Củng cố, mở rộng thị trường hiện tại và tìm kiếm phát triển thị trường mớ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 74)

12. Tăng cƣờng công tác quy hoạch và quản lý

3.3.1.1. Củng cố, mở rộng thị trường hiện tại và tìm kiếm phát triển thị trường mớ

triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, để tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, nếu chúng không có các chính sách đầu tư cho công tác này một cách kịp thời thì khả năng tụt hậu về công nghệ, suy yếu trong cạnh tranh quốc tế của ngành là không thể tránh khỏi.

- Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý ngành: hiện nay chưa có quy hoạch cụ

thể, công tác quản lý ngành còn nhiều bất cập, vai trò của hiệp hội và tổng công ty da giầy Việt Nam còn hạn chế. Điều đó dẫn đến sự phát triển của ngành còn không tương xứng với tiềm năng của nó.

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DA GIẦY TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DA GIẦY TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

3.3.1. Giải pháp đối với doanh nghiệp

3.3.1.1. Củng cố, mở rộng thị trường hiện tại và tìm kiếm phát triển thị trường mới mới

Các doanh nghiệp cần tiếp cận, thâm nhập và tìm hiểu thị trường để xác định rõ: thị trường cơ bản cần chiếm lĩnh, các mặt hàng chủ lực trong từng giai đoạn tương ứng với từng thị trường để điều chỉnh cơ cấu đầu tư, nhịp độ phát triển các mặt hàng cho phù hợp.

Nghiên cứu xu hướng thay đổi cơ cấu sản phẩm trên thị trường quốc tế để có phương án sản phẩm - thị trường phù hợp.

Từ lâu chủng loại giầy dép trên thế giới đã được hình thành gồm một số nhóm tiêu biểu là giầy vải, giầy thể thao, giầy nữ, giầy da nam nữ, các loại dép. Đến nay những nhóm sản phẩm này đã tương đối ổn định. Tuy nhiên, do đặc điểm giầy dép và đồ da vừa có tính thời trang vừa có tính quốc tế, vừa có tính dân tộc, nên khi nền kinh tế của quốc gia phát triển, đời sống được nâng cao yêu cầu các mặt hàng da giầy phải đa dạng, phong phú với tiêu chuẩn chất lượng đảm bảo.

Xu hướng tiêu dùng trong những năm tới thay đổi theo hướng giầy dép thời trang sẽ được quan tâm phát triển mạnh; giầy thể thao không chỉ là loại giầy vui chơi giải trí mà còn là loại giầy thời trang được ưa chuộng ở nhiều nước; các loại dép thời trang cũng được phát triển.

Trong tương lai, sự bảo hộ của chính phủ đối với ngành da giầy sẽ bị cắt giảm cho phù hợp với tiến trình hội nhập. Sản phẩm da giầy sẽ đối mặt với sự cạnh tranh với giầy dép Trung quốc nổi tiếng về giá rẻ, mẫu mã phong phú. Các doanh nghiệp kinh doanh da giầy nên tránh cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp Trung Quốc về những sản phẩm giá rẻ mà chuyển mạnh sang sản xuất giầy dép đắt tiền cho thị trường cao cấp.

Cần nâng cao chất lượng các mặt hàng truyền thống và phân vùng thị trường riêng biệt cho từng loại mặt hàng. Có thể phân vùng thị trường đối với các loại sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp kinh doanh da giầy như sau:

Bảng 3.2: Phân vùng thị trƣờng cho giầy dép xuất khẩu Thị trƣờng Sản phẩm EU Mỹ và Bắc Mỹ Nhật Đông Âu SNG Trung Đông Châu phi Giầy vải x x x x x x x

Giầy thể thao trung cao cấp x x x

Giầy nữ trung cao cấp x x x x

Giầy da x x x

Dép các loại x x x x x

Cặp, túi xách x x x x x x

Muốn phát triển một cách vững chắc và có hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh da giầy phải nắm được nhu cầu thị trường, có thị trường ổn định, vững chắc và ngày càng mở rộng. Định hướng trong thời gian tới các doanh nghiệp kinh doanh da giầy cần tập trung duy trì và mở rộng thị trường truyền thống như: EU, Nhật…không ngừng phát triển các thị trường mới như: Mỹ, Trung Đông, Châu Phi, khôi phục lại thị trường Đông Âu và SNG.

- Củng cố và phát triển một cách vững chắc thị trường EU: Tính đến nay, sản phẩm

giầy dép của Việt nam đã được xuất khẩu tới hơn 40 nước trên thế giới, trong đó thị trường chủ yếu là EU.

