Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 81)

12. Tăng cƣờng công tác quy hoạch và quản lý

3.3.1.2. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ

- Tranh thủ tối đa mối quan hệ Quốc tế để mở rộng thị trường, vươn lên làm chủ và chiếm lĩnh, tiếp tục khuyến khích và duy trì các hình thức hợp tác (liên doanh, 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác…) tiếp thu kinh nghiệm quản lý từ phía đối tác.

- Thông qua quan hệ hợp tác, tiếp nhận sự đào tạo công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật nhằm đóng góp thiết thực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thời kỳ sau năm 2010.

- Tăng cường sự hợp tác giao lưu Quốc tế về các lĩnh vực chuyên ngành, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ kỹ thuật của ngành lên ngang tầm các nước trong khu vực, tiếp thu sự phân công lao động chuyên môn hóa quá trình sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của nền sản xuất công nghiệp.

3.3.1.2. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ công nghệ

Trước hết tập trung nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sử dụng máy móc thiết bị tiên tiến, thực hiện chuyển giao công nghệ ở khâu thuộc da và sản xuất giầy, đồ da.

Đối với thuộc da

- Hoàn thiện các công nghệ, kỹ thuật đã tiếp thu từ các hãng hoá chất nước ngoài cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta về khí hậu, thời tiết, đặc điểm nguyên liệu… nhằm bảo đảm yêu cầu chất lượng, giảm tiêu hao hoá chất, năng lượng, nước…

- Tiến hành nghiên cứu ứng dụng thí điểm các tiến bộ mới trong công nghệ thuộc da, trong tận dụng phế liệu và xử lý chất thải để có thể thực hiện chuyển giao trong tương lai.

- Nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 cho quá trình sản xuất da thuộc nhằm đảm bảo chất lượng da thuộc và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Xây dựng cho các doanh nghiệp phòng phân tích, thử nghiệm phục vụ cho việc kiểm soát quá trình sản xuất da thuộc về chất lượng bán thành phẩm, thành phẩm và phân tích nước thải.

- Tăng cường hợp tác với các cơ quan nghiên cứu về môi trường để xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm theo hướng sử dụng lại nước thải ở một số khâu, tận dụng, chế biến phế thải da thuộc và chưa thuộc, xây dựng khu xử lý nước thải và lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp.

Đối với sản xuất giầy và đồ da

- Nâng cao năng lực sáng tạo và thiết kế mẫu mã tại các trung tâm thiết kế, chế thử của từng doanh nghiệp và Viện nghiên cứu da giầy. Thiết lập và ứng dụng rộng rãi, thành thạo hệ thống CAD 2D trong các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu khách hàng và đảm bảo hiệu quả kinh tế. Đồng thời, xây dựng một vài trung tâm mạnh sử dụng hệ CAD / CAM 2D, 3D để đi vào thiết kế chế thử phom giầy và khuôn đế hỗ trợ cho các doanh nghiệp khác trong Hiệp hội và trong ngành.

- Chú trọng áp dụng từng bước các thiết bị, công nghệ sản xuất có mức độ cơ giới hoá cao, tự động hoá từng phần nhằm nâng cao độ chuẩn xác và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu, chủ yếu tập trung vào các khâu pha cắt, may các chi tiết phức tạp, gò ráp liên hoàn nhiều nguyên công, sản xuất giầy dép cao cấp…

- Sử dụng thiết bị và công nghệ tiên tiến vào sản xuất các loại đế kép, nhiều mầu từ các vật liệu cao su, EVA, TPU, PUR để đáp ứng thị hiếu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đưa năng suất và chất lượng mặt hàng giầy lên một bước rõ rệt.

- Đầu tư có trọng điểm cho một vài cơ sở cơ khí và các trang thiết bị có trình độ tự động hoá và cấp chính xác cao nhằm giải quyết việc sản xuất hàng loạt phom, khuôn đế và một số phụ tùng thay thế trong sản xuất giầy.

- Tiếp tục triển khai rộng khắp việc áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 để giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm đối với mọi doanh nghiệp trong Tổng công ty.

Đối với công nghệ nhập từ nước ngoài cần lưu ý:

+ Chỉ nhập những công nghệ và thiết bị tiên tiến để đạt được các bí quyết công nghệ (như tạo mặt hàng mới, nâng cao sức cạnh tranh), làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí đầu vào.

+ Có sự lựa chọn kỹ thông qua chủ động tìm kiếm hoặc công ty tư vấn. Tạo đủ điều kiện, tiền đề cần thiết cho việc đưa công nghệ mới vào sản xuất nhanh chóng, duy trì và khai thác có hiệu quả.

+ Tổ chức tốt khâu thẩm định, kiểm tra khi nhập công nghệ.

+ Tổ chức tốt đội ngũ kỹ thuật, công nhân để tiếp thu tốt công nghệ nhập, tiến tới làm chủ công nghệ nhập.

+ Có thể tự sản xuất một số phụ tùng thay thế để phát huy hết công suất của thiết bị và khả năng của công nghệ.

- Đẩy mạnh các hoạt động sáng kiến cỉa tiến kỹ thuật để tạo ra các giải pháp công nghệ, bí quyết sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, tạo mặt hàng có sức cạnh tranh, từng bước hoà nhập công nghệ nhập và công nghệ vi sinh, tạo tiền đề sản xuất công nghệ trong nước thay thế công nghệ nhập ngoại sau này.

- Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức, hiệp hội chuyên ngành để tiếp thu trợ giúp về mặt khoa học công nghệ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)