Cảm biến vị trí trục khuỷu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống nhiên liệu động cơ DIEZEN (Trang 87)

b. Sử dụng van DRV (van điều khiển xả nhiên liệu về).

3.13. Cảm biến vị trí trục khuỷu.

Hình 6.29. Cấu tạo của cảm biến vị trí trục khuỷu.

1 – nam châm vĩnh cửu; 2 – thân; 3 – cacte; 4 – lõi từ; 5 – cuộn dây; 6 – bánh đà.

Cảm biến vị trí trục khuỷu ghi nhận vị trí gĩc quay của trục khuỷu đồng thời ghi nhận tốc độ của trục khuỷu. Việc xác nhận vị trí của trục khuỷu cũng chính là xác định vị trí của các pít-tơng của từng xi lanh. Thơng tin ghi nhận được gởi tới ECU bằng tín hiệu điện áp. ECU dựa vào thơng tin đĩ và kết hợp với các tín hiệu khác để điều khiển thời điểm phun nhiên liệu hợp lý.

Cảm biến vị trí trục khuỷu thường được đặt trên bánh đà hoặc đầu ra của trục khuỷu.

Cảm biến cĩ một nam châm vĩnh cửu tạp từ trường, cuộn dây quấn quanh lõi sắt non, được gắn trên một bánh răng tạo xung. Số răng trên bánh răng taọ xung cĩ thể khơng giống nhau ở mổi loại. Các răng được chia đều nhau riêng cĩ một vị trí khoảng cách giữa hai răng lớn khác thường (bỏ trống hai răng), vì vậy khi cảm biến quét qua vị trí này thì tín hiệu ra sẽ thay đổi. Dựa vào đĩ ECU sẽ nhận biết vị trí máy số 1.

Khi bánh răngtaọ xung quay gây ra sự thay đổi từ thơng gởi qua cuộn dây do sự thay đổi khe hở giữa bánh răng tạo xung và lõi từ. Lúc vị trí răng đứng đối diện với lõi từ thì từ thơng gởi qua cuộn dây là lớn nhất, lúc vị trí khe hở giữa hai răng đứng đối diện với lõi từ thì từ thơng gởi qua cuộn dây nhỏ nhất. Sự thay đổi từ thơng làm cuộn dây xuất hiện một sức điện động cảm ứng. Sức điện động cảm ứng là các xung mà mỗi xung ứng với một răng.

Tùy theo số xi lanh cĩ trong động cơ mà ECU tính tốn để nhận biết vị trí pít-tơng của cá máy cịn lại dựa vào các xung từ cảm biến gởi về.

Đối với loaiï bánh răng tạo xung cĩ 34 răng thì mỗi răng được chia khoảng 10 độ. Vị trí để nhận máy số 1 được chừa khuyết 2 răng. Như vậy mỗi vịng quay trục khuỷu sẽ tạo ra 34 xung.

Hình 6.30. Các xung được tạo ra từ cảm biến.

3.14. ECU.

ECU là trung tâm điều khiển của hệ thống Common-rail. ECU nhận tín hiệu từ các cảm biến và các bộ phận khác, tổng hợp các giá trị của các tín hiệu nhận được đĩ để tính tốn sau đĩ gởi tín hiệu đến điều khiển các bộ phận chấp hành.

Cùng lúc nhận tín hiệu từ nhiều đơn vị gởi về ECU sẽ tính tốn để tổng hợp đưa ra các tín hiệu gởi đến điều khiển áp suất nhiên liệu, điều khiển lưu lượng phun, thời gian phun và nhiều bộ phận khác phù hợp với điều kiện vận hành của động cơ tại thời điểm đĩ.

ECU điều khiển áp suất nhiên liệu trong ống phân phối thơng qua việc điều chỉnh SCV. ECU điều khiển thời điểm phun, lưu lượng phun thơng qua việc điều khiển kim phun. ECU điều khiển hệ thống EGR thơng qua việc điều khiển van EGR.

ECU cĩ chức năng kiểm tra chẩn đốn hệ thống Common-rail. Khi hệ thống cĩ sự trục trặc ở một số bộ phận thì ECU cĩ thể kiểm tra và phát hiện ra vị trí hư hỏng để gi vào bộ nhớ. Khi cĩ sự trục trặc trong hệ thống thì ECU điều khiển đèn báo lỗi động cơ hoạt động khơng bình thường. ECU cịn là cầu nối để vận hành các bộ phận chấp hành khi sử dụng thiết bị kiểm tra chẩn đốn. Thơng qua ECU thiết bị kiểm tra chẩn đốn sẽ ghi nhận các thơng tin của các bộ phận bằng việc dùng bộ điều khiển để vận hành các bộ phận chấp hành, hoặc ghi nhận từ những dữ liệu cĩ ghi trong bộ nhớ của ECU.

Ngồi ra ECU cịn cĩ khả năng dự phịng để khi động cơ gặp một số sự cố từ các bộ phận gởi tín hiệu thì sẽ lấy một giá trị được mặc định trong bộ nhớ để điều khiển động cơ.

3.15. EDU

EDU cĩ cơng dụng nhận tín hiệu điều khiển phun từ ECU để khuyếch đại tín hiệu (nâng cao điện áp) đĩ gởi đến vận hành kim phun, bởi vì tín hiệu điện áp từ ECU gởi tới điều khiển kim phun thấp khơng đủ để vận hành kim phun (nhấc kim).

Trong EDU cĩ hai mạch chính: + Mạch chuyển đổi điện áp; + Mạch điều khiển.

Hình 6.31. Cấu tạo mạch của EDU.

Chân A của EDU nhận tín hiệu điện áp từ accu, mạch chuyển đổi điện áp sẽ nâng điện áp của accu lên cao khoảng 150V.

ECU truyền tín hiệu điều khiển phun đến mạch điều khiển của EDU thơng qua các chân B, C, D,E của EDU.

EDU gửi các tín hiệu đến vận hành các kim phun thơng qua các chân H, I, J, K.

Chân L của EDU nối với chân cịn lại của các kim phun.

EDU gửi tín hiệu IJf đến ECU thơng qua chân F của EDU, tín hiệu này nhằm xác định kim phun cĩ phun hay khơng.

CHƯƠNG 7. CHẨN ĐỐN HƯ HỎNG VAØ SỮA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống nhiên liệu động cơ DIEZEN (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w