Đài Loan và Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 57)

Đầu những năm 1980, việc chuyển các cơ sở sản xuất từ Đài Loan và Hàn Quốc sang Trung Quốc, Việt Nam, ấn độ, Indonexia và Thái Lan hoàn toàn là vì chi phí sản xuất. Một phần thì sự thay đổi như vậy đã được dự đoán trước, và điều này có thể coi là bài học cho Việt Nam. Trước đây các công ty đa quốc gia chọn Đài Loan và Hàn Quốc là do chi phí lao động thấp, công nhân dễ đào tạo, trình độ sản xuất, nhãn hiệu và danh tiếng của đất nước. Song giờ đây, khi những lợi thế này biến

mất, thì họ lại chuyển công việc kinh doanh của mình sang các nước khác. Ví dụ, đã có thời gian, hãng Reebok sản xuất đến 70% đơn đặt hàng của mình ở Hàn Quốc nhưng giờ đây hãng này còn để lại rất ít các mặt hàng được sản xuất tại nước này, và đây được coi là “số phận” của những nước có chi phí lao động thấp. Dường như là sản xuất tại Hàn Quốc và Đài Loan tiếp tục giảm xuống về số lượng và xu hướng sắp tới sẽ chỉ tập trung vào các mặt hàng có chi phí cao và các sản phẩm sản xuất theo thiết kế của người mua.

Trong thời gian bùng nổ sản xuất, Đài Loan và Hàn Quốc đã được nhận nhiều hợp đồng, sự tín nhiệm, nguyên liệu, máy móc và sự hỗ trợ của các nước Phương tây, những gì mà giờ đây Việt Nam đang được nhận. Hai nước này đã đưa ra chiến lược hai nhánh: Nhánh thứ nhất là duy trì các phụ kiện, cùng với sự giúp đỡ của Chính phủ để nâng cao chất lượng và xâm nhập vào thị trường của các sản phẩm cao cấp. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã thực hiện những biện pháp tương tự như vậy, với nỗ lực sản xuất ra các sản phẩm phù hợp riêng với từng thị trường và bán trực tiếp cho người mua, mặc dù họ vẫn được sự trợ giúp rất ít từ phía Chính phủ. Nhánh thứ hai là duy trì sản xuất tại các khu vực có chi phí thấp và các nước có ngành sản xuất giầy mới phát triển như Trung Quốc, Indonexia, Thái Lan và gần đây là Việt Nam thông qua các công ty liên doanh. Việt Nam thì khó có thể bắt chước để có được thành công như Hàn Quốc và Đài Loan trong việc lập các công ty liên doanh do Việt Nam thiếu công nghệ, kỹ thuật thiết kế, việc cung cấp nguyên liệu và các hợp đồng từ các nước phương Tây. Bên cạnh đó, nếu Việt Nam không nâng cao công nghệ và kỹ năng của lực lượng sản xuất để tiếp tục duy trì chi phí lao động thấp thì trong tương lai, các công ty đa quốc gia cũng đi tìm các khu vực khác có chi phí thấp hơn.

KẾT LUẬN

Cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Nó là môi trường và là động lực của nền kinh tế thị trường.

Cạnh tranh diễn ra ở nhiều cấp độ: Nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm. Có cạnh tranh kinh tế trong nước và cạnh tranh kinh tế quốc tế.

Sức cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhà nước nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Yếu tố trong nội bộ doanh nghiệp: chiến lược kinh doanh, trình độ khoa học công nghệ và khả năng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; năng suất; chi phí kinh doanh và chất lượng quản lý doanh nghiệp. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp: đối thủ cạnh tranh, môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật.... ở trong nước và trên trường quốc tế. Do đó, nghiên cứu vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp cần hướng vào các vấn đề (các nhân tố) nêu trên.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)