Chính sách tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu Nhập siêu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 64)

Tỷ giá hối đoái là một công cụ kinh tế vĩ mô chủ yếu để điều tiết cán cân thương mại quốc tế theo mục tiêu đã định trước của nhà nước. Nó ra đời từ hoạt động thương mại quốc tế và quay trở lại tác động thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển. Tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn đến xuất nhập khẩu hàng hoá và tư bản (vốn), giá cả hàng hoá trong nước, do đó nó có tác động không nhỏ đến nền kinh tế quốc dân. Khi tỷ giá giảm, tức giá trị đồng nội tệ giảm nên giá cả hàng hoá xuất khẩu tính bằng tiền nước ngoài giảm, sức cạnh tranh của hàng hoá đó trên thị trường thế giới sẽ tăng lên có tác dụng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá.

Trong cơ chế tỷ giá thả nổi, một mặt tỷ giá phụ thuộc vào cán cân thương mại trước đó (và các dòng ngoại tệ khác như vốn đầu tư nước ngoài, các khoản vay và viện trợ nước ngoài, kiều hối, du lịch, các khoản đầu tư/chuyển ra nước ngoài, và sự thay đổi quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia) nhưng mặt khác bản thân tỷ giá lại là yếu tố điều chỉnh cán cân thương mại trong tương lai trở về trạng thái cân bằng trong mối quan hệ tổng thể với các dòng vốn khác. Giả sử ở một thời điểm nào đó, nhu cầu nhập khẩu tăng cao khiến nhu cầu ngoại tệ trong nước tăng lên tương ứng. Nếu tỷ giá được thả nổi, giá ngoại tệ sẽ tăng một cách tương đối so với giá bản tệ. Sự tăng giá ngoại tệ khiến cho nhập khẩu trở nên đắt đỏ, đồng thời xuất khẩu lại được lợi. Nhờ cơ chế này khiến cho nhu cầu nhập khẩu giảm, xuất khẩu được lợi dẫn đến cung ngoại tệ sẽ tăng. Kết quả là không những nhập siêu giảm mà giá ngoại tệ cũng giảm trở lại. Cả cán cân thương mại và tỷ giá trở về trạng thái cân bằng.

Về mặt lý thuyết, thay đổi tỷ giá chủ yếu tác động đến cán cân thương mại. Tuy nhiên, thực tế đối với Việt Nam, tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại lại không rõ ràng. Kể từ năm 1997 khi khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra buộc chính sách tỷ giá hối đoái Việt Nam phải có những điều chỉnh thay đổi đáng kể.

Trong hai năm 1997 – 1998, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực, đồng tiền các nước trong khu vực giảm giá mạnh so với USD buộc Ngân hàng Nhà nước phải hai lần phá giá đồng Việt Nam và nới lỏng biên độ dao động lên 5%, sau tăng lên 10% và tiếp đó giảm xuống 7%.

Bảng 2.3: Mức độ mở rộng biên độ tỷ giá chính thức từ 1997 – 1998

Thời điểm Biên độ Tỷ giá chính thức Mức phá giá

27/02/1997 Từ 1% lên 5% Không đổi 4%

13/10/1997 Từ 5% lên 10% Không đổi 5%

16/02/1998 Không đổi Từ 11.175 lên 11.800 5,6%

07/08/1998 Từ 10% xuống +7% Từ 11.800 lên 12. 998 7%

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước, năm 2000

Kim ngạch xuất khẩu trong thời kỳ này tăng không đáng kể. Một mặt, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, tăng trưởng kinh tế của các nước bạn hàng lớn của Việt Nam giảm mạnh dẫn đến nhu cầu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang các nước đó cũng giảm. Đồng thời do đồng tiền của những nước này giảm giá nên giá hàng hoá của họ trên thị trường thế giới giảm theo, từ đó hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đã bị hàng hoá của các nước này cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới. Mặc dù tỷ giá danh nghĩa USD có điều chỉnh tăng nhưng tỷ giá đa biên thực tế của VND vẫn tăng mạnh và kết quả là không có tác động tích cực đến xuất khẩu trong thời kỳ này. Kim ngạch nhập khẩu có tăng chút ít nhưng tốc độ chậm hơn trước nên thâm

Giai đoạn 1999 đến nay, chính sách tỷ giá được điều chỉnh theo hướng tự do hoá, giảm dần yếu tố hành chính trong việc xác định tỷ giá giao dịch trên thị trường nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và làm cho nền kinh tế thích nghi dần với bối cảnh hội nhập kinh tế. Bên cạnh đó, thị trường ngoại hối quốc tế đã có sự thay đổi khi xuất hiện đồng EUR dần thay thế vị trí độc tôn xưa nay của đồng Đô la Mỹ. Việc phát hành đồng tiền chung Châu Âu (EUR) được đánh giá là một mốc son trọng đại trong lịch sử phát triển tiền tệ nhân loại. Trong thời gian lưu hành hơn 10 năm qua, đồng EUR đã trải qua những “thăng trầm” trên thị trường tiền tệ thế giới và ảnh hưởng phần nào đến hoạt động ngoại thương của Việt Nam.

