Tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cán cân thương mại trong quá trình hội nhập. Chính sách tỷ giá không chỉ tác động đến luồng hàng hoá dịch vụ mà còn tác động đến cả luồng vốn. Việc giảm giá đồng tiền có tác dụng trợ cấp xuất khẩu và thuế nhập khẩu, qua đó có tác động thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, từ đó hạn chế nhập siêu. Vì vậy việc điều hành tỷ giá hối đoái có vai trò rất quan trọng.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam chưa phát huy hiệu quả tác động đến cán cân thương mại do đồng Việt Nam bị định giá quá cao so với giá trị thực của nó và do cơ cấu hàng xuất khẩu của
Muốn khống chế nhập siêu thì việc điều hành tỷ giá hối đoái phải rất linh hoạt, kịp thời, tránh cứng nhắc. Việt Nam là một nền kinh tế dựa nhiều vào xuất khẩu và ngày càng trở nên mở cửa đổi mới hàng nhập khẩu, mọi giải pháp để điều hành tỷ giá hối đoái là rất cần thiết, vừa là kiềm chế nhập siêu, vừa là kích cầu nội địa, các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tỷ giá bao gồm:
Thứ nhất, xây dựng một cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn. Về lâu dài, Việt Nam nên chuyển dịch cơ chế tỷ giá bình quân liên ngân hàng sang cơ chế rổ tiền tệ với biên độ trượt (BBC). Lựa chọn này sẽ phù hợp trong điều kiện mục tiêu dài hạn của Việt Nam là linh hoạt hoá cơ chế tỷ giá và liên kết chặt chẽ hơn với các đối tác thương mại chính. Đây còn có thể là một sự lựa chọn đúng hướng cho cơ chế tỷ giá Việt Nam khi trong tương lai, Việt Nam sẽ liên kết chặt chẽ hơn với các nước ASEAN trong một cộng đồng kinh tế chung nhiều hứa hẹn, trong đó có yêu cầu cố định tỷ giá giữa các nước thành viên nhằm thúc đẩy đầu tư và thương mại nội khối, đồng thời linh hoạt hoá tỷ giá với các nền kinh tế lớn khác nhằm bảo đảm phát triển bền vững tránh các đổ vỡ tài chính dây chuyền khi hệ thống tỷ giá với việc neo vào một ngoại tệ mạnh không đứng vững được trước các biến động thị trường như đã từng xảy ra năm 1997. Trước năm 2006, thâm hụt cán cân thương mại vẫn có thể duy trì ở mức có thể chấp nhận được phần lớn không phải do những tác động tích cực của chính sách tỷ giá hối đoái mà do chính sách kiểm soát nhập khẩu thông qua thuế quan và hạn ngạch nghiêm ngặt của Chính phủ. Tuy nhiên, đến năm 2006 các biện pháp thuế quan và hạn ngạch buộc phải loại bỏ thì với mức tỷ giá bất lợi như vậy hàng hoá Việt Nam, xét về cả phương diện xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, khó có thể cạnh tranh được với hàng hoá nước ngoài.
Để khuyến khích xuất khẩu, ngân hàng nhà nước Việt Nam cần giảm đồng Việt Nam ít nhất bằng tốc độ giảm giá của các đồng tiền khác trong khu vực để nâng cao sức cạnh tranh thương mại của hàng hoá Việt Nam, từ đó
tăng khối lượng xuất khẩu, đảm bảo cân bằng bên ngoài. Điều này được Trung Quốc thực hiện rất hiệu quả và góp phần tạo ra thặng dư thương mại của nước này với phần còn lại của thế giới.
Đồng thời, chính phủ cần tập trung vào cuộc chiến chống lạm phát để đưa tỷ giá đa phương thực tế trở lại mức cân bằng. Sự linh hoạt trong điều hành chính sách tỉ giá thể hiện qua việc tăng biên độ giao dịch của tỷ giá đồng Việt Nam so với đồng Đô la Mỹ từ +/-1% lên +/-2% và một sự linh hoạt định giá tiền đồng Việt Nam gắn với cả rổ tiền tệ, là các đối tác thương mại chủ chốt của Việt Nam, chứ không chỉ có Đô la Mỹ, là một trong những giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ở nước ngoài.
Thứ hai, sẵn sàng can thiệp điều chỉnh tỷ giá hối đoái khi cần thiết
Để duy trì được tỷ giá thị trường theo tỷ giá trung tâm, ngân hàng trung ương có thể tác động vào tỷ giá hối đoái thông qua việc mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối thông qua các công cụ trực tiếp hay gián tiếp để điều chỉnh tỷ giá hối đoái phù hợp với mục tiêu kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể. Đồng thời, ngân hàng trung ương cũng có thể sử dụng lãi suất tái chiết khấu để điều chỉnh tỷ giá trên thị trường.
Nhằm cải thiện cán cân thương mại đòi hỏi sức ép giảm giá đồng nội tệ, vấn đề đặt ra là phải xem xét tính bền vững của tỷ giá trung tâm. Nếu tỷ giá trung tâm được xác định trên cơ sở rổ tiền tệ hợp lý và được điều chỉnh thường xuyên cho phù hợp với sự biến động của thị trường thì về nguyên tắc không cần phải xem xét lại mức tỷ giá trung tâm. Nhưng nếu nhận thấy tỷ giá trung tâm không đảm bảo thì cần phải có những điều chỉnh kịp thời thông qua việc can thiệp của ngân hàng nhà nước trên thị trường mở.
Tuy nhiên, hoạt động can thiệp của ngân hàng nhà nước đối với việc điều hành chính sách tỷ giá chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự phối hợp nhịp nhàng các hoạt động của ngân hàng nhà nước trên thị trường mở nhằm triệt
tiêu các phản ứng phụ và đòi hỏi ngân hàng nhà nước cần có mức dự trữ ngoại hối đủ lớn. Đồng thời cần phải bổ sung và hoàn thiện các công cụ của thị trường tiền tệ để ngân hàng nhà nước có thể can thiệp khi cần “bơm thêm” hoặc “rút bớt” tiền khỏi lưu thông, giảm áp lực lên lạm phát khi cung cầu ngoại tệ căng thẳng.
Thực tế cho thấy, tỷ giá và lãi suất luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tác động lên các hoạt động của nền kinh tế. Sự khập khiễng giữa chính sách tỷ giá hối đoái và chính sách lãi suất có thể gây ra những hậu quả như: nội tệ bị mất giá, nguy cơ lạm phát, “chảy máu” ngoại tệ, đầu cơ tiền tệ…. Vì vậy, chính sách tỷ giá hối đoái và chính sách lãi suất cần được xử lý đồng bộ và phù hợp với thực trạng của nền kinh tế trong từng thời kỳ nhất định.