Đào tạo nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 83)

12. Tăng cƣờng công tác quy hoạch và quản lý

3.3.1.3 Đào tạo nguồn nhân lực:

Như đã phân tích ở các phần trên, năng lực của lực lượng cán bộ khoa học công nghệ ngành giầy Việt Nam hiện còn rất hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn phát triển từ 2000 -2010. So sánh với các nước trong khu vực thì trình độ cán bộ của Ngành còn tụt hậu khá xa. Nếu không thấy hết vấn đề này sẽ càng làm chậm thêm quá trình phát triển và sẽ bị tụt hậu xa hơn nữa. Do đó chúng ta cần phải đa dạng hoá các hình thức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho khoa học công nghệ Da giầy mới kịp đáp ứng nhu cầu đã đề ra; coi trọng chất lượng song song với số lượng.

Hiện tại, toàn ngành Da giầy Việt Nam có khoảng trên 500.000 lao động, trong đó 80% là nữ. Trừ một số ít cán bộ quản lý được đào tạo ở các trường đại học (khoảng 10%), còn lại hầu hết không được đào tạo cơ bản nghề nghiệp mà chủ yếu là được kèm cặp trực tiếp trên dây chuyền tại các doanh nghiệp, kể cả đội ngũ cán bộ kỹ thuật. Vì vậy nhìn chung tay nghề của cán bộ công nhân viên ngành Da giầy Việt Nam là chủ yếu.

Theo tính toán, nhu cầu về lao động trong thời gian tới của toàn ngành sẽ là: - Năm 2007: 550.000 người

- Năm 2010: 650.000 người

Như vậy bình quân mỗi năm ngành Da giầy Việt Nam cần bổ sung một lượng lao động khoảng 40.000 người cho nhu cầu phát triển của ngành và nhu cầu thuyên chuyển của người lao động. Trong khi đó cả nước hiện nay không có một trường đào tạo, dạy nghề nào

cho ngành Da giầy. Đây là một lỗ hổng rất lớn, một điểm yếu cơ bản, nếu không có biện pháp khắc phục ngay thì ngành Da giầy Việt Nam khó có thể phát triển nhanh, manh và vững chắc được. Vì vậy, trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, Bộ Công nghiệp và Bộ Giáo dục Đào tạo cần phối hợp thực hiện một số việc sau:

- Thành lập khoa Thiết kế, Tạo mẫu Giầy dép tại trường đại học Mỹ thuật công nghiệp, mỗi năm đào tạo từ 50-100 sinh viên, hệ 4-5 năm.

- Thành lập khoa Kỹ thuật công nghệ da giầy tại trường Đại Học Bách khoa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm đào tạo từ 50-100 sinh viên, hệ 4 năm.

- Thành lập hai trường đào tạo công nhân kỹ thuật cho ngành Da giầy. Một ở phía Bắc, một ở phía Nam. Mỗi năm, mỗi trường tuyển sinh và đào tạo từ 1000-2000 công nhân kỹ thuật, bao gồm nhiều trình độ từ 1-2-3 năm. Mỗi trường sẽ bao gồm các khoa sau:

+ Khoa may + Khoa gò + Khoa đế. + Khoa cơ điện.

Như vậy cũng mới chỉ cung cấp được một phần cho nhu cầu của các doanh nghiệp, phần còn lại tạm thời các doanh nghiệp vẫn phải tuyển dụng và đào tạo tại chỗ.

Ngoài việc mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một phòng thiết kế tạo mẫu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Ngành Da giầy Việt Nam cần phải xây dựng cho mình hai trung tâm nghiên cứu, thiết kế chế tạo mẫu mốt mạnh, được trang bị hiện đại. Một ở phía Bắc, một ở phía nam để đáp ứng yêu cầu thời trang ngày càng phát triển trên thị trường thế giói, và thực hiện phương thức mua bán mẫu mốt và chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp. Đây cũng sẽ là trường đào tạo cán bộ kỹ thuật, thiết kế- khoa học công nghệ đầu ngành cho ngành Da giầy Việt Nam.

Đây là một trong những biện pháp thiết thực nhất, cần phải triển khai ngay để khắc phục kịp thời tình trạng thừa thầy, thiếu thợ hiên nay ở nước ta nói chung và ngành Da giầy Việt Nam nói riêng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 83)