III TRỰC THUỘC BCN
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CPH DNNN THUỘC BCN 1 Kết quả
2.3.1. Kết quả
Công tác CPH DNNN thuộc BCN được Bộ xác định là nhiệm vụ quan trọng để đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước và được Bộ triển khai từ năm 1994. Tuy nhiên, những năm đầu khi tiến hành CPH (từ 1994 đến 2002), số lượng DNNN thuộc BCN tham gia CPH còn rất ít và tiến độ triển khai còn chậm chạp không đúng theo dự kiến, cụ thể BCN chỉ chuyển được 45 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp sang công ty cổ phần với tổng giá trị phần vốn Nhà nước là 264,5 tỷ đồng.
Đặc biệt từ sau khi có Nghị quyết TW3, TW9 (khoá IX), nghị quyết Đại hội X của Đảng, công tác CPH DNNN đã được Bộ xác định là một trong những nhiệm vụ hàng đầu cần tập trung chỉ đạo để thực hiện kế hoạch mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ trong giai đoạn từ 2003-2005 là phải CPH 285 đơn vị (trong đó có 195 doanh nghiệp độc lập và 90 bộ phận doanh nghiệp).
Trong vòng 3 năm từ 2003-2005 BCN đã thực hiện CPH được 281 đơn vị (trong đó 192 doanh nghiệp độc lập và 89 bộ phận doanh nghiệp), đạt 98,5% so với kế hoạch được giao, cụ thể:
- Năm 2003, CPH được 90 đơn vị (trong đó có 54 doanh nghiệp độc lập và 36 bộ phận doanh nghiệp) vượt 75% kế hoạch cả năm.
- Năm 2004, CPH được 91 đơn vị (trong đó có 56 doanh nghiệp độc lập và 35 bộ phận doanh nghiệp) vượt 75% kế hoạch cả năm.
- Năm 2005 CPH được 100 đơn vị (trong đó có 82 doanh nghiệp độc lập và 18 bộ phận doanh nghiệp) vượt 86% kế hoạch cả năm.
- Năm 2006 CPH được 55 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp. - Năm 2007: CPH được 3 Tổng công ty; 2 công ty nhà nước độc lập trực thuộc BCN và 9 công ty thành viên của Tổng công ty.
Nếu tính từ đầu năm 2006 đến hết tháng 12/2007 BCN đã chuyển được 69 đơn vị sang CTCP. Năm 2006 đã thực hiện CPH thí điểm Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt nam theo quyết định số 06/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tổng số vốn của Nhà nước tại các đơn vị đã CPH (từ tháng 1/2006 đến tháng 12/2007) là 5.007,6 tỷ đồng, tổng số vốn điều lệ là 5.371 tỷ đồng, trong đó phát hành thêm cổ phiếu với trị giá là 294 tỷ đồng, tổng giá trị cổ phần Nhà nước nắm giữ là 59,42% vốn điều lệ, người lao động trong doanh nghiệp CPH tham gia mua cổ phần chiếm 21,9% tổng vốn điều lệ, cổ phần bán ra bên ngoài doanh nghiệp là 18,68% vốn điều lệ.
Các DNNN sau khi CPH đã hoạt động năng động hơn, tài chính doanh nghiệp được lành mạnh hơn và lao động dôi dư của các doanh nghiệp đã được sắp xếp, xử lý. Vì vậy các doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển. Qua khảo sát của Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp ở 136 DNNN đã CPH trên một năm cho thấy: Các hoạt động đều có hiệu quả hơn so với trước khi CPH. Cụ thể:
Về vốn điều lệ: Nhiều doanh nghiệp sau khi CPH đã bổ sung tăng vốn điều lệ từ lợi nhuận sản xuất kinh doanh hoặc phát hành thêm cổ phiếu, điển hình là các đơn vị sau: CTCP May Bình Minh thuộc Tập đoàn Dệt may Việt
Nam vốn điều lệ tăng từ 18 tỷ đồng lên 36 tỷ đồng; Công ty Giầy Đồng Nai thuộc Tổng công ty Giầy Việt Nam vốn điều lệ tăng từ 23 tỷ đồng lên 43 tỷ đồng; CTCP Đá mài thuộc Tổng công ty Máy và thiết bị công nghiệp vốn điều lệ tăng từ 7,49 tỷ đồng lên 10,4 tỷ đồng; CTCP Cát Lợi thuộc tổng công ty Thuốc lá Việt Nam vốn điều lệ tăng từ 50 tỷ đồng lên 80 tỷ đồng.
Về doanh thu: Có 76% doanh nghiệp sau khi CPH doanh thu tăng hơn trước khi CPH, điển hình là các đơn vị sau: CTCP sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị điện của Công ty Than nội địa thuộc Tập đoàn công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam doanh thu tăng từ 133 tỷ đồng lên 270 tỷ đồng; CTCP may Đồng Nai thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam doanh thu tăng từ 99 tỷ đồng lên 266 tỷ đồng, CTCP bê tông ly tâm Thủ Đức thuộc Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam doanh thu tăng từ 55 tỷ đồng lên 84 tỷ đồng…
Về nộp ngân sách: Có 65% doanh nghiệp nộp ngân sách cao hơn trước khi CPH, điển hình là các đơn vị sau: CTCP đầu tư thương mại dịch vụ than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, nộp ngân sách tăng từ 31 tỷ đồng lên 58 tỷ đồng, CTCP May Việt Thịnh thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam nộp ngân sách tăng từ 1,2 tỷ đồng lên 6,2 tỷ đồng, CTCP xây dựng công nghiệp nhẹ số 2 thuộc Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam nộp ngân sách tăng từ 1,6 tỷ đồng lên 4,2 tỷ đồng.
