Nâng cao năng lực quản trị tài chính đối với hoạt động xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Nhập siêu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 105)

- Cố gắng để cân đối quy mô, thời gian đối với từng loại ngoại tệ giữa tài sản có và tài sản nợ, nghĩa là giữa các khoản phải thu và phải trả đối với một loại ngoại tệ. Khi đó quy mô của ngoại tệ phải đối mặt với rủi ro tỷ giá sẽ được giảm thiểu nên rủi ro tỷ giá được loại bỏ đáng kể.

- Đa dạng hoá ngoại tệ trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Đây là chiến lược kinh doanh nhằm chia sẻ rủi ro, các doanh nghiệp không nên tập trung vào một đồng ngoại tệ (đồng USD) như hiện nay. Trong điều kiện hội nhập, đa dạng hoá các hình thức kinh doanh quốc tế và xu hướng đa cực tiền tệ, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên tích cực thực hiện thanh toán theo các ngoại tệ mạnh khác như đồng EUR, JPY, GBP, AUD….

Bởi lẽ việc các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu sử dụng đồng USD như hiện nay chắc chắn đã ảnh hưởng bất lợi tới việc đẩy mạnh giao lưu hàng hoá với các nước khác. Hơn nữa khi tỷ giá USD so với các ngoại tệ mạnh khác thay đổi bất lợi sẽ gây ra thiệt hại đối với hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Chẳng hạn giá của USD giảm so với EUR hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ chịu thiệt hại đáng kể so với trường hợp thanh toán bằng EUR.

- Doanh nghiệp cần phải lựa chọn các công cụ phát sinh để quản lý rủi ro tỷ giá và rủi ro giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu.

Khi hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết với lượng ngoại tệ phải thu được xác định, doanh nghiệp nên ký hợp đồng bán kỳ hạn ngoại tệ đó trên thị trường ngoại hối (Forward contract). Thời hạn và quy mô phù hợp với khoản thu từ hợp đồng xuất khẩu đã ký kết.

Đặc điểm của hợp đồng ngoại hối kỳ hạn là tỷ giá trong giao dịch được xác định trước và không thay đổi trong thời hạn thực hiện hợp đồng. Vì thế số lượng ngoại tệ thu về hay chi ra được tính toán trước và được giữ cố định cho dù tỷ giá thị trường có biến động tăng lên hay giảm đi so với tỷ giá kỳ hạn. Hay nói cách khác , thu nhập của nhà xuất khẩu hay người có khoản thu bằng ngoại tệ sẽ không thấp hơn khi đồng ngoại tệ giảm giá so với đồng nội tệ.

Tất nhiên, cũng có thể xảy ra thua thiệt khi tỷ giá biến động cao hơn so với tỷ giá kỳ hạn. Vì vậy những người dùng hợp đồng kỳ hạn thường phải có khả năng dự báo tỷ giá. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, người xuất khẩu luôn xác định được trước lượng chi phí phải bỏ ra để sản xuất hàng xuất khẩu và vì vậy với tỷ giá kỳ hạn, thông qua giao dịch ngoại hối kỳ hạn, người xuất khẩu không những có thể loại bỏ được rủi ro tỷ giá mà còn có thể xác định trước hiệu quả kinh doanh.

Khi các hợp đồng xuất khẩu chưa chắc chắn được ký kết. Đây là những trường hợp mà các dòng ngoại tệ phải thu trong tương lai chưa chắc chắn, doanh nghiệp nên ký hợp đồng mua quyền chọn bán đồng tiền đó (Option Contract).

Giả thiết, vào 1/1, doanh nghiệp đang chào hàng xuất khẩu trị giá 5 triệu EUR, thanh toán vào 31/12. Bản chào giá đã gửi đi nhưng thông báo chấp nhận của nhà nhập khẩu vẫn chưa có. Trong thời kỳ ba tháng này, DNXK không biết mình có ký được hợp đồng xuất khẩu hay không. Sự không chắc chắn này là nhân tố quan trọng trong việc lựa chọn chiến lược tự bảo hiểm sao cho hợp lý.

