gần nhất, ngân hàng sẽ tiến hành phân tích mức độ rủi ro của khoản vay sau này. Việc phân tích tình hình tài chính đƣợc thực hiện thông qua các nhóm chỉ tiêu, khả năng sinh lời, thị phần của sản phẩm doanh nghiệp trên thị trƣờng.
+ Phân tích khả năng tạo lợi nhuận hay năng lực kinh doanh của khách hàng thông qua việc đánh giá thị trƣờng và sản phẩm, vị thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng, sự ƣa thích của ngƣời tiêu dùng đối với sản phẩm, các nguồn lực cho sản xuất và chất lƣợng quản lý doanh nghiệp.
+ Phân tích khả năng thu hẹp và mở rộng tín dụng trong từng thời kỳ. Tuỳ từng điều kiện, tình trạng của nền kinh tế và định hƣớng chung của nhà nƣớc mà mỗi ngành có những xu hƣớng phát triển khác nhau, có thể là mở rộng hơn hay thu hẹp đi. Do đó, cán bộ tín dụng cần phải nghiên cứu nắm bắt đƣợc xu hƣớng phát triển của mỗi ngành kinh tế để có thể quyết định có thể mở rộng hay thu hẹp tín dụng đối với ngành kinh tế đó để tránh đƣợc những rủi ro cho ngân hàng khi có sự thay đổi định hƣớng phát triển của các ngành kinh tế.
Bên cạnh đó, việc phân tích phƣơng án, dự án kinh doanh của khách hàng là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng trả nợ cho ngân hàng. Mục đích của khâu thẩm định là đánh giá xem dự án có khả thi hay không. Một dự án đƣợc coi là khả thi có nghĩa là có khả năng sinh lời, hàng hoá sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trƣờng về giá cả, mẫu mã, chất lƣợng. Ngoài lợi nhuận mà dự án đem lại, còn phải xét đến cả tuổi thọ của dự án và thời gian hoàn vốn vì đây là
77
những yếu tố tác động đến khả năng hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Nhƣ vậy, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có phƣơng pháp thẩm định linh hoạt và phù hợp để có thể đƣa ra những quyết định tín dụng đảm bảo chất lƣợng an toàn. Chính bởi vậy nên trình độ của các cán bộ tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc thẩm định các dự án vay vốn của khách hàng và việc nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng là yếu tố không thể thiếu để đem lại sự an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Con ngƣời luôn là yếu tố hàng đầu trong mọi mặt hoạt động của nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh vô cùng nhạy cảm nhƣ ngành ngân hàng, do bản thân đặc điểm sản phẩm dịch vụ mang lại. Khi xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi đội ngũ cán bộ tín dụng phải ứng phó kịp thời, nhạy bén với các tình huống khác nhau phát sinh trong hoạt động kinh doanh tín dụng. Trong quá trình bồi dƣỡng, tập huấn, cần gắn lý luận với thực tiễn để cán bộ tín dụng có thể vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tế. Trong thời gian sắp tới, ngân hàng cần liên hệ với các cơ sở đào tạo có uy tín để phối hợp tổ chức các khoá đào tạo về các nghiệp vụ nhƣ: thẩm định dự án, kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế,... tạo điều kiện cho cán bộ theo học các chƣơng trình đào tạo căn bản, chuyển đổi đào tạo, học thêm văn bằng 2 và trên đại học.
Bên cạnh đó, ngân hàng phải thƣờng xuyên chấn chỉnh về đạo đức, tác phong nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật lao động nhất là về văn minh thƣơng mại trong giao tiếp với khách hàng. Ngân hàng cũng phải luôn nâng cao trách nhiệm của cán bộ tín dụng và cũng nên gắn kết hoạt động tín dụng với chế độ thƣởng phạt công minh vừa đảm bảo khuyến khích đựơc họ làm việc tốt hơn, đồng thời cũng giữ gìn đƣợc kỷ luật, răn đe những ngƣời không có ý thức trách nhiệm làm việc. Có nhƣ vậy, không những kỷ cƣơng trong hoạt động tín dụng và uy tín của ngân hàng sẽ ngày càng nâng cao mà chất lƣợng tín dụng chắc chắn cũng sẽ đƣợc cải thiện.
