Định hƣớng, mục tiêu phát triển các doanh nghiệp ngành da giầy phục vụ cho xuất khẩu trong những năm tớ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 71)

12. Tăng cƣờng công tác quy hoạch và quản lý

3.2.2.Định hƣớng, mục tiêu phát triển các doanh nghiệp ngành da giầy phục vụ cho xuất khẩu trong những năm tớ

cho xuất khẩu trong những năm tới

Trong chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, công nghiệp da giầy Việt nam đã và đang giữ một vị trí rất quan trọng. Để góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược, cần phải đẩy mạnh tốc độ phát triển xuất khẩu, tranh thủ các lợi thế về lao động, sự chuyển dịch sản xuất từ các nước, tiềm năng to lớn của thị trường thế giới, đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng, tạo nhiều việc làm cho lao động. Việc tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh da giầy, một mặt phải mở rộng thị trường, tăng kim ngạch; mặt khác phải nâng cao được hiệu quả. Để thực hiện được mục tiêu trên, định hướng trong thời gian tới các doanh nghiệp da giầy cần phải:

- Đầu tư mở rộng, phát triển sản xuất: Không đàu tư, không có sự phát triển. Đây là một định hướng có tính tất yếu nhằm đưa ngành da giầy nước ta phát triển nhanh, mạnh hơn nữa nhằm tận dụng một cách cao nhất các lợi thế về nhân công, chi phí sản xuất và thuận lợi về thị trường. Việc đầu tư mở rộng phát triển sản xuất ở đây bao gồm cả việc nâng cao năng lực sản xuất, năng lực thiết kế, nâng cao chất lượng các chủng loại sản phẩm.

- Củng cố và mở rộng thị trường: Trong kinh tế thị trường thị trường quyết định sản xuất, với lợi thế rất lớn về thị trường EU, thị trường Mỹ, thị trường truyền thống Nga và

các nước Đông Âu còn bỏ ngỏ, do vậy đây là một biện pháp quan trọng nhằm khai thác tốt hơn các lợi thế này đối với ngành da giầy Việt nam.

- Chuyển từ gia công sang xuất khẩu trực tiếp: Như chúng ta đã đề cập, hiện nay

ngành da giầy Việt Nam có đến 80% vẫn làm theo phương thức gia công cho các đối tác trung gian nước ngoài. Điều này có nghĩa là chúng ta chỉ thực hiện gia công sản xuất một cách máy móc theo đơn đặt hàng của phía nước ngoài về chủng loại, mẫu mã sản phẩm. Còn về nguyên vật liệu và thị trường đều do phía đối tác đảm nhận. Thực hiện các giải pháp này có nghĩa là chúng ta cần chủ động từ khâu nguyên phụ liệu, thiết kế, gia công đến thị trường, tức là mua nguyên liệu bán thành phẩm.

Về lâu dài, tất yếu phải chuyển sang phương thức xuất phẩu trực tiếp (FOB) để chủ động trong sản xuất và nâng cao hiệu quả xuất khẩu, nhưng do còn nhiều khó khăn trong việc đảm bảo các điều kiện máy móc thiết bị, lao động, nguyên vật liệu, vốn… nên các doanh nghiệp không thể chuyển ngay sang phương thức xuất khẩu trực tiếp. Trước mắt, cần tiếp tục duy trì hình thức gia công xuất khẩu nhưng phải chú ý nâng dần hiệu quả, tăng giá trị gia tăng. Có thể lựa chọn hình thức chuyển đổi từ thấp đến cao tuỳ theo điều kiện và khả năng của mỗi doanh nghiệp: giao nguyên liệu thu thành phẩm, xuất khẩu trực tiếp.

Việc chuyển đổi này chắc chắn sẽ làm phát sinh một số vấn đề cần phải lường trước để có biện pháp giải quyết:

+ Dư thừa lao động: khi chuyển đổi phương thức xuất khẩu, doanh nghiệp sản xuất dưới công suất thiết kế, biến động nhiều trong sản xuất, dẫn đến dư thừa lao động, cho nên phải điều chỉnh sản xuất cho phù hợp, làm tốt công tác marketing để có được đơn hàng.

+ Nguy cơ rủi ro trong sản xuất kinh doanh cao hơn: khi đảm nhận tất cả các công đoạn bao gồm cả cung cấp nguyên vật liệu và tiếp thị xuất khẩu, các doanh nghiệp sẽ kiểm soát được toàn bộ chi phí sản xuất và tăng tối đa mức bán hàng để có lợi nhuận nhiều hơn. Điều đó đồng nghĩa với gặp nhiều rủi ro nhiều hơn vì các doanh nghiệp có ít kinh nghiệm, nhất là trong công tác marketing xuất khẩu

Vì vậy, để đảm bảo phát triển ổn định, các doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức xuất khẩu cụ thể phù hợp.

