mặt hàng nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tăng
Nguyên nhân nhập siêu cao chủ yếu là do cơ cấu kinh tế Việt Nam còn bất hợp lý, chủ yếu làm gia công. Hơn nữa, nguyên nhân lớn nhất lại là nhóm hàng “cần thiết nhập khẩu”. Theo Hiệp hội cơ khí Việt Nam, chỉ cần có cơ chế đúng đắn cho sử dụng máy móc thiết bị cơ khí sản xuất trong nước thay thế được một nửa lượng hàng hóa máy móc thiết bị nhập khẩu thì giải quyết được vấn đề nhập siêu. Bên cạnh đó, nguyên nhân khác nữa dẫn đến nhập siêu là do hàng hóa sản xuất trong nước cạnh tranh kém, chất lượng thấp nhưng giá lại cao hơn từ 5% đến 10% so với hàng nhập khẩu. Lý do là do
Việt Nam thiếu thông tin về thị trường, lạc hậu về trình độ công nghệ và quản lý sản xuất. Giá cao do vay lãi suất cao từ 20% đến 22% cộng thêm các khoản bất hợp lý nên nhiều mặt hàng đành “thua trên sân nhà”. Hơn nữa, tâm lý “sính đồ ngoại” còn nặng nề dẫn đến nhiều sản phẩm nhập khẩu xa xỉ như xe hơi, điện thoại di động, đồ mỹ phẩm, … vẫn tiếp tục tăng.
Giá hàng hóa vật tư thế giới (giá thép thành phẩm, phôi thép, phân bón, sợi, kim loại, …) đang tăng trở lại. Hơn nữa, sản xuất trong nước đang phục hồi, kéo theo tăng nhu cầu nguyên vật liệu; cùng với giải ngân vốn FDI, ODA khả quan. Bên cạnh đó, nguồn vốn ưu đãi lãi suất trung và dài hạn của Chính phủ đang phát huy hiệu quả tích cực. Tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu là 25%, trong đó, nhóm hàng nguyên, nhiên liệu, vật tư, thiết bị cần nhập khẩu chiếm tỷ trọng đến 77,9% kim ngạch nhập khẩu.
Lượng nhập khẩu một số mặt hàng cũng tăng đáng kể. Nhìn chung, trị giá kim ngạch nhập khẩu tăng tập trung vào các mặt hàng nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất và xuất khẩu. Dẫn đầu kim ngạch nhập khẩu là các mặt hàng: máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng, xăng dầu, sắt thép, vải, điện tử, máy tính và linh kiện, …