Doanh nghiệp muốn đảm bảo rằng biến động tỷ giá không tác động tới doanh nghiệp giữa thời điểm chào giá và thời điểm nhận được thanh toán nếu như doanh nghiệp giành được hợp đồng xuất khẩu.

Trong trường hợp này, nếu doanh nghiệp mua một quyền chọn để bán 5 triệu EUR vào ngày 31 tháng 12 thì sẽ tránh được nguy cơ nêu trên. Và nếu doanh nghiệp không giành được hợp đồng thì khoản lỗ mà doanh nghiệp phải chịu được giới hạn bởi khoản phí quyền chọn phải trả để mua hợp đồng quyền chọn.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể sử dụng hợp đồng quyền chọn tiền tệ để tự bảo hiểm rủi ro đối với những biến động về đồng tiền của đối thủ cạnh tranh nhằm đảm bảo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Sản phẩm của một doanh nghiệp cạnh tranh với các công ty từ các quốc gia khác có thể gặp bất lợi về sức cạnh tranh giá cả nếu đồng tiền của một đối thủ chính yếu đi. Bởi lẽ đồng tiền yếu đi sẽ cho phép đối thủ cạnh tranh này giảm giá sản phẩm của nó. Vì vậy doanh nghiệp phải đối mặt với những rủi ro đối với những biến động về đồng tiền của đối thủ, ngay cả khi nó không xuất khẩu theo đồng tiền đó. Ví dụ: một nhà xuất khẩu gạo Việt Nam xuất khẩu sang Nhật sẽ gặp bất lợi về cạnh tranh nếu đồng USD giảm giá, vì điều này cho phép

các đối thủ cạnh tranh chính ở Mỹ xuất sang Nhật với giá “thấp” hơn. Khi đó, việc mua các hợp đồng quyền chọn bán USD sẽ giúp các doanh nghiệp tránh bị lỗ nếu đồng USD mất giá đủ lớn. Điều này cho phép Nhà xuất khẩu gạo của Việt Nam bù trừ được một phần nào đó khả năng cạnh tranh bị mất đi.

- Các doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại với EU cần tích cực tìm kiếm thông tin về đồng EUR, đặc biệt là thông tin về tỷ giá của đồng tiền này nhằm hỗ trợ tích cực cho việc tính giá và lựa chọn đồng tiền thanh toán trong hợp đồng xuất nhập khẩu với khu vực EU. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi tỷ giá của đồng EUR so với đồng USD lên xuống thất thường, việc dự báo và dự đoán sớm về đồng EUR càng có vị trí quan trọng.

Hiện nay trên thị trường tài chính Việt Nam, đồng USD vẫn có vị trí quan trọng và có tỷ giá ổn định hơn so với đồng EUR. Vì vậy, khi tham gia hoạt động thương mại với các nước EU, nhất là các nước không bắt buộc sử dụng đồng EUR, doanh nghiệp Việt Nam nên xem xét lựa chọn phương tiện thanh toán giữa hai đồng tiền này để đảm bảo lợi ích cho mình. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng đồng tiền EUR do yêu cầu của đối tác, doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp bảo hiểm bằng các hợp đồng phái sinh như trên thị trường ngoại hối nhằm tránh được những tác động tiêu cực của đồng tiền này (nếu có).

Như vậy, sử dụng các biện pháp tự phòng vệ thông qua các công cụ phái sinh cho hoạt động mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng chủ lực ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất, nhập khẩu như xăng dầu, gạo, sắt thép… Thêm nữa, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cần quan tâm, áp dụng các công cụ phái sinh đối với rủi ro tỷ giá của đồng ngoại tệ trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu như tham gia hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi hay thậm chí đa dạng hoá ngoại tệ trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa

rủi ro hữu hiệu. Trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh

Một phần của tài liệu Nhập siêu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 105)