BỐI CẢNH MỚI TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CPH DNNN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương (Trang 74)

III TRỰC THUỘC BCN

3.1. BỐI CẢNH MỚI TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CPH DNNN Ở VIỆT NAM

Hiện nay, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. Tham gia vào sân chơi toàn cầu cũng có nghĩa là Việt Nam phải tuân thủ “luật chơi” chung. Trong quá trình hội nhập ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta có những cơ hội cần được tận dụng và phát huy để thúc đẩy quá trình CPH DNNN:

Sự mở cửa và cởi mở, thông thoáng trong chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Việt Nam hiện đang được đánh giá là một trong số không nhiều nước ở Châu Á có môi trường tốt cho thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Sự đánh giá này trong những năm qua được thể hiện bằng lượng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam ngày càng gia tăng, hiện đang tạo ra khoảng 16% GDP của đất nước. Sự mở cửa và cởi mở, thông thoáng trong chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước được đánh giá là yếu tố hàng đầu tạo nên môi trường đầu tư tốt này. Luật Đầu tư được ban hành năm 2006 đã xoá bỏ hàng rào và phân biệt đối xử, ngăn cách giữa đầu tư trong nước và đầu tư ngoài nước. Trong giới đầu tư nước ngoài hiện Việt Nam đang được khẳng định là “điểm đến của đầu tư”. Tâm lý và sự quan tâm lớn này đang là cơ hội tốt cho đẩy mạnh CPH DNNN ở nước ta.

Sự quan tâm lớn tạo nên nhu cầu lớn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong tham gia đầu tư ở nhiều lĩnh vực sản xuất và kinh doanh ở

trong và ngoài nước thì một nền kinh tế với sức vươn lên mạnh mẽ của các ngành, các lĩnh vực đầu tư ở tất cả các địa phương, vùng miền của đất nước đang tạo nên nhu cầu của chính bản thân các ngành, các lĩnh vực cần phát triển này đối với đầu tư. Nhu cầu nội tại này cùng với nhu cầu tìm kiếm cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư cũng đang tạo nên cơ hội tốt cho sự gặp gỡ cung và cầu cho các hoạt động đầu tư phát triển. Đáng chú ý là cơ hội này đang được tăng cường bởi một số yếu tố quan trọng trong quyết định đầu tư và chuyển dịch đầu tư sang thị trường Việt Nam. Một số yếu tố quan trọng trong quyết định đầu tư như dung lượng thị trường và tiềm năng thị trường (sức mua) lớn và tiềm tàng, giá nhân công rẻ, bối cảnh chính trị tốt… đang làm cơ hội thu hút vốn đầu tư phát triển.

Bên cạnh những điều kiện khách quan hết sức thuận lợi trên thì Đảng và Chính phủ cũng đang hết sức nỗ lực cải thiện môi trường thể chế. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN tiếp tục được hoàn thiện mà nội dung chủ yếu là: hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh, làm cho chế độ cổ phần, sở hữu hỗn hợp trở thành hình thức sở hữu chủ yếu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế; hoàn thiện thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường; hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường. Các văn bản luật, các chế tài, quy định từng bước được hoàn thiện theo sự phát triển của cơ chế thị trường. Đó là cơ hội tốt để có thể tạo môi trường thông thoáng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đối xử bình đẳng với tất cả các thành phần kinh tế, tôn trong sự hoạt động khách quan của cơ chế thị trường. Tất cả những yếu tố trên đã và đang hỗ trợ tính cực cho quá trình CPH DNNN ở Việt Nam hiện nay

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi đó thì cũng đặt ra những khó khăn thách thức trong những năm tới đối với nền kinh tế nước ta nói chung và đối với quá trình CPH DNNN nói riêng, đó là:

Quy mô nền kinh tế còn nhỏ với đa phần là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém; Sự yếu kém về năng lực quản lý nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng; Một sân chơi cần thiết cho công ty cổ phần là thị trường chứng khoán cón rất non trẻ và sơ khai, chứa đựng nhiều rủi ro; Sự thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu quốc tế; Hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, nhất là ở khu vực DNNN, gây khó khăn, cản trở quá trình CPH DNNN.

Hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã và đang có ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường tài chính và vì vậy tác động tiêu cực đến quá trình CPH DNNN ở Việt Nam, cụ thể: luồng vốn đầu tư vào Việt Nam có khả năng giảm, thị trường chứng khoán sẽ khó có thể sôi động trở lại trong thời gian ngắn vì các nhà đầu tư đang gặp khó khăn về tài chính, việc huy động vốn trong và ngoài nước của cả Chính phủ và doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp niêm yết sẽ gặp khó khăn hơn.

Về tổng thể, các yếu tố trên sẽ là thách thức trong việc huy động, khơi thông các nguồn lực tài chính cho đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu trong thời gian tới, đặc biệt nó ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình đẩy mạnh CPH DNNN ở nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)