Trung Quốc

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 54)

Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trong ngành da giầy. và việc Trung Quốc gia nhập WTO lại càng khẳng định điều này. Trên thực tế, trung Quốc là nước xuất khẩu giày đứng hàng đầu thế giới với lượng sản xuất hàng năm là 6 tỷ đôi giày, chiếm gần 1/2 lượng giày sản xuất trên toàn thế giới. Theo lời một số giám đốc các nhà máy thì Việt Nam phải cạnh tranh với Trung Quốc trên hai mặt: giá cả và chất lượng, nhưng họ cũng cho rằng hàng Trung Quốc “thấp” cả về giá cả

và chất lượng, vậy nên các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp tục đánh bại Việt Nam về mặt giá cả và khả năng xâm nhập thị trường.

Trên thực tế, Trung Quốc có khả năng sản xuất một đôi giày chỉ với giá 2 -3 USD, trong khi đó các nhà sản xuất Việt Nam phải mất tới 5 - 6 USD. Sở dĩ Trung Quốc làm được như vậy là do họ tận dụng được nguyên liệu trong nước, thêm vào đó hệ thống các đại diện ở nước ngoài cũng góp phần duy trì thị phần và thâm nhập thị trường mới. Theo một số thông báo gần đây, một số nhỏ các doanh nghiệp của Hàn Quốc đã ngừng hoạt động tại Việt Nam và chuyển sang Trung Quốc. Các doanh nghiệp này sở dĩ trước hoạt động tại Việt Nam vì họ muốn tận dụng chế độ thuế quan phổ cập GSP của Liên minh Châu Âu. Giờ đây, khi Trung Quốc gia nhập WTO, họ được hưởng vị thế MFN với các thành viên trong WTO. Trung Quốc cũng đang xây dựng một chiến lược phát triển ngành cho giai đoạn 1998 - 2010, như sau:

Nguyên tắc chủ đạo Mục tiêu

- Chuyển từ số lượng sang chất lượng, các loại sản phẩm, xuất khẩu và năng suất

- Nâng cao công nghệ và tăng cường quản lý để nâng cao chất lượng thành phẩm và tăng năng suất.

- Thu hút đầu tư nước ngoài và công nghệ tiên tiến để thúc đẩy sản xuất các mặt hàng có chất lượng cao và sử dụng các nguyên liệu không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.

- Thay đổi cơ cấu quản lý doanh nghiệp với việc tập trung phát triển nguồn lực con người.

- Mức tăng trưởng hàng năm của sản xuất các thành phẩm da giầy là 5%.

- Mức tăng trưởng hàng năm của doanh thu trong nước và xuất khẩu là 7%.

- Đến năm 2010, đạt tỷ lệ đóng góp của công nghệ là 60% (hiện tại là 35%). - Đến năm 2010, có 3 - 5 nhãn hiệu đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Đạt được sự ổn định trong hoạt động thông qua việc thúc đẩy các công ty quy mô lớn và trung bình: vào năm 2010, các công ty này sẽ chiếm 10% trong cả ngành và đạt được 45% doanh thu cả ngành (những con số này năm 1995 là 3%, và 15%).

Các chính sách của Chính phủ Các biện pháp của ngành

- Phát triển toàn diện khả năng cung cấp nguyên liệu thô với việc tập trung phát

- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để nâng cao công nghệ, xây dựng

triển ngành chăn nuôi và ngành da.

- Mở rộng thuế ưu đãi đối với việc đầu tư và sử dụng các công nghệ quản lý bảo vệ môi trường.

- Xây dựng và hỗ trợ hệ thống thiết kế sản phẩm và trung tâm thông tin.

- Qua các chương trình trao giải thưởng, cạnh tranh và có sự công nhận, ví dụ như chương trình: “sản phẩm giầy da chính hiệu” để tăng cường củng cố và chú trọng đào tạo tay nghề, kỹ thuật thiết kế và nghiên cứu về việc sử dụng sản phẩm.

