Chính sách thương mại

Một phần của tài liệu Nhập siêu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 70)

Chính sách thương mại là hệ thống các nguyên tắc, công cụ và biện pháp tích hợp mà Chính phủ áp dụng để điều chỉnh các hoạt động kinh tế đối ngoại của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó.

Các chính sách thương mại, đặc biệt là chính sách thúc đẩy xuất khẩu và quản lý nhập khẩu, có ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thương mại.

Từ nửa cuối những năm 90 đến nay, sau khi thị trường các nước khối Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) sụp đổ, Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn để cải cách hệ thống thương mại cho phù hợp với những cam kết về hội nhập kinh tế trong các Hiệp định song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết. Trong đó tập trung chủ yếu vào 4 lĩnh vực sau: ( 1) chính sách thương quyền (mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu); (2) chính sách phi thuế

quan (giảm hàng rào thuế quan, thực hiện ưu đãi thuế); (3) chính sách phi quan thuế (từng bước xoá bỏ hạn chế định lượng, giảm bảo hộ, trợ cấp, đơn giản thủ tục hải quan); và (4) Tham gia vào các thể chế song phương và đa phương. Cụ thể:

Thứ nhất, chính sách mở rộng quyền tham gia hoạt động thương mại quốc tế cho các doanh nghiệp

Chính sách mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp, cả khu vực nhà nước và tư nhân, đồng thời xoá bỏ chế độ Nhà nước độc quyền ngoại thương, xoá bỏ các đầu mối độc quyền xuất, nhập khẩu của Nhà nước được coi là khâu đột phá trong quá trình cải cách chính sách thương mại Việt Nam có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu và nhập khẩu, góp phần làm lành mạnh hoá cán cân thương mại của Việt Nam.

Việc mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã thúc đẩy tăng trưởng xuất nhập khẩu. Từ chỗ chỉ có một số doanh nghiệp Nhà nước được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, tính đến hết tháng 10 năm 2004, số lượng các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu đã lên đến 24.982 doanh nghiệp. Một thực tế cho thấy là, rằng với sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu có mức tăng trưởng cao hơn và ổn định hơn. Đặc biệt, cùng với sự tham gia ngày càng nhiều doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp của hai khu vực này tron tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ngày càng lớn.

Thứ hai, các biện pháp kiểm soát xuất, nhập khẩu phi thuế quan

Việc điều chỉnh hàng rào phi quan thuế có tác dụng đối với kiểm soát hàng nhập khẩu, do đó chính sách phi thuế quan là một trong những biện pháp điều chỉnh cán cân thương mại.

Đặc biệt, từ năm 2001, chính sách thương mại của Việt Nam đã tự do hoá hơn. Đầu năm 2001, Việt Nam công bố chính sách thương mại cho giai đoạn 2001 – 2005. Trong đó đưa ra định hướng cho việc giảm thuế, dỡ bỏ hạn chế số lượng và các biện pháp thương mại khác, nhằm đặt cơ sở cho việc gia nhập WTO. Đến cuối năm 2006, hạn chế số lượng nhập khẩu đã được dỡ bỏ chỉ còn hai sản phẩm (đường và dầu mỏ). Hầu hết các hạn chế số lượng xuất khẩu cũng đã được dỡ bỏ, trừ những hàng hoá được áp dụng bởi nước nhập khẩu theo hiệp định song phương.

Việc thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất, nhập khẩu phi thuế quan nói trên trong thời gian đầu của thời kỳ đổi mới đã có tác dụng kiểm soát và hạn chế nhập khẩu nên đã góp phần giảm thâm hụt cán cân thương mại. Tuy nhiên, cùng với tiến trình tự do hoá thương mại của Việt Nam thì các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế quan nói trên đã dần được dỡ bỏ, điều này trong thời gian đầu có thể làm gia tăng thâm hụt cán cân thương mại do tăng nhanh kim ngạch nhập khẩu, nhưng về lâu dài thì chính việc xoá bỏ các hàng rào phi thuế quan này sẽ tạo áp lực cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu và tạo ra tiềm năng để cán cân thương mại cân bằng bền vững.

Thứ ba, chính sách thuế quan

Tháng 4/1998 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Sau đó, do yêu cầu ngày càng cao của hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường thêm công cụ pháp lý để bảo vệ sản xuất trong nước trong điều kiện tự do hoá thương mại và để thống nhất các quy định về thuế xuất nhập khẩu được quy định tại các văn bản pháp lý khác như luật khuyến khích đầu tư trong nước, luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật dầu khí v.v…. , ngày 14 tháng 6 năm 2005 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu mới ban hành thay thế cho Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được ban hành trước đó.

