12. Tăng cƣờng công tác quy hoạch và quản lý
3.3.3. Đối với chính phủ
Để tạo điều kiện cho ngành da giầy nói chung và cho Tổng công ty Da Giầy nói riêng thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng tới xuất khẩu, cần phải có sự hỗ trợ đắc lực từ phía Chính phủ vè các mặt như tài chính, đào tạo nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, thị trường xuất khẩu…
-Về tài chính: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay các khảon tín dụng dài hạn với lãi suất thấp để phục vụ cho đầu tư sản xuất giầy.Nhà nước phải hỗ trợ tích cực, tạo điều kiện tối đa cho việcđầu tư vào lĩnh vực sản xuất nguyên vật liệu ngành giầy, ưu đãi giá thuế đất ở các khu công nghiệp khu chế xuất để khuyến khích các doanh nghiệp di chuyển đầu tư. Nhà nước cần có các giải pháp đồng bộ về đầu tư, thuê và các hỗ trợ khác liên quan đến chi phí đầu vào như điện, nước, dịch vụ viễn thông…giảm tối đa chi phí đầu vào cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thì giầy dép Việt Nam mới có thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới.
Khi các doanh nghiệp chuyển đổi sang phương thức xuất khẩu trực tiếp, đòi hỏi rất nhiều vốn trong khi đa số các doanh nghiệp giầy thường xuyên phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn. Vì vậy, Nhà nước cần cân đối cho các doanh nghiệp các khoản vốn lưu động, thậm chí các doanh nghiệp có thể được Chính phủ hỗ trợ khoản lãi suất ngân hàng khi họ bắt đầu chuyển sang chiếnlược tự sản xuất và xuất khẩu trực tiếp.
-Về phát triển mở rộng thị trường: xuất khẩu giầy dép tiếp tục có cơ hội phát triển nếu Nhà nước ban hành các chính sách vĩ mô phù hợp , tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
Tăng cường hoạt động của Đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài, là kênh để cung cấp thông tin về thị trường hàng hoá, tư vấn cho các doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu thị trường, nhất là đối với các thị trường mới như Hoa Kỳ. Vai trò của Đại diện thương mại tại các nước là cầu nối giữa doanh nghiệp và thị trường thế giới.
Trong điều kiện các doanh nghiệp ngành da giầy, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện để tham gia các hội chợ triển lãm tại nước ngoài. Để xúc tiến xuất khẩu, đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu tham gia Hội chợ triển lãm quốc tế trưung bày giới thiệu sản phẩm, tham gia các đoàn khảo sát thị trường nước ngoài, đồng thời tăng cường dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp ở các lĩnh vực: cung cấp thôngtin quốc tếvề sản phẩm xuất khẩu, nhu cầu, thị hiếu, giá cả, xu hướng thị trường,… khuyếch trương tiềm năng xuất khẩu của doanh nghiệp tại các thị trưòng mục tiêu, đào tạo nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp.
Thiết lập trung tâm triển lãm hàng xuất khẩu trong nước để trưng bày giưói thiệu sản phẩm xuất khẩu tiềm năng của các doanh nghiệp, nhằm thu hút các nhà nhập khẩu vào giao dịch, không phải mất nhiều thời gian đi tùng doanh nghiệp. Ngoài ra, cần có đầu mối cung cấp thôngtin và số liệu liên quan.