Những thách thức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63)

Công nghiệp da giầy là ngành kinh tế - kỹ thuật có nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc dân: giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ lớn thứ ba sau dầu thô và dệt may. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, ngành da giầy Việt nam hiện vẫn còn khoảng cách khá lớn và đang phải đối mặt với không ít những thách thức

Thứ nhất: Hầu hết các doanh nghiệp da giầy Việt nam đều hoạt động dựa trên các hợp đồng gia công theo đơn đặt hàng của nước ngoài nên phụ thuộc vào đối tác về sản phẩm, công nghệ và thị trường.

Thách thức này xuất hiện, trước hết là do sự bức bách về vốn và việc làm. Do đó, hầu như các doanh nghiệp da giầy Việt nam đều phải lựa chọn phương thức gia công để

giải quyết tạm thời những khó khăn trước mắt. Hình thức sản xuất này, trong giai đoạn đầu đã mang lại tốc độ tăng trưởng cao cho ngành da giầy, nhưng lại khiến cho các doanh nghiệp phụ thuộc nặng nề vào đối tác nước ngoài từ việc cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Các doanh nghiệp không tự chủ được về mẫu mã và công nghệ, hạn chế khả năng tiếp cận nguồn thông tin về thị trường, buộc phải tập trung vào các hợp đồng gia công. Và cuối cùng, mặc dù chất lượng sản phẩm tốt, nhưng các doanh nghiệp da giầy Việt nam chỉ thu lại được một số tiền công ít ỏi, thường chỉ chiếm 12 - 20% giá trị thành phẩm.

Theo đánh giá của các chuyên gia đầu ngành, hiện nay hầu hết các máy móc, trang thiết bị và phương tiện sản xuất của ngành da giầy đều thuộc thế hệ cuối thập kỷ 70,80 đã qua sử dụng nên lạc hậu so với hệ thống máy móc ở các quốc gia khác. Số máy móc này đa số được các đối tác nước ngoài nhập từ Đài Loan và Hàn Quốc theo phương thức trả chậm (trừ dần vào tiền công), đã qua thời gian sử dụng trên dưới 10 năm nên tuổi thọ ngắn, năng suất thấp. Tình trạng này khiến các doanh nghiệp Việt nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao với giá cả cạnh tranh. Từ đó, dẫn đến lợi nhuận thu được thấp, khả năng tích luỹ vốn không nhiều, vì thế việc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai: Ngành da giầy đang phải đối mặt với việc nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước chỉ chiếm từ 20 - 25%, số còn lại do các đối tác nước ngoài nhập khẩu từ các nước khác.

Hậu quả tất yếu của sự phụ thuộc này là da giầy Việt nam không thể phát triển được ngành công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành. Trong đó, da và giả da là hai nguyên liệu chính của ngành giầy, nhưng đến nay chỉ có thể cung cấp một lượng nhỏ. Nguồn nguyên liệu trong nước chưa được khai thác, doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu dẫn đến kết quả tất yếu là lợi nhuận từ nguồn lao động giá rẻ nhiều khi không đủ bù đắp chi phí phụ trội trong nhập khẩu nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, do không thể chủ động về giá nguyên liệu (năm 2005, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng 25%) đã đẩy các doanh nghiệp vào thế bị động; hoặc là tăng giá bán để bù đắp chi phí sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, hoặc giữ giá để tăng khả năng cạnh tranh thì lợi nhuận thu được thấp. Đấy là chưa kể đến khi thị trường nguyên liệu có biến động sẽ làm ngành da giầy chao đảo.

Thứ ba: Những bất cập trong chính sách thuế quan đang níu chân các doanh nghiệp da giầy.

Để ngăn ngừa các doanh nghiệp cố tình nhập khẩu thừa nguyên liệu, theo quy định hiện hành các đơn vị này buộc phải tái xuất nguyên liệu thừa hoặc chịu thuế nhập khẩu 40% nếu bán trong nước. Quy định này khiến các đối tác nước ngoài phải bỏ nguyên liệu thừa, vì nếu tái xuất thì cước vận tải quá cao, còn bán tại chỗ thì thuế suất cao, thủ tục lại phức tạp, rườm rà. Mặt khác, ngành da giầy Việt nam chủ yếu lấy công làm lãi, giải quyết vấn đề việc làm. Trong khi đó, Nhà nước đã thu thuế vốn lại thu cả thuế lợi tức, cộng cả hai khoản đã gấp đôi lãi vay ngân hàng, liệu doanh nghiệp có còn lãi? Thiếu nguyên liệu, lẽ ra Nhà nước nên khuyến khích các cơ sở xuất khẩu nguyên liệu. Nhưng hiện nay, hoá chất nhập khẩu phải chịu mức thuế nhập khẩu 30%, da nguyên liệu thu gom chỉ được trừ 2%, còn da thuộc (da sau khi chế biến) doanh nghiệp vẫn phải chịu thuế giá trị gia tăng 10% trong khi phải tự bươn trải, không được đầu tư, giá nguyên liệu lại tăng cao, da muối trong nước lại xuất khẩu hết sang Trung Quốc, Campuchia...