Nhìn chung, nội dung của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu qua các lần sửa đổi bổ sung đã có nhiều thay đổi để phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Với chính sách thuế xuất, nhập khẩu mới đã góp phần tích cực trong việc khuyến khích, bảo hộ sản xuất trong nước và kiểm soát nhập khẩu theo định hướng của Nhà nước. Nhìn chung, các mặt hàng tiêu dùng đều chịu mức thuế suất cao (trừ một số loại được coi là thiết yếu). Tư liệu sản xuất, đặc biệt là các nguyên liệu thô có mức thuế suất thấp hơn hoặc không phải chịu thuế. Với hàng gia công cho nước ngoài hoặc hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng đưa vào khu chế xuất đều không phải chịu thuế hoặc được hoàn thuế sau khi xuất khẩu hàng hoá.

Việc cắt giảm thuế quan cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian qua. Kể từ khi Luật thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam lần đầu tiên được ban hành vào tháng 12 năm 1987 đến nay, chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có những bước tiến rõ rệt xét trên ba giác độ: (i) hài hoà hoá biểu thuế quan; (ii) thuế hoá các biện pháp phi thuế quan và cắt giảm thuế suất, đồng thời với việc dần đưa vào áp dụng các biện pháp bảo hộ bằng thuế quan hợp pháp và (iii) minh bạch hoá chế độ thuế quan và đơn giản hoá các thủ tục hải quan. Đến nay, mức thuế bình quân của Việt Nam là 18,2%. Hàng rào thuế quan được cắt giảm đã tạo điều kiện cho hoạt động nhập khẩu, góp phần giảm chi phí đầu vào cho sản xuất, khắc phục bất hợp lý về mức thuế suất nhập khẩu giữa nguyên liệu và thành phẩm, thu hẹp số lượng mức thuế suất. Cải cách hệ thống thuế góp phần giảm chi phí đầu vào cho sản xuất thay thế hàng nhập khẩu và cho xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, chính sách miễn giảm thuế xuất khẩu, hoàn thuế xuất khẩu, giảm thuế đối với nguyên liệu đầu vào phục vụ cho xuất khẩu v.v.. là những biện pháp khuyến khích xuất khẩu hiệu quả

góp phần tăng trưởng xuất khẩu ở mức cao trong những năm qua và cải thiện cán cân thương mại.

Mặc dù, có những tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu và cân bằng cán cân thương mại, nhưng trong điều kiện tự do hoá thương mại ngày càng sâu rộng thì chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay vẫn có những mặt hạn chế đến sự phát triển lâu dài của hoạt động xuất nhập khẩu và sự cân bằng bền vững của cán cân thương mại.

Thứ tư, tham gia vào các thể chế song phương và đa phương

Việc mở rộng hợp tác song phương và đa phương đã thúc đẩy cải cách trong nước, mở ra nhiều thị trường mới cho xuất khẩu cũng như thu hút đầu tư. Đến nay Việt Nam đã có quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới. Trong đó phải kể đến các thị trường mới, có dung lượng lớn đó là : các nước ASEAN, EU, Nhật Bản, Mỹ…. đã đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng lên nhanh chóng về quy mô và tốc độ phát triển.

Khi tham gia vào ASEAN năm 1995, là thành thành viên của AFTA, Việt Nam cam kết giảm thuế đánh vào hàng nhập khẩu của ASEAN xuống còn 5 – 10% trong vòng 10 năm và cam kết loại bỏ các hàng rào phi thuế quan đối với các hàng hoá trong CEPT. Việc tham gia vào AFTA làm cho thương mại của Việt Nam với ASEAN và những nước ngoài ASEAN tăng nhanh. Trong giai đoạn từ 1996 đến 2003, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN tăng 66% và nhập khẩu từ ASEAN tăng 99%.

Tháng 11/1998, Việt Nam gia nhập Diễn đàn kinh tế châu Á, Thái Bình Dương (APEC). Việt Nam đã đệ trình Kế hoạch hành động quốc gia để thực hiện tự do hoá thương mại vào năm 2020. Với số dân trên 2 tỷ người, chiếm 56% GDP và 46% kim ngạch buôn bán hàng hoá của thế giới, Châu Á – Thái bình dương có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Các nền kinh tế thành viên APEC là các đối tác chủ yếu về kinh tế, thương mại và

đầu tư, chiếm tới 80% kim ngạch ngoại thương của Việt Nam, 75% tổng số vốn đầu tư nước ngoài và APEC cũng là nguồn cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam.

