Nhập siêu của Thái Lan

Một phần của tài liệu Nhập siêu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 36)

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống. Năm 1960 Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất. Những năm 1970 Thái Lan thực hiện chính sách sản xuất hướng vào xuất khẩu. Cơ cấu kinh tế Thái Lan chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ dần đóng vào vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế, vai trò của nông nghiệp giảm dần.

Trước khủng hoảng tài chính châu Á 1997, nền kinh tế đã trải qua nhiều năm tăng trưởng kinh tế nhanh do có ngành công nghiệp chế tạo phát triển giúp kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ 9,4% từ 1985 đến 1996. Có được thành tựu đó là nhờ Thái Lan đã tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động dồi dào và rẻ, thực hiện chính sách mở cửa kinh tế và khuyến khích khu vực tư nhân phát triển. Khoảng 60% lực lượng lao động của Thái Lan làm trong ngành nông nghiệp. Thái Lan là một quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Các sản phẩm nông nghiệp khác có sản lượng đáng kể là cá và các thuỷ sản đóng góp một phần lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Ngành công nghiệp chế tạo máy tính và đồ điện tử, hàng may mặc và giày da, đồ gỗ… phát triển mạnh theo hướng phục vụ xuất khẩu.

Kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan trong những năm gần đây tăng liên tục từ 68,1 tỷ USD năm 2002 lên 96,5 tỷ USD năm 2004, 110,9 tỷ USD năm 2005 và 152 tỷ USD năm 2007 chủ yếu nhờ vào sự hồi phục kinh tế của các bạn hàng lớn nhất của Thái Lan như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Ngoài ra xuất khẩu của Thái Lan còn được đẩy mạnh nhờ các thoả thuận tự do thương mại song phương như với Trung Quốc, Ấn Độ, Australia, New

Zealand, Peru, Bahrain. Những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Thái Lan là vải sợi, giày dép, các sản phẩm từ cá, gạo, đồ trang sức, máy vi tính và các thiết bị điện tử. Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng từ 64,2 tỷ USD năm 2002 lên 94 tỷ USD năm 2004 và 140 tỷ USD năm 2007 với các mặt hàng chủ yếu là nguyên liệu thô, hàng tiêu dùng, nhiên liệu. Thị trường nhập khẩu chính từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Malaysia, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Singapore.

Có được thành quả này, Chính phủ Thái Lan đã có những nỗ lực nhằm cải thiện cán cân thương mại. Cụ thể là :

Bảng 1.4: Cán cân thƣơng mại của Thái Lan giai đoạn 2000 – 2007

Năm

Giá trị: Triệu USD Tỷ lệ tăng trƣởng (%)

Tổng thƣơng

mại Xuất khẩu Nhập khẩu

Cán cân thƣơng mại Tổng thƣơng mại Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thƣơng mại 2007 292,053 152,095 139,958 12,137 12.98 17.25 8.69 1,180.07 2006 258,492 129,720 128,772 948 12.82 16.93 8.97 - 2005 229,112 110,937 118,175 -7,238 20.25 14.96 25.67 - 2004 190,536 96,502 94,034 2,468 22.87 20.57 25.32 -50.69 2003 155,072 80,039 75,033 5,006 17.13 17.44 16.80 27.84 2002 132,396 68,156 64,240 3,916 4.38 4.56 4.20 10.92 2001 126,835 65,183 61,652 3,531 -3.77 -6.38 -0.85 -52.57 2000 131,804 69,624 62,180 7,444 21.62 19.09 24.57 -12.93

Thứ nhất, cải thiện môi trường kinh tế

Thái Lan mặc dù vừa trải qua hàng loạt các cú sốc tiêu cực đối với nền kinh tế, GDP thực tế của Thái Lan đã tăng trưởng với mức trung bình hàng năm là 5,7% (mức lạm phát khiêm tốn ở mức 3,4%). Kết quả này bắt nguồn từ tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu và mức tiêu dùng trong nước. GDP bình quân đầu người tăng từ 2.007 đô la Mỹ trong năm 2002 đến 3.159 đô la Mỹ trong năm 2006, cao hơn nhiều so với mức trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế là 3.032 đô la Mỹ (1996). Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 2,4 % trong năm 2002 xuống còn khoảng 1,5% trong năm 2006.

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lần thứ 10 của quốc gia đã được xây dựng trên ý tưởng về xây dựng một nền kinh tế phản ứng linh hoạt với những cú sốc trong và ngoài nước, duy trì mức đầu tư và chi tiêu gia đình bền vững tăng trưởng với tốc độ ổn định. Thái Lan đặt ra các mục tiêu xoá đói giảm nghèo, triển khai chiến dịch chống tham nhũng mà mục tiêu đặc biệt là ở cấp cao với sự tham gia trực tiếp của chính phủ. Thái Lan cũng cải cách cơ cấu thuế, tăng hiệu quả của việc thu thuế, đối phó với tình trạng trốn thuế và giảm thiểu chi phí hoạt động cho các doanh nghiệp tại Thái Lan.

