Đặc điểm của ngành kinh doanh da giầy thế giớ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 50)

Một là, sản phẩm mang tính thời trang cao, đa dạng: Sản phẩm của ngành da

giầy rất đa dạng, nhiều chủng loại và vòng đời ngắn. Sở dĩ như vậy chính là vì sản phẩm da giầy mang tính thời trang cao. Con người sử dụng sản phẩm da giầy ngoài công dụng là vật bảo vệ đôi chân, còn góp phần làm tôn vẻ đẹp trang trọng, lịch sự của người sử dụng nó. Tâm lý con người là thích đổi mới, sáng tạo, thậm chí độc đáo và gây ấn tượng. Do vậy, sản phẩm da giầy cũng phải luôn thay đổi để đáp ứng nhu cầu này. Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu giầy, dép càng cao và mẫu mã luôn luôn thay đổi. Ngày nay ở cácnước phát triển mỗi người không chỉ có một vài đôi giầy dép, nhất là nữ giới, họ có thể có hàng chục, thậm chí hàng trăm đôi giầy dép với mẫu mã rất phong phú mầu sắc đa dạng và không đòi hỏi độ bền cao.

Ngoài ra, sản phẩm của ngành da giầy còn bị chi phối bởi các yếu tố như văn hoá, phong tục, tập quán, tôn giáo, khí hậu, giới tính, tuổi tác...Vì vậy, các sản phẩm của ngành da giầy thường rất phong phú và đa dạng.

Yếu tố thời vụ của công nghiệp da giầy rất cao, sản phẩm của mùa này khó có thể tiêu thụ được trong mùa khác. Đây là một đặc điểm quan trọng mà các nhà sản xuất phải nắm bắt để tổ chức sản xuất đáp ứng kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng.

Tóm lại, đặc điểm thời trang của các sản phẩm Da giầy là một đặc trưng rất quan trọng. Nó nhắc nhở các nhà sản xuất phải luôn tỉnh táo, đừng quá say sưa với những gì hiện có mà quên mất những diễn biến sôi động của nhu cầu thị trường.

Hai là, sử dụng nhiều lao động, giải quyết được nhiều việc làm, mang lại hiệu

quả xã hội cao: Do đặc điểm về công nghệ nên dù có được hiện đại hoá đến đâu thì trước mắt và lâu dài, công nghiệp da giầy vẫn tồn tại những công đoạn cần tới lao động thủ công của bàn tay con người. Do vậy, cùng với sự lớn mạnh của công nghiệp da giầy thì số lao động thu hút vào ngành công nghiệp này cũng ngày càng đông, chưa kể lực lượng lao động trong ngành có liên quan đến sự phát triển của công nghiệp da giầy như công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp hoá chất và đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo ra các loại nguyên liệu cho ngành công nghiệp da giầy.

Cũng do công nghệ không qúa phức tạp, lao động của ngành da giầy lại dễ đào tạo, nên có thể tổ chức sản xuất khâu phân tán ở các hộ gia đình. Chính vì vậy, công nghiệp da giầy đã tồn tại và phát triển ở hầu hết các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển, nơi có giá nhân công thấp, và đang ở trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Ba là, là ngành không đòi hỏi công nghệ quá phức tạp, suất đầu tư cho ngành

da giầy không lớn: Công nghệ của ngành nói chung không quá phức tạp để tiếp cận và vận hành. Với công nhân chỉ cần kèm cặp trên dây chuyền từ 1 - 2 tháng là có thể vận hành được. Nếu đầu tư 01 dây chuyền đồng bộ trị giá khoảng 500.000 USD, thì tạo được việc làm cho khoảng 400 lao động. Như vậy, suất đầu tư cho 1 lao động sản xuất giầy khoảng 1.250 USD/ lao động. Trong khi đó suất đầu tư của ngành giấy gần 30.000 USD/ lao động và công nghiệp nặng còn cao hơn nữa. [22]

Thời gian thu hồi vốn của da giầy cũng nhanh hơn nhiều ngành công nghiệp khác: thời gian thu hồi vốn của ngành da giầy từ 5 - 7 năm, trong khi các ngành công nghiệp nặng thời gian thu hồi vốn từ 10 - 20 năm.

Bốn là, thị trường của ngành da giầy tập trung chủ yếu ở các nước phát triển,

tế chậm phát triển và khí hậu nhiệt đới thì nhu cầu rất thấp. Đây là một đặc điểm quan trọng cần lưu ý khi xây dựng chiến lược phát triển thị trường cho mỗi nước.

Năm là, ngành da giầy phát triển mạnh ở những nước đang phát triển và chậm

phát triển: Vì đó có giá lao động rẻ, còn ở các nước phát triển thì tiêu dùng lượng giầy dép lớn nhưng sản xuất thì rất ít do tiền lương cao nên chủ yếu phải nhập khẩu.

Sáu là, da giầy là ngành có khả năng xuất khẩu thu ngoại tệ, tạo tích luỹ ban

đầu cho nền kinh tế. Với điều kiện về khoa học công nghệ và trình độ sản xuất thấp kém, để có được nguồn ngoại tệ cho đầu tư đổi mới khoa học công nghệ, phát triển sản xuất, ngoài việc thu hút ngoại tệ thông qua việc bán các nguồn tài nguyên thiên nhiên, việc thu hút ngoại tệ chủ yếu thông qua sản xuất, gia công các hàng hoá có hàm lượng lao động cao để xuất khẩu. Trong đó da giầy chiếm một phần đáng kể, nên có vị trí quan trọng trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu da giầy trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)