Trong các năm 1999 – 2001, sự giao động tỷ giá VND/USD trên thị trường chính thức và thị trường tự do ngày càng thu hẹp, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng ở mức khá cao, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế. Có thể nói, năm 1999, tỷ giá đã được điều chỉnh ở mức gần hợp lý (tỷ giá thực = 0,966), do đó tỷ giá đã có tác động tích cực đối với hoạt động xuất khẩu. Năm 2000, do sức ép về cung cầu ngoại tệ và sự mất mát giá của các đồng tiền trong khu vực, VND cũng có xu hướng giảm giá so với USD. Việc ngân hàng nhà nước can thiệp kịp thời trên thị trường ngoại hối đã hạn chế sức ép giảm giá VND, dẫn đến tỷ giá VND/USD có tăng nhẹ song nhìn chung khá ổn định.

Mặc dù có sự điều chỉnh tỷ giá tăng ổn định nhưng không có tác động tích cực đối với hoạt động xuất khẩu, mặc dù trong năm 2000 kim ngạch xuất khẩu đạt 14,482 triệu USD, tăng 25,4% so với năm 1999. Sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2000 có được là nhờ những yếu tố cơ bản khác như: thứ nhất, giá dầu thế giới tăng đột ngột, nhờ đó kim ngạch xuất khẩu dầu thô tăng; thứ hai, xuất khẩu đã được mở rộng sang một số thị trường có tiềm

năng lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc; thứ ba, Chính phủ thực hiện các biện pháp điều hành hoạt động xuất khẩu mềm dẻo như: cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần được tham gia xuất khẩu trực tiếp, bỏ hầu hết hạn ngạch xuất khẩu, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu.

Bảng 2.4: Diễn biến tỷ giá 1999 – 2008 Mức biến động tỷ giá 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Trên thị trƣờng chính thức 0,98% 3,46% 3,93% 2,13% 1,56% 0,5% 0,715% 0,52% 0,61% 1,24% Trên thị trƣờng tự do 1,1% 3,4% 3,8% 2,1% 2,2% 0,4% 0,5% 0,4% 0,65% 1,9%

Xét về mặt lý thuyết thì khi có sự thay đổi tỷ giá theo xu hướng tăng lên sẽ có tác dụng khuyến khích hoạt động xuất khẩu, giảm bớt thâm hụt cán cân thương mại. Hơn nữa, sự tăng lên của tỷ giá có khả năng hạn chế nhập khẩu tràn lan nhằm bảo vệ sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của nước ngoài, góp phần giảm bớt căng thẳng về cầu ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu trên thị trường ngoại hối.

Cán cân thương mại của Việt Nam không phụ thuộc nhiều vào tỷ giá hối đoái là do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, là do cơ cấu hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Một tỷ trọng lớn hàng xuất khẩu của Việt Nam là các sản phẩm thô hoặc ở dạng sơ chế (dầu thô, thuỷ sản, cà phê, gạo, hạt điều, chè…) Sản lượng của các sản phẩm này lệ thuộc khá nhiều vào các điều kiện tự nhiên (trữ lượng tài nguyên, thời tiết, đất đai…) nên về cơ bản ít co giãn về nguồn cung ứng khi có sự thay đổi giá cả tương đối, đặc biệt trong ngắn hạn. Trong khi đó, các sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến thường được coi là nhạy cảm hơn với sự biến động của giá cả tương đối thì một số sản phẩm có kim ngạch khá như hàng may mặc, giày dép, điện tử, đồ gỗ lại phụ thuộc nặng nề vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, còn các sản phẩm chế biến khai thác chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nên ít khai thác được lợi thế từ sự thay đổi tỷ giá (đặc biệt là trong trường hợp phá giá đồng nội tệ). Về phía nhập khẩu, phần lớn hàng nhập khẩu của ta là máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên liệu và phụ tùng mà sản xuất trong nước chưa thể đáp ứng được và do vậy cũng ít nhạy cảm với những biến động của tỷ giá hối đoái. Thứ hai là các nguyên nhân khác như: khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu kém, cơ cấu thị trường xuất khẩu còn hạn chế, chính sách thương mại có xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước…

Ngoài ra, có nhiều yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hóa Việt Nam, trong đó tỷ giá đóng vai trò quan trọng. Tác động của tỷ

giá đến nền kinh tế như “con dao hai lưỡi”. Chính sách phá giá đồng nội tệ có thể kích thích xuất khẩu, làm tăng tổng cầu và sản lượng của nền kinh tế quốc dân, nhưng lại làm “tổn thương” đến các nhà sản xuất trong nước sử dụng các đầu vào nhập khẩu (do họ phải đối mặt với giá đầu vào và giá thành sản xuất cao hơn), nên cuối cùng chính các nhà sản xuất hàng xuất khẩu cũng gặp khó khăn. Ngược lại, nếu đồng nội tệ được đánh giá quá cao sẽ gây ra nhiều tác động xấu đối với nền kinh tế, như: khuyến khích nhập khẩu và thu hẹp xuất khẩu, cán cân thương mại sẽ ngày càng lún sâu vào thâm hụt, làm méo mó phân phối thu nhập theo hướng gây bất lợi cho những người sản xuất các mặt hàng có thể tham gia thị trường quốc tế, làm lợi cho ngành dịch vụ và các ngành sản xuất các mặt hàng không thể tham gia vào thương mại quốc tế. Từ đó làm mất ổn định quá trình di chuyển vốn và gắn liền với vấn đề nợ nước ngoài, làm cho môi trường kinh tế vĩ mô trở nên mất ổn định, gây bất lợi cho các hoạt động sản xuất và đầu tư trong nước.

Một phần của tài liệu Nhập siêu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 64)