Thái Lan đồng thời cũng triển khai cơ chế đầu tư nước ngoài khá thông thoáng. Lượng vốn FDI tăng từ 11,5 tỷ USD năm 2003 tới 20,4 tỷ USD năm 2006. Tuy nhiên, tổng mức đầu tư vẫn thấp hơn so với thời kỳ trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế. Năm 1990 – 1996, FDI chiếm tới 40% GDP, tuy nhiên năm 2005, FDI chỉ chiếm 29%. Ngành công nghiệp chế biến vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu FDI của quốc gia, và tiếp theo các ngành bán buôn, bán lẻ và các hoạt động xuất nhập khẩu. Năm 2006, Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Thái Lan, theo sau là Nhật Bản, EC – 25 và Mỹ.

Thứ hai, cải thiện cơ cấu chính sách thương mại

Thái Lan là thành viên của WTO nên các điều luật, điều ước nằm trong khuôn khổ hiệp định chung của WTO được áp dụng triệt để cho các đối tác

thương mại của Thái Lan. Và ngược lại, các quy tắc đối xử cụ thể và đặc biệt được áp dụng theo quy định tại các thoả thuận song phương và đa phương WTO. Cải cách cơ chế luật pháp cũng được tiến hành trong kế hoạch phát triển hệ thống luật pháp quốc gia 2005 – 2008. Một số điều chỉnh đã được áp dụng trong quá trình xem xét cơ chế luật liên quan tới hải quan, bảo hộ sở hữu trí tuệ, luật cạnh tranh và luật phá sản.

Thái Lan cũng duy trì những cam kết và hỗ trợ cho tự do hoá của hệ thống thương mại đa phương, đặc biệt là cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh mối quan hệ thương mại truyền thống với các quốc gia lân cận, Thái Lan còn tập trung mở rộng mối quan hệ ra các nước Châu Á khác thông qua hiệp định thương mại tự do (FTA). Bên cạnh đó, Thái Lan đã hình thành một mạng lưới kinh doanh với những thoả thuận ưu đãi, song phương với một số đối tác thương mại quan trọng như Úc, Bahrain, Ấn Độ, Nhật Bản, Peru, New Zealand. Một số thoả thuận bao gồm tự do hoá thương mại trong dịch vụ.

Thứ ba, phá giá mạnh đồng Baht và tác động đến cán cân thương mại của Thái Lan

Do khó khăn về tài chính, thiếu ngoại tệ nghiêm trọng nên trong giai đoạn trước khủng hoảng, các nước Đông Á neo giữ tỷ giá cố định so với USD. Với Thái Lan việc thi hành chính sách tỷ giá hối đoái cố định so với đồng USD đồng nghĩa với việc đánh giá cao giá trị của đồng Baht trong khi giá trị của đồng USD với đồng Yên Nhật và các đồng tiền khác tăng rất mạnh. Tuy tỷ giá chính thức giữa đồng Baht với đồng USD có tăng lên, nhưng nếu theo học thuyết ngang giá sức mua thì đồng Baht đã giảm giá khoảng 20% so với đồng USD nhưng chỉ được điều chỉnh rất ít (khoảng 6%). Do đó, việc đồng Baht bị thả nổi là điều kiện cần thiết để trả lại giá trị đích thực của nó.

Từ năm 1996, tăng trưởng kinh tế của Thái Lan giảm đáng kể, tăng trưởng kim mạch xuất khẩu cũng giảm tương đối. Có nhiều nguyên nhân làm

giảm xuất khẩu của Thái Lan trong giai đoạn này bao gồm: Tăng trưởng thương mại toàn cầu suy giảm, tỷ giá hối đoái thực của các nước Đông Á lên giá, lượng cầu và giá của các mặt hàng xuất khẩu (đặc biệt là hàng điện tử) bị suy giảm. Thâm hụt tài khoản vãng lai của Thái Lan vào năm 1996 lên tới 8%GDP. Mức thâm hụt này tiếp tục được tài trợ bởi dòng vốn ngắn hạn nước ngoài chảy vào.