Thứ tư: Lao động trong ngành da giầy chủ yếu được đào tạo theo kiểu kèm cặp, số lượng công nhân lành nghề được đào tạo chính quy còn thấp, số cán bộ kỹ thuật được đào tạo ở các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ) đang ngày càng mai một, trong khi số được bổ sung thêm chưa tương xứng.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do ngành da giầy đến nay vẫn chưa có nhiều trường, lớp chuyên ngành đào tạo chính quy cán bộ khoa học và các nhà quản lý, cũng như đội ngũ công nhân kỹ thuật, có tay nghề. Phần lớn công nhân và đội ngũ kỹ thuật được đào tạo ngay tại chỗ, trong khi thị trường đòi hỏi sự thay đổi nhanh chóng, liên tục về cấu trúc sản phẩm và kỹ năng công nghệ sản xuất.

Ngoài ra, cho đến nay phần lớn hợp đồng sản xuất của ngành da giầy là làm thuê cho đối tác nước ngoài với giá công rất thấp. Để có được đơn hàng, chủ doanh nghiệp phải chấp nhận hoàn thành hợp đồng trong thời hạn ngắn nhất. Điều này dẫn đến tình trạng người lao động trong ngành phải thường xuyên làm thêm giờ nên hầu như các doanh nghiệp đều không có điều kiện quan tâm đến công tác bồi dưỡng cán bộ, nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn và tay nghề cho người lao động. Hơn nữa, tỷ lệ chuyển dịch lao động trong ngành giữa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là khá cao. Mức biến động chung trong năm có lúc lên tới 20%

tổng số lao động tại các doanh nghiệp. Vì thế, cái vòng luẩn quẩn thiếu lao động luôn đeo đuổi các doanh nghiệp khiến cho năng suất lao động thấp vì thường xuyên có số lao động mới vào nghề cùng nhiều chi phí học nghề khác.

Thứ năm: Sự hỗ trợ về tài chính đối với các doanh nghiệp còn hạn chế và thiếu tính công bằng.

Đổi mới trang thiết bị, xây dựng vùng nguyên liệu là những điều kiện tối cần thiết cho các doanh nghiệp từng bước chuyển từ phương thức sản xuất gia công sang “mua nguyên liệu - bán thành phẩm”. Việc này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn vốn lớn và nhận được sự hỗ trợ tích cực từ các cơ quan hữu quan của Nhà nước. Nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp da giầy nhận được sự hỗ trợ về vốn cho đầu tư phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh từ phía Nhà nước còn hạn chế. Các doanh nghiệp phải tự lo nguồn vốn vay ngắn hạn, trung hạn với lãi suất cao tại các ngân hàng, hoặc vay vốn đối tác nước ngoài theo hình thức trả chậm. Hơn nữa, với nguồn vốn lưu động, chỉ các doanh nghiệp nhà nước mới được cân đối so với nhu cầu, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác phải tự lo lấy. Cũng là “anh em sinh đôi” song ngành dệt may luôn được ưu đãi cho đầu tư vay vốn lưu động với lãi suất thấp hơn so với ngành da giầy.

Thứ sáu: Trong những năm qua, số lượng doanh nghiệp tham gia sản xuất da giầy tăng nhanh, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn từ nước ngoài. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này vẫn sản xuất phân tán, chưa tập trung thành những khu công nghiệp lớn.

Vì thế, trong thời gian qua Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh - địa phương đi đầu trong cả nước - đã thực hiện công tác di dời các cơ sở hoạt động sản xuất ra vùng ven đô. Tuy nhiên, chủ trương này đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc lựa chọn cũng như quyết định địa điểm di dời. Bởi chi phí là một trong những vấn đề ảnh hưởng khá nhiều đến quyết định của các doanh nghiệp. Thêm nữa, những lo ngại về yêu cầu môi trường tại khu công nghiệp sẽ ngày càng khắt khe hơn, do đó chi phí cho việc xử lý môi trường cũng tốn kém hơn và chi phí cầu đường vận chuyển hàng hoá về thành phố cũng như các vùng khác cũng phát sinh theo nhiều hơn... Giá thuê đất trong các khu công nghiệp không phải doanh nghiệp nào cũng chịu được. Điển hình như cơ sở thuộc da Đăng Tư Ký - thành phố Hồ Chí Minh, nếu di dời vào khu công nghiệp Hiệp Phước, thì tiền làm móng cũng là một nỗi lo lớn, doanh nghiệp phải chi ít nhất cũng từ 2-3 tỷ đồng. Bên cạnh

đó, khó khăn về nguồn nước và xử lý nước thải cũng là vấn đề nan giải. Đây quả là những chi phí không nhỏ khi doanh nghiệp tập trung vào khu công nghiệp.

Thứ bảy: Nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh đã mang lại sự thay đổi cho nền kinh tế Việt nam. Tuy nhiên, xét trên một khía cạnh nào đó, lại là mối nguy cơ làm mai một dần các làng nghề truyền thống.