Hiện nay, giầy dép của Việt nam xuất khẩu sang thị trường EU ngoài việc bất lợi do phải chịu mức thuế bán phá giá là 10% trong hai năm tới thì thị trường này vẫn đang có những điều kiện thuận lợi do sản xuất giầy dép trong các nước thuộc EU ngày càng giảm, trong khi sức tiêu thụ trong thị trường EU ngày càng tăng. Tính bình quân đầu người trong các nước thuộc EU thì mức tiêu thụ là 4 -5 người đôi giầy / năm. Với số dân khoảng 500 triệu người hàng năm EU tiêu thụ trên 2 tỷ đôi giầy các loại. Vì vậy, việc nhập khẩu giầy dép từ các nước ngoài cộng đồng là rất lớn. Tuy nhiên, để giữ vững và mở rộng thị trường này, các doanh nghiệp Việt nam cần lưu ý đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, kiểu dáng, thời hạn giao hàng. Đồng thời, các doanh nghiệp cần tìm biện pháp để tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp mình. Bên cạnh việc làm gia công, các doanh nghiệp cần có biện pháp dần dần tiếp cận trực tiếp khách hàng EU để chuyển dần từ phương thức gia công sang phương thức mua đứt, bán đoạn. Muốn vậy chúng ta phải mạnh dạn đầu tư tham gia vào các hội chợ da giầy quốc tế, tham gia tích cực vào hệ thống thương mại điện tử để từng bước quảng cao sản phẩm của mình trên thị trường thế giới.

- Tiếp cận và thâm nhập thị trường Mỹ: Mỹ là thị trường nhập khẩu và tiêu thụ giầy

dép lớn nhất thế giới. Đối với Việt nam, mặc dù PNTR cho đến nay chưa được thông qua nên Việt nam chưa được hưởng các quy chế ưu đãi thương mại song kim ngạch xuất khẩu giầy dép từ Việt nam vào Mỹ đã tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Nếu như năm 1993 xuất khẩu giầy dép sang Mỹ hầu như chưa có gì thì đến năm 2005 Việt nam đã là nước đứng thứ tư xuất khẩu giầy vào thị trường này, trong đó giầy không có cao su đứng thứ ba (sau Trung Quốc, Italia), giầy mũ nguyên liệu dệt đứng thứ hai. Do giầy dép Việt nam vào thị trường Mỹ phải chịu thuế xuất nhập khẩu cao (35%) nên cho đến nay phần lớn giầy dép xuất sang Mỹ là thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài do họ có lợi thế về nhiều lĩnh vực, nhất là kinh nghiệm tạo dựng thị trường xuất khẩu. Vì vậy, tuy mức thuế nhập khẩu khá cao nhưng họ có khả năng cạnh tranh và số lượng xuất khẩu của họ ngày càng tăng.. Sản phẩm chủ yếu xuất khẩu vào thị trường Mỹ là giầy thể thao, giầy mũ bằng nguyên liệu dệt, giầy mũ bằng da, giầy không cao su và cao su Plastic

- Nhanh chóng khôi phục thị trường SNG và Đông Âu:Thị trường SNG và Đông Âu cũ vẫn là thị trường truyền thống lớn, quen thuộc và dễ tính. Chúng ta có nhiều cán bộ giỏi tiếng, có nhiều kinh nghiệm và mối quan hệ tốt với thị trường này. Hiện nay các doanh nghiệp đang tìm mọi cách khôi phục lại, nhưng đều mắc ở phương thức thanh toán mà các

doanh nghiệp không thể tự mình giải bài toán này một cách triệt để. Vì vậy đề nghị Chính phủ và ngân hàng hai nước phải gia tăng mới có thể giúp các doanh nghiệp khôi phục lại được thị trường truyền thống này.