Tháng 7/2000 Việt Nam ký hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ. Theo Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Việt Nam đã thực hiện những cam kết quan trọng để tự do hoá thương mại hơn, bao gồm cắt giảm thuế và hạn ngạch cùng các biện pháp cải cách thương mại khác như: tăng tính minh bạch, công bố trình tự giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền tác giả và thuận lợi hoá đầu tư. Đổi lại, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ được áp dụng chế độ tối huệ quốc và với thuế suất trung bình áp dụng với hàng hoá của Việt Nam giảm từ 40% xuống còn 3 – 4%. Sau Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, tốc độ xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng nhanh. Năm 2000, xuất khẩu sang Mỹ chỉ chiếm 4% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam, thì đến năm 2003, con số này đã lên tới 16%. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng gần 11 lần so với năm trước khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực vào cuối năm 2001. Hiện nay, thị trường Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Tháng 11 năm 2006, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Việc tham gia vào WTO sẽ giúp Việt Nam mở rộng được thị trường xuất khẩu, đặc biệt đối với hàng dệt may. Thêm nữa, việc tham gia WTO sẽ tạo lòng tin cho các nhà đầu tư ở Việt Nam qua đó sẽ thúc đẩy đầu tư trực tiếp vào Việt Nam .

Tóm lại, xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn 20 năm (1990 - 2009) đã đạt được nhiều thành tựu. Quy mô và tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu đã được mở rộng và tăng trưởng ở mức độ khá cao. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã có những chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến, chế tạo, nhóm hàng có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm

dần xuất khẩu hàng thô, hàng gia công có giá trị thấp. Thị trường xuất khẩu vừa mở ra thị trường mới, vừa thâm nhập và khai thác tốt hơn những thị trường đang có. Các chủ thể tham gia xuất khẩu không ngừng được mở rộng, đa dạng hóa và hoạt động ngày càng hiệu quả. Bên cạnh những thành tựu đạt được, xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1990-2009 còn có những hạn chế: quy mô xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người còn thấp, xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài, khả năng chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi để thâm nhập và khai thác thị trường xuất khẩu còn nhiều hạn chế, năng lực cạnh tranh còn yếu kém, hoạt động của mạng lưới đại diện của phía Việt Nam ở nước ngoài còn nhiều yếu kém, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chưa hợp lý.

Kim ngạch xuất khẩu suốt 16 năm qua (1993-2009) đều thấp hơn kim ngạch nhập khẩu, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhập siêu cao như: tăng trưởng kinh tế cao và đầu tư nước ngoài tăng mạnh, giá và lượng một số mặt hàng nguyên nhiên liệu nhập khẩu tăng, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu, nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao đối với hàng hoá nhập khẩu,…

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ NHẬP SIÊU CỦA VIỆT NAM

Xét về dài hạn, để giải quyết vấn đề nhập siêu, rõ ràng biện pháp hạn chế nhập khẩu không phải là cách thức tối ưu mà mỗi quốc gia lựa chọn. Nhập khẩu hàng hoá tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, một số nguyên liệu đầu vào thiết yếu....) cần được khuyến khích. Những nỗ lực khác nhằm giảm tiêu dùng dựa trên nhập khẩu nên thực hiện một cách có chọn lọc. Nhưng các biện pháp thay thế hàng hoá nhập khẩu bằng hàng hoá sản xuất trong nước với chất lượng tương đương hiển nhiên sẽ hữu ích.Việc thay thế nhập khẩu một cách bền vững, chỉ có thể đạt được thông qua quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và tạo lập môi trường thuận lợi cho đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài và đầu tư khu vực dân doanh.

Các biện pháp nhằm thay thế nhập khẩu bằng tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế và tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp hoàn toàn phù hợp với các hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu có thể được coi là giải pháp chủ yếu để hạn chế nhập siêu, lành mạnh hoá cán cân thương mại về dài hạn. Giải pháp mang tính lâu dài là đẩy mạnh chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu, xây dựng một cơ cấu kinh tế thực sự hướng về xuất khẩu dựa trên những lợi thế so sánh trong nước, có khả năng thích nghi với những thay đổi của nền kinh tế thế giới, nhằm vừa đáp ứng được mục tiêu tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, vừa nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Bên cạnh đó, để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu, cần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế dựa vào năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lại dựa trên nền

tảng các nhân tố kinh tế vĩ mô, quy định môi trường chung cho hoạt động kinh tế cả doanh nghiệp và chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong nước so với doanh nghiệp nước ngoài, cũng như các nhân tố kinh tế vi mô liên quan đến môi trường vi mô và các điều kiện bên trong của doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế vi mô đóng vai trò đặc biệt quan trọng và các quá trình cơ cấu lại nền kinh tế ngày càng tăng cường vai trò này. Những nỗ lực trong thời gian qua của Chính phủ nhằm hoàn thiện môi trường kinh doanh, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh quá trình hợp tác và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ tạo ra những hiệu ứng tích cực trong việc hoàn thiện năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa, khu vực và quốc tế. Để thực hiện được những yêu cầu trên, hai nhóm giải pháp chính cần được thực hiện là : (1) nhóm giải pháp từ phía Chính phủ và (2) nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nhập siêu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)