Thực tế đã cho thấy, nếu một ngân hàng nào có đội ngũ cán bộ nhanh nhạy, sáng tạo trong công việc, có tinh thần tập thể vì lợi ích của ngân hàng thì ngân hàng
78
đó chắc chắn có thể đứng vững và phát triển đƣợc trƣớc những sóng gió của thị trƣờng.
3.2.1.2.Hoàn thiện chính sách tín dụng
Rủi ro từ phía khách hàng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng và việc phòng tránh là rất khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên, nguyên nhân này có thể nắm bắt và đối phó đƣợc nếu nhƣ ngân hàng thực hiện tốt việc giám sát, kiểm tra và quản lý khách hàng trƣớc, trong và sau khi giải ngân. Đồng thời, ngân hàng phải hoàn thiên chính sách khách hàng và chính sách tín dụng sao cho hợp lý và đồng bộ, qua đó sẽ có đƣợc những chiến lƣợc ngăn ngừa khi triển khai cho vay.
Chính sách tín dụng vừa là yêu cầu vừa là đòi hỏi của bản thân mỗi ngân hàng nhằm có định hƣớng phù hợp trong việc sử dụng vốn sao cho có lợi nhuận, an toàn và lành mạnh tài chính nhất. Sự lành mạnh tài chính đƣợc thể hiện thông qua hiệu quả của khách hàng chứ không phải từ việc phát mại tài sản. Còn hiệu quả của khách hàng đó là việc nắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh, đảm bảo đƣợc uy tín của mình đối với bạn hàng, đầu tƣ có lãi,... Thêm vào đó, hoạt động tín dụng của NHTM có liên quan rất nhiều đối tƣợng từ các doanh nghiệp, các hãng kinh doanh, cá nhân, cơ quan quản lý, vì vậy rủi ro rất đa dạng,và yêu cầu phòng chống rủi ro luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi ngân hàng. Do đó, chính sách tín dụng phải có đƣợc những quy định có tính chất ràng buộc cụ thể về các loại cho vay, quy mô, ranh giới của các khoản cho vay, các yếu tố cần thiết để đảm bảo an toàn tiền vay.
3.2.1.3. Tổ chức phân tích tín dụng theo định kỳ
Việc phân tích tín dụng là hết sức quan trọng, nó giúp ngân hàng ĐT&PT Vĩnh Phúc nhìn nhận một cách logic tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng trong quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Ngân hàng cần thƣờng xuyên phân loại khách hàng, trên cơ sở đó, đánh giá chính xác đối tƣợng đầu tƣ để có những đối sách thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ. Đây là căn cứ để ngân hàng
79
đánh giá cơ cấu, chất lƣợng tín dụng, khả năng thu nợ và lập kế hoạch cung cấp tín dụng theo từng đối tƣợng cho vay cũng nhƣ từng lĩnh vực đầu tƣ vốn.
Từ việc phân tích tín dụng theo định kỳ, ngân hàng sẽ: duy trì và phát triển khách hàng tốt, thực hiện quan hệ tín dụng thƣờng xuyên. Đây là cách tốt để thu thập thông tin về khách hàng tiết kiệm đƣợc chi phí thẩm định, kiểm tra, giám sát, sàng lọc thông tin,... Tránh đƣợc rủi ro đạo đức, kế hoạch đƣợc nguồn vốn và các chi phí giám sát khách hàng.
Phân tích khả năng mở rộng hay thu hẹp tín dụng đƣợc tiến hành nhƣ sau: + Phân tích tác động chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đến hoạt động tín dụng và hoạt động của các ngành kinh tế khác. Điều này có một ý nghĩa rất thiết thực. Nhận thức đƣợc các tác động này sẽ chủ động đối với rủi ro có thể xảy ra do thay đổi chính sách.
