Hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành CPH.

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương (Trang 83 - 87)

III TRỰC THUỘC BCN

3.3.2.1. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành CPH.

cho các doanh nghiệp tiến hành CPH.

*Thứ nhất: Về chính sách đối với người lao động.

- Về vấn đề bảo hiểm xã hội (BHXH):

BHXH là yếu tố quan trọng trong việc giải quyết vấn đề lao động trong CPH DNNN. Người lao động có tâm lý e ngại đi đào tạo lại để chuyển sang nghề khác, đặc biệt là những nghề có mức lương thấp hơn vì lý do là khi về hưu ở nghề mới, lương hưu sẽ thấp hơn so với khi về hưu ở nghề cũ, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không hoặc rất khó sắp xếp và sử dụng hợp lý lao động của mình sau khi CPH.

Vấn đề nợ BHXH: Thực tế trong những năm qua cho thấy, khi thực hiện CPH doanh nghiệp nói riêng và sắp xếp doanh nghiệp nói chung đều gặp trường hợp phải xử lý – đó là vấn đề nợ BHXH. Trong quá trình CPH, vấn đề nợ BHXH cần phải được giải quyết ngay trước khi chuyển đổi để người lao động yên tâm và không để dây dưa loại nợ này. Trong CPH, mặc dù không đề cập riêng vấn đề xử lý nợ bảo hiểm mà nó được đề cập trong xử lý nợ nói chung, tức là được tính toán trừ vào giá trị doanh nghiệp. Cuối cùng, là nợ BHXH cũng chưa thể được giải quyết vì đó là tài sản, là giá trị doanh nghiệp, không phải là tiền để trả nợ.

Để thúc đẩy quá trình CPH DNNN, cần thiết phải tháo gỡ những vướng mắc đang gặp phải. Cụ thể có thể giải quyết theo hai hướng: Hướng thứ nhất, cần tháo gỡ ngay trong các chính sách về cải cách doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp chuyển đổi giải quyết vấn đề BHXH, đặc biệt các doanh

nghiệp thực sự khó khăn về tài chính để giải quyết phần nợ về BHXH; Hướng thứ hai, cần có những điều chỉnh trong chính sách BHXH.

- Về chế độ ưu đãi mua cổ phần trong DN:

Các cơ quan ban hành văn bản, chế độ CPH cần quan tâm hơn nữa đối với chế độ mua cổ phần ưu đãi trong DN CPH. Theo quy định hiện hành, người lao động được mua 100 cổ phần cho 01 năm công tác nhưng bình quân một cán bộ công nhân viên chỉ được mua 50 cổ phần cho 01 năm công tác theo mức giá ưu đãi. Nguyên nhân là do ngoài số cổ phần của Nhà nước chiếm 51%, số cổ phần bán cho người lao động chỉ còn lại là 29%/vốn điều lệ. Vì vậy, nên chăng cần sửa đổi theo hướng quy định chi tiết hơn về mức ưu đãi (không theo hướng một mức như hiện nay là 40% so với giá ưu đãi) nhằm đảm bảo quyền lợi công bằng của người lao động trong các DN khi thực hiện CPH để họ được hưởng đúng và đủ chế độ ưu đãi mua cổ phần trong DN.

- Về chế độ đối với lao động dôi dư trong DN CPH:

Phía DN cần chủ động xây dựng kế hoạch giải quyết lao động dôi dư trên cơ sở Phương án CPH của DN. Phải phân loại để xác định số lao động dôi dư, đưa ra hướng giải quyết cụ thể:

+ Cho nghỉ hưu trước tuổi đối với người gần đến tuổi nghỉ hưu. + Đào tạo lại để tái sử dụng, hỗ trợ để chuyển sang ngành nghề mới. Phía Nhà nước cần có các biện pháp hỗ trợ để DN có điều kiện thực hiện hiệu quả các phương án mà DN đó xây dựng. Trên thực tế, một số DN của Bộ đã phát sinh lượng lao động dôi dư khá lớn sau CPH. Vì vậy, các DNNN thuộc Bộ Công thương, sau CPH đã xác định được lực lượng lao động dôi dư nhưng lại không có phương án khả thi để giải quyết do DN không có nguồn để chi trả phần trợ cấp mất việc cho người lao động. Các DN đều có nguồn quỹ dự phòng trợ cấp mất việc cho lao động dôi dư nhưng số dự trữ quá nhỏ, không đủ kinh phí để giải quyết trợ cấp cho số lao động dôi dư ở DN mình.

* Thứ hai: Về cơ chế xác định giá trị doanh nghiệp.

Kiên quyết bằng các phương pháp thị trường trong thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp cho những doanh nghiệp chuẩn bị CPH, đồng thời điều chỉnh lại giá trị doanh nghiệp của những doanh nghiệp đã CPH giai đoạn trước khi có Nghị định số 109/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/6/2007 nhằm xác định chính xác số lượng cổ phần bán lần đầu và số lượng cổ phần cần bán bổ sung, giúp cho các DN CPH tăng quy mô vốn, thực hiện và mở rộng quy mô đầu tư, đổi mới công nghệ, góp phần vào việc tăng trưởng của DN CPH và khắc phục được hiện tượng bán cổ phần khép kín trong nội bộ doanh nghiệp, làm thất thoát tài sản của nhà nước:

- Xoá bỏ việc xác định giá trị doanh nghiệp thông qua hội đồng (như quy định của Nghị định số 187/2004/NĐ-CP). Thực hiện xác định giá trị DN thông qua các tổ chức chuyên nghiệp để nâng cao tính minh bạch trong định giá (như quy định của Nghị định số 109/2007/NĐ-CP).

