Ngành công nghiệp phụ trợ còn non yếu

Một phần của tài liệu Nhập siêu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63)

Ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn èo uột. Tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành công nghiệp của Việt Nam còn rất thấp. Hiện nay, ở Việt Nam, một số ngành như dệt may, da giày, điện tử, ô tô, …đều phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài. Ví dụ, như ngành dệt may hàng năm sử dụng không dưới 500 triệu m2 vải để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng có đến 80% tổng số vải phải nhập khẩu. Chỉ riêng năm 2009, Việt Nam nhập số vải trị giá gần 4,3 tỷ USD, chưa kể đến những nguyên phụ liệu khác. Hay như ngành ô tô, Việt Nam có hơn 50 doanh nghiệp lắp ráp ô tô, nhưng chỉ có trên 60 doanh nghiệp cung cấp linh kiện, quá thấp so với con số 385 doanh nghiệp ở Malaixia và 2.500 doanh nghiệp ở Thái Lan. Ngành sản xuất ô tô đang là ngành có nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, nhưng tỷ lệ nội địa hóa chỉ đạt 3%- 7% giá thành, cung cấp được vài loại sản phẩm đơn giản, giá trị thấp. Sau 30 năm phát triển, ngành điện tử Việt Nam vẫn trong tình trạng lắp ráp cho các thương hiệu nước ngoài. Các doanh nghiệp điện tử trong nước vẫn gần như chỉ khai thác sản phẩm cũ, lợi nhuận thấp và giá trị gia tăng chỉ tăng 5%- 10%/năm. Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, các doanh nghiệp điện tử FDI phải nhập khẩu trên 90% linh kiện của nước ngoài. Do vậy, để kiềm chế và giảm nhập siêu cần phải tăng sản xuất đối với công nghiệp phụ trợ . Nếu công nghiệp phụ trợ phát triển chậm thì

nhập siêu khó có thể giảm nhanh được. Do vậy, có thể coi những yếu kém của nền công nghiệp trong nước là nguyên nhân chủ yếu làm cho việc kiểm soát nhập siêu chưa đạt được kết quả như mong đợi.

Một phần của tài liệu Nhập siêu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63)