Để thực hiện được mục tiêu duy trì và mở rộng các thị trường trên các doanh nghiệp cần xúc tiến hình thành trung tâm thương mại chuyên nghiên cứu, tư vấn, dự báo cung cầu, giá cả, mẫu mốt, xu hướng thời trang về đồ da, giầy dép trên thị trường để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp làm cơ sở định hướng, điều chỉnh sản xuất phù hợp với thị trường. Đẩy mạnh công tác tiếp thị, từng bước giảm trung gian tiến tới xuất khẩu trực tiếp... Tiếp thị là một công tác quan trọng trong phân phối sản phẩm, đã có một thời gian lâu dài nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế cấp phát và giao nộp nên hoạt động tiếp thị là không cần thiết. Những năm gần đây, hoạt động này đã được quan tâm hơn. Hầu hết các doanh nghiệp đều đã thấy được tầm quan trọng của công tác này nên hoạt động của nó được hoạt động và phát triển đa dạng. Các phương thức tiếp thị phổ biến hiện nay là: Cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng…Song cũng chính từ hoạt động “trăm hoa đua nở ” này mà hoạt động tiếp thị của các doanh nghiệp Việt nam nói chung và các doanh nghiệp da giầy nói riêng không có hiệu quả, thậm chí còn rất tốn kém do sự phát triển tự phát và manh mún. Trong thời gian tới, hoạt động tiếp thị cần phải được tiến hành theo các hướng sau:

Thứ nhất: Hoạt động tiếp thị phải được tiến hành đồng thời ở cả 3 cấp: Cấp doanh nghiệp, cấp ngành và cấp Nhà nước.

- Đối với các doanh nghiệp: Hoạt động tiếp thị phải được coi trọng và trở thành một công tác không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần thành lập phòng hay tổ chuyên trách về thị trường.

Hoạt động của nhóm thị trường chủ yếu là: Nắm bắt kịp thời những thay đổi về nhu cầu trong khúc thị trường mà doanh nghiệp đảm nhận, để xác định một cơ cấu sản phẩm hợp lý. Theo dõi các đối thủ cạnh tranh và có những phản ứng linh hoạt trong chiến lược điều chỉnh giá; Chuẩn bị kế hoạch cho các hoạt động khuyếch trương bao gồm quảng cáo giới thiệu sản phẩm và có các chính sách khuyến mại thích hợp mỗi khi có sản phẩm mới. Tổ chức mạng lưới tiêu thụ, có các mối quan hệ với khách hàng lớn (tổ chức hội nghị khách hàng)…

Kinh nghiệm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thái Lan và Trung Quốc cho thấy họ đã thành công trong việc tiếp cận thị trường bằng cách cử nhân viên tiếp thị mang sản phẩm đi chào hàng trực tiếp với công ty thương mại ở cả trong và ngoài nước hoặc sử dụng đội ngũ môi giới có kinh nghiệm với tỷ lệ hoa hồng cao. Làm như vậy, đối với doanh nghiệp còn ít kinh nghiệm sẽ có điều kiện để tập dượt và rút ngắn thời gian tiếp cận thị trường, đặc biệt ở giai đoạn chuẩn bị cho phương thức xuất khẩu mua nguyên liệu bàn thành phẩm.

Như vậy lãnh đạo doanh nghiệp cầm đầu tư thích đáng cho công tác này, từ kinh phí tới nhân lực. Hạn chế lớn nhất của hoạt động tiếp thị ở các doanh nghiệp hiện nay là kinh phí. Chính vì vậy, dù doanh nghiệp có làm tốt đến đâu cũng phải cũng chỉ đủ lực quanh quẩn với thị trường trong nước mà không thể vươn ra tới thị trường nước ngoài. Đảm nhận ở thị trường quốc tế phải là cấp ngành, ngay ở thị trường trong nước đối với các vùng sâu, vùng xa, không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng tiếp cận độc lập mà cũng cần phải có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp với nhau.

- Đối với cấp ngành: Nhờ uy tín trên thị trường quốc tế, Hiệp hội da giầy Việt nam sẽ là cầu nối tiếp thị cho các doanh nghiệp trong ngành, không phân biệt thành phần kinh tế, dưới các hình thức: Tổ chức các cuộc xúc tiến mậu dịch ở nước ngoài với nhiều quy mô khác nhau, tuỳ theo khả năng tham gia của các doanh nghiệp trong nước. Nói chung, các doanh nghiệp nên uỷ thác cho Hiệp hội trong việc chào hàng, mua nguyên phụ liệu và kể cả việc đàm phán, ký kết hợp đồng theo khung giá đã được thoả thuận giữa Hiệp hội và các doanh nghiệp trên cơ sở nắm vững nguồn lực sản xuất, cả về thiết bị và nhân lực của các doanh nghiệp trong nước, sẽ giới thiệu các bạn hàng nước ngoài và các đơn hàng phù hợp, đảm bảo uy tín và quyền lợi của các doanh nghiệp trong nước. Làm tốt công việc này sẽ từng bước xóa bỏ được hiện tượng tranh hợp đồng, phá giá gia công đang diễn ra hiện nay trên thị trường giữa các doanh nghiệp.