- Thực hiện lành mạnh hoá tình hình tài chính của các công ty nhà nước thuộc Bộ Công thương trước khi chuyển sang công ty cổ phần, quy định rõ trách nhiệm của người quản lý, điều hành doanh nghiệp trong việc xử lý tồn tại về tài chính, quy định việc chuyển giao tài sản, công nợ đã loại ra khỏi giá trị DN CPH phải được chuyển giao ngay cho công ty mua bán công nợ và tài sản tồn đọng của DN để tiếp tục thu hồi và xử lý.

- Bổ sung quy định về xác định giá trị tài sản là quyền sử dụng đất của DN sát với giá thị trường và phù hợp với quy định của Luật Đất đai ban hành năm 2003, trong đó:

+ Đối với diện tích đất DN CPH đang sử dụng làm mặt bằng xây dựng trụ sở, văn phòng giao dịch, xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh thì DN CPH được quyền lựa chọn thuê đất hoặc giao đất theo quy định của Luật Đất đai.

Nếu DN CPH lựa chọn hình thức thuê đất thì không tính giá trị đất vào giá trị DN CPH. DN CPH tiếp tục ký hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Nếu DN CPH thực hiện hình thức giao đất thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN CPH và giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị

doanh nghiệp sẽ do uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường và công bố vào ngày 01 tháng 1 hàng năm theo quy định của Chính phủ.

+ Đối với diện tích đất mà Nhà nước đã giao cho DN xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê, xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị DN CPH. Giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị DN CPH thực hiện theo quy định đối với trường hợp DN CPH thực hiện hình thức giao đất.

* Thứ ba: Về cơ chế bán cổ phần:

Kiên quyết xoá bỏ cơ chế bán cổ phiếu theo giá sàn cho người lao động trong DN và các nhà đầu tư chiến lược mà phải tuân thủ theo quy định của Nghị định số 109/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/6/2007. Đó là bán cổ phiếu với giá bằng 60% giá đấu thành công bình quân. Có như vậy, CPH mới thực sự gắn với thị trường, tránh thất thoát tài sản, góp phần đấu tranh chống tham nhũng (đặc biệt đối với trường hợp chỉ bán cổ phần trong nội bộ DN). Việc bán cổ phần theo phương thức bán đấu giá công khai thực hiện như sau:

- Đấu giá tại các tổ chức tài chính trung gian, nếu khối lượng cổ phần bán ra có giá trị nhỏ hơn 10 tỷ đồng. Trường hợp không có tổ chức tài chính trung gian nhận bán đấu giá cổ phần thì ban chỉ đạo CPH DN trực tiếp tổ chức bán đấu giá cổ phần tại DN.

- Đấu giá tại Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán nếu khối lượng cổ phần bán ra có giá trị từ 10 tỷ đồng trở lên. Trường hợp DN CPH có khối lượng cổ phần bán ra dưới 10 tỷ đồng có nhu cầu thực hiện bán đấu giá tại Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán thì cơ quan có thẩm quyền CPH quyết định.

- Thực hiện bán cổ phần ưu đãi cho người lao động trong công ty cổ phần với mức giá bằng 60% giá đấu thành công bình quân, người lao động chỉ được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại doanh nghiệp. Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư khác không thấp hơn 25% vốn điều lệ và cổ phần bán cho các tổ chức công đoàn tại DN CPH

không quá 3% vốn điều lệ (số cổ phần này do tổ chức công đoàn nắm giữ và không được quyền chuyển nhượng).

Tuy nhiên, cũng qua một số cuộc đấu giá trên thị trường chứng khoán bước đầu cũng xuất hiện một số bất cập, cần sớm nghiên cứu, tháo gỡ để việc đấu giá cổ phần trên thị trường thu được thành công lớn hơn. Cụ thể:

- Việc công bố thông tin về DN đấu giá cần được xác định bổ sung chi tiết hơn về nội dung báo cáo tài chính của một số năm gần đây nhất (3 năm tài chính trước khi CPH) để nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.

- Quy trình đấu giá hiện thời áp dụng còn thủ công (bỏ phiếu tại các hòm phiếu), làm hạn chế khả năng tham gia rộng khắp của nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Cần bổ sung quy định bỏ phiếu dưới các hình thức hiện đại hơn (qua hòm thư, qua mạng…) để có khả năng thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

- Khối lượng cổ phần đấu giá cần nghiên cứu đề có thể chia làm nhiều lần đấu giá (đối với DN có quy mô lớn) để tránh hiện tượng bán đấu giá không hết, hoặc nếu hết thì cũng không thu được giá tối ưu cho Nhà nước và DN.

- Cần dành một tỷ lệ cổ phiếu nhất định để bán cho các nhà đầu tư nhỏ thông qua việc đăng ký cổ phần nhưng không ghi mức giá cụ thể, mà nhà đầu tư chấp nhận mức giá mua bình quân của thị trường, để đảm bảo cho một tỷ lệ cổ phiếu bán ra công chúng cho một số nhà đầu tư nhất định, tránh việc tập trung cổ phiếu vào tay một số nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)