Tính đến nay, các làng nghề truyền thống làm giầy thủ công nổi tiếng như Hoàng Diệu (Gia Lộc- Hải Dương), Chương Mỹ - Hà Tây, Kiêu Kỵ đậm chất văn hóa dân gian đang biến mất, nghề thủ công đáng đứng trước nguy cơ thất truyền. Bởi lẽ những khách hàng muốn thửa riêng cho một mình một đôi giầy như ý về cả mầu sắc lẫn kích cỡ ngày càng ít. Hơn nữa, để phù hợp với nhịp sống công nghiệp hiện đại, phần lớn khách hàng thích lựa chọn những sản phẩm làm sẵn để có thể “mắt thấy, tay cầm”. Đây là một vấn đề nan giải đòi hỏi Nhà nước cần có giải pháp thiết thực để “cho dù ngành giầy trong những năm tới có phát triển đến đâu đi nữa thì lực lượng sản xuất thủ công vẫn góp phần quan trọng để hoàn thành một đôi giầy, nền tảng chính vẫn không hề thay đổi, truyền thống vẫn là cái gốc rễ, là cội nguồn”.

Thứ tám: Xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá tuy đã tạo ra một số thuận lợi, nhưng bên cạnh đó cũng để lại nhiều thách thức.

Thị trường thế giới mở cửa, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp với quy luật “mạnh được thua yếu”. Cơ hội mới mở ra nhưng thách thức cũng liền kề bởi các sản phẩm da giầy Việt nam luôn phải đối đầu với sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại của các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc có lợi thế hơn về nguồn nguyên liệu, thiết kế sản phẩm... Thực tế cho thấy, ngay tại thị trường EU, dù nhận được nhiều ưu đãi hơn nhưng sản phẩm giầy dép của Việt nam chỉ chiếm 20% so với tỷ lệ 33% của Trung Quốc. Điều này có nghĩa là để tăng khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp Việt Nam phải triển khai đồng bộ từ việc cơ cấu lại chủng loại sản phẩm, phát triển các mặt hàng thế mạnh phù hợp với xu hướng tiêu dùng của thị trường thế giới đến các vấn đề nguồn nguyên liệu, thiết kế mẫu mã và khả năng tiếp thị sản phẩm, không ngại các đơn đặt hàng nhỏ và cũng không chào bán với giá thấp.

Thứ chín: Mức tăng trưởng cao của ngành da giầy những năm qua chỉ là tương đối và phải đối mặt với nhiêu khó khăn của tiến trình hội nhập.

Theo các chuyên gia trong và ngoài nước, lợi thế cạnh tranh cũng như mức tăng trưởng cao của ngành da giầy Việt nam trong những năm qua chỉ có ý nghĩa tương đối, chưa có sự ổn định vững chắc và lâu dài. Sản phẩm da giầy Việt nam còn có khoảng cách khá lớn so với các nước trong khu vực và đang phải đứng trước những thử thách khi thực hiện cam kết CEPT / AFTA. Ví dụ, hiện nay, lượng giầy dép Việt nam xuất khẩu sang các nước ASEAN đặc biệt là Singgapore vẫn lớn là do Việt nam vẫn duy trì mức thuế nhập khẩu cao hơn, trong thời gian dài hơn. Tuy nhiên, cơ hội này sẽ mất đi khi thuế suất của tất cả các nước ASEAN đều ở mức thấp 0 - 5% vào đầu năm 2006 - thời điểm cuối cùng cho những cam kết giảm thuế của Việt Nam. Thêm vào đó, các doanh nghiệp da giầy Việt nam đang phải từng bước đối mặt với những yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của thị trường xuất khẩu về các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn môi trường và thị hiếu người tiêu dùng. Trong khi đó, khả năng tiêu thụ sản phẩm da giầy trên thị trường nội địa còn quá thấp.

Từ những phân tích trên chúng ta có thể tổng hợp lại thành ma trận SWOT về ngành da giầy như sau:

Bảng 3.1: Ma trận SWOT ngành da giầy Việt nam

MA TRậN SWOT Cơ hội ( O) 1. Sự dịch chuyển ngành da giầy thế giới. 2. Thị trường EU mở cửa 3. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết. 4. Việt nam gia nhập WTO 5. Nhu cầu giầy dép ngày càng tăng.

6. Chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước

Nguy cơ (T)

1. Cạnh tranh ngày càng quyết liệt.

2. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và tính thời trang ngày càng cao.

3. Giá nguyên vật liệu biến đổi.

4. Tụt hậu về công nghệ

Mặt mạnh (S)

1. Có lợi thế xuất khẩu. 2. Chất lượng sản phẩm tốt 3. Có uy tín với khách hàng S / O 1. Đầu tƣ mở rộng, phát triển sản xuất. 2. Củng cố mở rộng thị S / T 4. Tập chung vào các phân đoạn sản phẩm phù hợp

4. Công nhân có tay nghề kinh nghiệm đáp ứng được nhu cầu sản xuất

trƣờng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)