- Củng cố các Hiệp hội trong ngành bằng cách thiết lập nên các cơ quan lập pháp và nâng cao hình ảnh của hàng giầy dép Trung Quốc ở nước ngoài.

các công ty hàng đầu với nhãn hiệu gắn liền với chất lượng.

- Phát triển các doanh nghiệp nhỏ và các tổ hợp doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn để các doanh nghiệp lớn dẫn đầu trong ngành.

- Hiện đại hoá các phương thức kinh doanh.

- Tăng cường nghiên cứu các hoá chất cần thiết cho sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, tạo ra các hoá chất không gây ô nhiễm môi trường, các hoá chất đa chức năng để phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và nước ngoài.

- Tạo ra các phụ kiện có chất lượng cho ngành giầy da.

- Tăng cường kỹ năng của các nhà thiết kế mẫu thời trang.

- Cải thiện quản lý trong ngành bằng việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000.

Nguồn: Theo báo cáo của Chính phủ Trung Quốc, 2005

Vậy cần phải nghiên cứu các sản phẩm và phương thức sản xuất của Trung Quốc để rút ra sự khác biệt với các sản phẩm Việt Nam từ đó có những biện pháp thích hợp.

1.4.3.2. Thái Lan

Thái Lan, mặc dầu, không phải là đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam nhưng cũng không thể bỏ qua. Thái Lan cạnh tranh với Việt Nam về các mặt hàng giầy thể thao, các sản phẩm giầy da dưới các nhãn hiệu của hai quốc gia. Thị phần của Thái Lan trên thị trường thế giới đang tăng lên, song Chính phủ nước này cũng nhận ra rằng sản phẩm của họ không thể tiếp tục cạnh tranh chỉ trên cở sở giá cả thấp do chi phí lao động ngày càng tăng lên và Thái Lan cần phải xem xét lại tình hình để có biện pháp phù hợp. Ví dụ, Cục thúc đẩy xuất khẩu Thái Lan thuộc bộ thương mại

và Hiệp hội hàng giầy da Thái đã thực hiện những biện pháp cần thiết để đảm bảo có thể tồn tại độc lập trong tương lai. Các biện pháp đó là tăng thêm các biện pháp hỗ trợ hoạt động tiếp thị. Cùng lúc, hai cơ quan này cũng đánh giá lại chiến lược sản xuất và tiếp thị để đảm bảo năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu trong dài hạn và đưa ra chiến lược cho phụ ngành trong giai đoạn 2001- 2005, như sau:

Quan điểm Chiến lƣợc

- Trở thành một trung tâm sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm Giầy da có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Có được hình ảnh nhãn hiệu được công nhận trên toàn thế giới: “made in Thailand”.

- Trở thành nước dẫn đầu trong khu vực Châu á về thiết kế và phát triển các mẫu mã có xu hướng trong tương lai.

- Có được nhãn hiệu được công nhận trên toàn thế giới

- Trở thành nước dẫn đầu trong khu vực Châu á về sản phẩm giầy da thời trang.

- Khuyến khích sự phối hợp giữa các nhà sản xuất để tăng năng lực cạnh tranh trên

- Chú trọng và sản xuất các mặt hàng có tính cạnh tranh.

- Khuyến khích việc kiểm soát năng suất và chi phí sản xuất.

- Thúc đẩy các sản phẩm da Thái Lan với các nhãn hiệu riêng trên thị trường thế giới.

- Tìm kiếm các cơ hội mới cho việc bán và phân phối các sản phẩm da Thái Lan trên thị trường thế giới.

- Hình thành thiết kế riêng để sánh với các sản phẩm trên thị trường thế giới.

- Tạo mối liên hệ giữa các ngành.

- Mở rộng thương mại trong khu vực Châu á và trong nước.

- Phát triển mạng lưới thông tin thương mại thị trường thế giới.

Nguồn: Bộ thương mại của Chính phủ Thái Lan.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)