Do tài khoản vốn được tự do và những yếu kém trong việc kiểm soát các khoản nợ vay đã khiến ngày càng nhiều hơn các luồng vốn ồ ạt chảy vào Thái Lan. Chỉ trong 10 năm từ 1987 – 1996, đã có đến 100 tỷ USD đổ vào Thái Lan, trong đó vốn vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn do các tổ chức tài chính trong nước vay để đầu tư dài hạn vào bất động sản. Bên cạnh đó, tỷ giá được giữ gần như cố định ở mức 25 Baht/USD trong thời gian dài cộng với thâm hụt thương mại kéo dài đã khiến áp lực giảm giá đồng Baht ngày càng tăng

Dưới áp lực của những khoản nợ đến hạn và thâm hụt thương mại kéo dài, mặc dù đã bán ra gần 15 tỷ USD trong gần 40 tỷ dự trữ ngoại hối, nhưng Thái Lan đã không thể duy trì được mức tỷ giá hiện thời. Thái Lan đứng trước việc đồng Baht bị phá giá và kéo theo đó là cuộc khủng hoảng với những tổn thương nghiêm trọng đến nền kinh tế. Chỉ trong 1 ngày sau khi Chính phủ tuyên bố phá giá, đồng Baht mất hơn 20% giá trị rồi liên tiếp giảm. Tỷ giá Baht/USD tăng lên từ 25,61 lên đến 47.25 Baht/USD. Tỷ giá này làm tăng khả năng cạnh tranh hàng xuất khẩu của Thái Lan nói chung, nông thuỷ sản nói riêng, hạn chế nhập khẩu. Kết quả là Thái Lan giảm nhập siêu từ 9.5 tỷ USD năm 1991 xuống còn 4,6 tỷ USD năm 1997 và tiến tới xuất siêu 12,30 tỷ USD năm 1998.

Ngày 2 tháng 7 năm 1997, Thái Lan đã cạn kiệt các nguồn dự trữ ngoại hối trong nỗ lực bảo vệ đồng Bath tránh bị tác động của một cuộc đầu cơ lớn - buộc phải thả nổi đồng Bath và đồng tiền này ngay lập tức giảm giá mạnh.

Phản ứng dây chuyền đã lan rộng khi các nhà đầu tư rút vốn ra khỏi các nước có những triệu chứng kinh tế tương tự như Indonesia, Malaysia và Hàn Quốc.

Bảng 1.5: Diễn biến tỷ giá và cán cân thanh toán của Thái Lan giai đoạn 1996 – 1999

Năm 1996 1997 1998 1999

Tỷ giá Bath/USD 25.61 47.25 41.37 37.11

Xuất khẩu 54667 56734 52873 56800 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

% tăng xuất khẩu -1.91 3.78 -6.81 7.4

Nhập khẩu 63800 55200 3660 42800

% tăng nhập khẩu 0.7 -13.37 -33.7 16.9

Cán cân vãng lai -14350 -3011 14290 12500

Cán cân vốn 16504 -15500 17500 -10300

Nguồn: Số liệu thống kê kinh tế Thái Lan 2003, IMF

Đi liền với khủng hoảng tiền tệ là khủng hoảng ngân hàng. Lãi suất cao trong thời gian Chính phủ giữ ổn định tỷ giá đã đẩy các tổ chức tài chính và các đối tượng vay vốn lâm vào tình thế khó khăn. Các khoản vay bằng ngoại tệ tăng dẫn đến sự phá sản hàng loạt, các ngân hàng bắt đầu mất khả năng thanh toán khiến cho dòng vốn chảy ngược ngày càng ồ ạt hơn. Hàng loạt công ty tài chính của Thái Lan phá sản trước khi đồng Bath bị phá giá. Sau khi đồng Baht bị phá giá, trách nhiệm nợ phải trả tính ra đồng nội tệ của các khoản nợ nước ngoài tăng vọt, kéo theo sự phá sản của nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài chính khác.

Từ cuối những năm 1998 đến 2004, tỷ giá Bath/USD đôi lúc giảm và sau đó tăng nhẹ nhưng nói chung duy trì ở mức độ ổn định. Tỷ giá tăng nhẹ trong những năm 2005 – 2006 nhưng cho tới nay tỷ giá giảm do USD giảm giá. Mặc dù luôn luôn chú trọng tới xuất khẩu, nhưng Thái Lan đã phải chấp

nhận để tỷ giá của đồng nội tệ tăng hơn 20% so với USD và duy trì mức lạm phát trung bình ở mức 3% từ năm 2006 tới nay do Chính Phủ Thái Lan nhận thức được rằng trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay, nội tệ tăng giá so với USD là chính sách có lợi hơn. Mặt khác, số liệu cho thấy mặc dù đồng Bath Thái Lan lên giá tới 24% từ năm 2006 nhưng xuất khẩu của Thái Lan vẫn

Một phần của tài liệu Nhập siêu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 36)