- Ở cấp Nhà nước: Cần nhanh chóng tổ chức mạng lưới thông tin kinh tế toàn quốc,

không chỉ cho các doanh nghiệp da giầy, mà cho toàn bộ hệ thống các doanh nghiệp trên toàn quốc, trên cơ sở khai thác tốt mạng lưới Internet và các thông tin từ các cơ quan thương mại của Việt nam ở nước ngoài. Làm được như vậy, đầu tư ban đầu có thể lớn nhưng là đầu tư tập trung, tạo cơ sở cho việc thiết kế hệ thống mạng diện rộng sau này. Từ

đó các doanh nghiệp có thể kết nối vào mạng dây này mà không phải đầu tư nhiều, tránh được hiện tượng đầu tư manh mún nhỏ lẻ ở từng ngành, từng bộ…

Nhà nước cần có một chế độ quy định chặt chẽ về truy nạp thông tin định kỳ của các cơ quan thương vụ của Việt nam ở nước ngoài để cho thông tin trên mạng được cập nhật, đồng thời quy định các doanh nghiệp truy nhập thông tin trên mạng cũng cần có trách nhiệm cung cấp các thông tin cơ bản về mình để giúp cho các cơ quan tổng hợp các cấp có điều kiện xử lý thông tin và đưa ra những quyết định chính xác,kịp thời.

Về lâu dài, cần phối hợp tốt hoạt động của các cơ quan thương vụ, Phòng thương mại và Công nghiệp Việt nam và các ngành công nghiệp trong việc cung cấp các thông tin kinh tế cho doanh nghiệp.

Thứ hai:Hoạt động tiếp thị phải được tiến hành thường xuyên, liên tục.

Ở giai đoạn này, hoạt động tiếp thị không chỉ dừng lại ở các hoạt động truyền thống là giới thiệu và bán sản phẩm mà phải tiến hành ở một bước xa hơn là dẫn dụ khách hàng, tạo ra các nhu cầu mới. Với quan điểm tiếp thị như vậy, hoạt động thiết kế sản phẩm và tạo mẫu thời trang cần phải được đề cao và đầu tư đúng mức và phải được tiến hành ở cả cấp cơ sở và cấp Ngành. Ở các cấp cơ sở, các doanh nghiệp dựa vào đội ngũ các kỹ sư công nghệ và trên cơ sở các sản phẩm chiến lược của mình, sẽ tự thiết kế các sản phẩm mới phù hợp với khu vực thị trường mà mình đang chiếm giữ.

Thứ ba, tiếp cận và đẩy mạnh công tác Marketing hiện đại, từng bước giảm trung gian tiến tới xuất khẩu trực tiếp.

Hiện nay đối với ngành da giầy Việt nam, phương thức gia công qua các đối tác trung gian như: Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Thái Lan và một số công ty thương mại ở châu Âu có văn phòng đại diện ở Việt nam vẫn chiếm tới 70%, nhiều khi còn qua 2-3 lần trung gian. Chỉ có một số ít các doanh nghiệp làm được trực tiếp với khách hàng, nhưng tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 20 - 30%, chủ yếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài). Như vậy, để đến tay người tiêu dùng, sản phẩm ít nhất phải qua 3 - 4 khâu nên giá thành đội lên rất nhiều, sức cạnh tranh yếu.

Vì vậy, trong thời gian tới thông qua sự hợp tác với các bạn hàng, các doanh nghiệp cần chú ý tiếp cận, xâm nhập và tìm hiểu thị trường da giầy thế giới, nắm bắt quy luật vận động của thị trường để điều chỉnh cơ cấu đầu tư, nhịp độ phát triển các mặt hàng cho phù hợp, từng bước vươn lên chiếm thị trường trực tiếp mà không cần phải thông qua các đối

tác trung gian. Phấn đấu để sản phẩm đến tay người tiêu dùng chỉ phải qua 1- 2 khâu. Phải làm được như vậy thì mới nâng cao được hiệu quả kinh tế cho ngành và chúng ta mới nắm được các thông tin về mẫu mốt, thị trường, khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời.

Để làm được điều đó trước hết các doanh nghiệp phải đẩy mạnh công tác quảng cáo tiếp thị, phải mạnh dạn đầu tư, tham gia các hội chợ triển lãm da giầy quốc tế và khu vực. Thông qua đó để học hỏi, tiếp cận khách hàng và tự giới thiệu doanh nghiệp mình, sản phẩm của mình. Tuy nhiên hoạt động này đòi hỏi chi phí rất tốn kém và hiệu quả là lâu dài

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)