Trong giai đoạn đầu, nên thực hiện cả hình thức gia công và xuất khẩu trực tiếp trong cùng một thời gian. Nhờ tiến hành sản xuất theo cả hai phương thức, các doanh nghiệp có

thể giữ được lao động ổn định và tránh được rủi ro trong kinh doanh do không đủ điều kiện, đơn hàng. Qua đó các doanh nghiệp sẽ nâng cao được kỹ năng quản lý sản xuất, kỹ năng marketing xuất khẩu, khả năng thu lợi nhuận cao hơn do kiểm soát được chi phí sản xuất khác cũng như giá bán sản phẩm. Từ đó có khả năng làm chủ được thị trường và phát triển xuất khẩu.

- Tập trung vào các phân đoạn sản phẩm phù hợp: Đây là giải pháp quan trọng trong

chiến lược sản phẩm. Do đặc điểm về máy móc thiết bị, kinh nghiệm sản xuất còn hạn chế nên trước mắt phân đoạn thị trường của ta phải tập chung chủ yếu vào các sản phẩm có chất lượng vừa phải, giá thành trung bình, các chủng loại sản phẩm chúng ta có thế mạnh. Nhưng trong tương lai chúng ta sẽ phải hướng tới các sản phẩm có chất lượng cao hơn.

- Rút ngắn thời gian chào hàng và sản xuất để tăng tính mẫu mốt: Do thị trường

luôn vận động và thay đổi, nếu với một mốt mới được đưa vào sản xuất nhưng với thời gian quá lâu cũng sẽ làm cho mốt đó bị lạc hậu và sản phẩm sẽ khó tiêu thụ nên đây cũng là một biện pháp cần thiết để đáp ứng các yêu cầu mẫu mốt của sản phẩm.

- Tăng cường hợp tác trong nội bộ ngành để gây uy tín trên thị trường: Mặc dù có

tiềm năng rất lớn trong ngành da giầy thế giới nhưng uy tín của chúng ta vẫn còn hạn chế. Việc tăng cường hợp tác nội bộ ngành là yêu cầu rất cấp thiết đối với ngành nói chung và đối với các doanh nghiệp nói riêng trong việc nâng cao sức mạnh, vị thế, uy tín trên thị trường quốc tế.

- Tích cực huy động các nguồn lực tài chính từ bên ngoài: Việc huy động các nguồn

lực tài chính cho sự phát triển ngành không chỉ dừng lại của các nguồn vốn nhà nước mà phải mở rộng ra các nguồn vốn trong dân và các nguồn vốn nước ngoài thông qua các hình thức như: FDI, ODA, và vay từ các tổ chức quốc tế.

- Liên kết, hợp tác với các hãng lớn trên thế giới: Việc liên kết với các hãng lớn giầy

dép có tên tuổi trên thế giới, thông qua các hình thức như: Hợp tác, gia công, tiêu thụ sản phẩm, mua bản quyền, cải tiến mẫu mốt…Sẽ là nhân tố tích cực giúp ngành có điều kiện thâm nhập sâu hơn vào thị trường giầy dép quốc tế.

- Phát triển nguyên phụ liệu trong nước: Do thực tế về sản xuất nguyên phụ liệu

phát triển của ngành được bền vững và đem lại hiệu quả thì việc phát triển nguyên phụ liệu trong nước là một trong những biện pháp quan trọng cần được ưu tiên trong thời gian tới.

- Tăng cường công tác đào tạo: Đây sẽ là giải pháp cấp bách mang tính cơ bản và

lâu dài cho sự phát triển của ngành. Công tác đào tạo bao gồm: Nâng cao trình độ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ thiết kế mẫu mốt và đào tạo công nhân cho sự phát triển của ngành.

- Đầu tư phát triển khoa học công nghệ và đổi mới thiết bị: Ngày nay với sự phát

triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, để tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, nếu chúng không có các chính sách đầu tư cho công tác này một cách kịp thời thì khả năng tụt hậu về công nghệ, suy yếu trong cạnh tranh quốc tế của ngành là không thể tránh khỏi.

- Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý ngành: hiện nay chưa có quy hoạch cụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thể, công tác quản lý ngành còn nhiều bất cập, vai trò của hiệp hội và tổng công ty da giầy Việt Nam còn hạn chế. Điều đó dẫn đến sự phát triển của ngành còn không tương xứng với tiềm năng của nó.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 71)