+ Nghiên cứu nhu cầu thị trƣờng: Qua đó có cái nhìn tổng quát về nhu cầu của thị trƣờng đối với từng ngành sản xuất trong thời điểm hiện tại và những biến động của nó trong tƣơng lai. Trên cơ sở nghiên cứu thị trƣờng, ngân hàng sẽ nắm bắt đƣợc khả năng phát triển cuả từng loại sản phẩm trong từng thời kỳ để ra quyết định mở rộng hay thu hẹp tín dụng đối với từng ngành sản xuất ra sản phẩm đó, tránh đƣợc rủi ro tín dụng do sự biến động của môi trƣờng kinh doanh, ngăn ngừa nợ quá hạn và nâng cao hiệu quả kinh doanh tín dụng.
+ Cần đặc biệt chú ý quản lý dòng tiền liên quan đến các chỉ tiêu doanh thu, nợ phải trả, nợ phải thu, hàng tồn kho, doanh số cho vay, doanh số thu nợ để tránh tình trạng khách hàng vay vốn ngân hàng để bù đắp cho công nợ của doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giảm thiểu khả năng phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn cho ngân hàng.
3.2.1.4.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ở các ngân hàng
Mục đích: nhằm giúp ngân hàng có đƣợc thông tin chính xác về thực trạng kinh doanh, duy trì có hiệu quả các hoạt động tín dụng và đáp ứng đƣợc các mục tiêu, định hƣớng xã hội mà ngân hàng đặt ra.
80
Phƣơng pháp cho công tác kiểm soát nội bộ ngân hàng là: thiết lập một cơ chế vận hành hợp lý có hiệu quả để giám sát quá trình vận động của vốn tín dụng từ khi cho vay đến khi thu hồi vốn đƣợc cả gốc lẫn lãi. Có thể nói, giám sát việc sử dụng vốn vay là trách nhiệm của ngân hàng, bởi lợi nhuận của ngân hàng gắn liền với tín dụng nên khi cấp tín dụng, ngân hàng cần phải giám sát chặt chẽ việc sử dụng khoản vốn đã cấp, tăng cƣờng các hoạt động kiểm tra trƣớc trong và sau khi cho vay để đảm bảo đƣợc khả năng thu hồi nợ, hạn chế đƣợc việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sử dụng vốn vào các hoạt động kinh doanh có độ rủi ro cao.
- Triển khai thực hiện tốt công tác kiểm tra để phòng tín dụng ngân hàng cấp tỉnh và các phòng tín dụng ngân hàng cấp huyện có thể phát hiện và chấn chỉnh, sửa chữa kịp thời các sai sót.
- Thực hiện đối chiếu công khai khách hàng định kỳ (6 tháng, 9 tháng, 1 năm,...). Những món vay lớn đối chiếu 100%, những món vay nhỏ đối chiếu theo tỷ lệ hoặc đối chiếu chấm điểm hoặc đối chiếu các khoản nợ thấy có vấn đề để phát hiện ra các trƣờng hợp vay ké, vay hộ,... để xử lý kịp thời.
- Tăng cƣờng công tác và tính độc lập của bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Bởi vì đây là đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra chuyên trách nên bộ phận này cần có nhiều kinh nghiệm hơn, mặt khác họ không phải là ngƣời trực tiếp cho vay nên giảm thiểu đƣợc hiện tƣợng bao che cho nhau; từ đó có thể kiểm tra đánh giá, xử lý khách quan độc lập. Đội ngũ cán bộ này phải đƣợc đào tạo chuyên nghiệp, có năng lực kinh nghiệm thực tế.
- Hàng năm, ngân hàng nên thực hiện việc kiểm toán quốc tế trong toàn hệ thống hoặc các chi nhánh nhằm xác định những mặt mạnh, mặt tồn tại trong hoạt động kinh doanh để có phƣơng án chấn chỉnh, phòng ngừa phù hợp và kịp thời.
Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ ngân hàng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản trị và điều hành ngân hàng, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt mà trình độ nhân viên còn nhiều hạn chế nhƣ hiên nay.
81
Trên cơ sở vận dụng có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng góp phần củng cố hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo nền kinh tế phát triển ổn định, vững mạnh.
3.2.1.5. Phân tán rủi ro, đa dạng hoá các hình thức cho vay
a) Thực hiện đa dạng hoá các hình thức tín dụng
Các loại hình dịch vụ tín dụng tại ngân hàng vẫn còn hạn chế, chƣa đƣợc đa dạng phong phú trƣớc nhu cầu tín dụng của khách hàng. Vì thế, đa dạng hoá tín dụng là một tất yếu khách quan. Đa dạng hóa tín dụng không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà nó còn là một giải pháp hữu hiệu trong hạn chế rủi ro tín dụng.
Các giải pháp cụ thể đa dạng hoá tín dụng mà ngân hàng cần áp dụng là:
Thứ nhất: nắm vững nhu cầu của thị trƣờng để kịp thời đƣa ra các hình thức tín dụng, các dịch vụ mới để phục vụ tạo ra sự độc đáo trong kinh doanh.
Thứ 2: tiến hành các dịch vụ tƣ vấn trọn gói. Toàn ngân hàng phải không ngừng nỗ lực cùng với việc học hỏi thêm kinh nghiệm từ các ngân hàng khác trong khu vƣc.
Thứ 3: quản lý chặt chẽ các khoản cho vay nói chung cũng nhƣ các khoản cho vay có rủi ro nói riêng, để xác định mức rủi ro trong mỗi thời kỳ cụ thể tại ngân hàng. Trên cơ sở đó, xác định giới hạn và phạm vi đa dạng hoá hoạt động ngân hàng.
Quản lý nợ tốt, ngân hàng sẽ định lƣợng đƣợc rủi ro trong giới hạn an toàn cho phép. Ngân hàng sẽ thực hiện mở rộng tài khoản cho vay dƣới nhiều hình thức để bù đắp lại khả năng rủi ro có thể xảy ra đối với khoản vay có chất lƣợng kém.
b) Đa dạng hóa đối tƣợng đầu tƣ
Cách phân phối tín dụng tốt nhất với một ngân hàng là chia nguồn tiền của mình vào nhiều khoản đầu tƣ, vào nhiều loại khách hàng khác nhau. Để thực hiện vấn đề này cần quán triệt những vấn đề sau:
- Cho vay nhiều đối tƣợng thuộc các loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau, không nên cho vay quá nhiều, tập trung để sản xuất một số loại hàng hoá, nhất là hàng hoá không thiết yếu, hoặc nhà nƣớc không khuyến khích.
82
- Không đầu tƣ một số lƣợng tiền lớn cho một khách hàng mà phải san ra cho nhiều khách hàng trong cùng một ngành sản xuất. Đây chính là việc phân tán rủi ro trên số món vay.
- Nên đầu tƣ nhiều địa bàn khác nhau. Ngân hàng nên mở rộng địa bàn đầu tƣ phân tán vốn vay tới nhiều vùng, để có thể tránh dồn vốn cho một vùng, có thể có nguy cơ rủi ro thuần tuý nhƣ dịch bệnh, hoả hoạn,...
c) Liên kết đầu tƣ (đồng tài trợ)
Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vốn vay rất lớn mà một ngân hàng không thể đáp ứng đƣợc hoặc khó xác định mức độ rủi ro có thể có thì các ngân hàng có thể liên kết đầu tƣ. Bằng cách này, ngân hàng cũng đã tự phân tán rủi ro với các ngân hàng khác.
Trong liên kết đầu tƣ, các ngân hàng cùng phối hợp thu thập thông tin cũng