Về lợi nhuận: Có 80% doanh nghiệp hoạt động có lãi so với trước khi CPH, điển hình là các đơn vị sau: CTCP Điện tử Biên Hòa thuộc Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam, trước khi CPH lãi 1,5 tỷ đồng, sau một năm lãi 15 tỷ đồng; tương ứng ở CTCP đại lý tàu biển thuộc Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam trước khi CPH lãi 1,2 tỷ đồng, 5,3 tỷ đồng; ở CTCP phân lân Ninh Bình thuộc Tổng công ty Hóa chất Việt Nam, trước khi CPH là 6,2 tỷ đồng, 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, còn một số ít công ty được CPH (chiếm 6%) vẫn còn bị lỗ: điển hình là CTCP Giấy Vạn Điểm thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam lỗ 14,9 tỷ đồng, CTCP Dệt Đông Nam thuộc Tập đoàn Dệt-May Việt Nam lỗ 8 tỷ đồng…
Về cổ tức: Do sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên nhiều CTCP có cổ tức cao. Trong đó có khoảng 71% CTCP có cổ tức đạt trên 10%/năm, điển hình là các đơn vị sau: CTCP Than Tây Nam thuộc Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, cổ tức đạt 25%/năm; CTCP bê tông ly tâm Thủ Đức thuộc Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam, cổ tức đạt 25%/năm; CTCP bê tông ly tâm An Giang thuộc Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam, cổ tức đạt 22%/năm.
Về lao động: Có 45% số doanh nghiệp có lao động tăng hơn trước khi CPH, nhất là các doanh nghiệp Dệt-May, điển hình là CTCP may Hồ Gươm tăng 1.900 lao động, CTCP may Việt Hưng tăng 1000 lao động, CTCP may 10 tăng 2000 lao động…
Về kết quả kinh doanh nói chung của các DNNN của BCN (nay thuộc BCT): Kết quả công tác CPH của BCN đã góp phần quan trọng để ngành Công nghiệp có tốc độ tăng trưởng khá và ổn định trong mấy năm qua, cụ thể: Năm 2001 tăng 14,8%, năm 2002 tăng 15%, năm 2003 tăng 16,1%, năm 2004 tăng 16%, năm 2005 tăng 16,8%, năm 2006 tăng 16,8%, năm 2007 tăng 17%, các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận sau thuế, nộp ngân sách đều tăng, riêng số lao động thì giảm xuống. Có thể thấy được kết quả kinh doanh nói chung của các DNNN thuộc BCN sau CPH qua số liệu kết quả thực hiện CPH ở một số Tổng công ty của Bộ này
Bảng 4: Kết quả thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở một số Tổng công ty thuộc Bộ Công thương STT Tên công ty cổ phần Vốn Nhà nước khi CPH (Tr.đ) Vốn điều lệ 01/01/2007 (Tr.đ)
Doanh thu Nộp ngân sách Lợi nhuận sau thuế Số lao động Thu nhập bình quân người Cổ tức bình quân năm 2006 (Tr.đ) Năm trước CPH (Tr.đ) Năm 2006 (Tr.đ) Năm trước CPH (Tr.đ) Năm 2006 (Tr.đ) Năm trước CPH (Tr.đ) Năm 2006 (Tr.đ) Năm trước CPH (Tr.đ) Năm 2006 (Tr.đ) Năm trước CPH (Tr.đ) Năm 2006 (Tr.đ) I TCT Thiết bị Điện VN 29.926 57.964 193.531 231.291 4.590 5.650 6.443 10.314 1.164 1.115 1.646 1.785 10,34 II TCT Rượu-bia-NGK HN 137.685 200.625 575.522 831.173 221.747 294.182 33.465 76.871 1.979 1.797 2.278 3..344 18,94 III TCT Rượu-bia-NGK SG 183.000 376.000 599.178 944.493 189.217 219.242 40.226 93.339 1.981 1.642 2.471 3.354 10,20 IV TCT Xây dựng CN VN 174.449 256.036 222.382 2598.197 45.534 52.598 21.104 44.231 10.418 9.066 1.295 1.990 11,17 V TCT Động lực và Máy NN 56.148 91.142 944.053 1197.819 4.573 28.202 2.083 6.121 1.643 1.449 1.154 1.645 6,17 VI TC Động lực Máy và TBCN 70.747 71.468 308.035 364.586 14.927 18.982 6.945 17.473 2.614 2.005 1.470 1.758 10,62 Tổng cộng 651.955 1.053.235 4.742.701 6.167.559 480.588 618.856 110.266 248.349 19.799 17.074 1.543 2.193 11,8
Tóm lại, công tác CPH DNNN của BCN trong những năm qua nhìn chung là thuận lợi. Bộ luôn luôn bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để quán triệt, hướng dẫn và phối hợp cùng các doanh nghiệp giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình cổ phần hoá. Kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị đã chuyển sang công ty cổ phần đã chứng minh được sự đúng đắn, hiệu quả của giải pháp này. Sau CPH, giá trị phần vốn Nhà nước được xác định tăng lên, các nguồn lực khác của doanh nghiệp, như: diện tích đất, máy móc thiết bị, nguồn tài nguyên được khai thác sử dụng hiệu quả hơn. Nhiều tồn đọng về vốn, tài sản, lao động, công nợ dây dưa…do lịch sử để lại đã được giải quyết. Từ đó có thể khẳng định: CPH là xu thế phát triển doanh nghiệp, phù hợp với hội nhập khu vực và quốc tế; mô hình công ty cổ phần tạo cho doanh nghiệp năng động hơn trong đầu tư phát triển, dễ dàng phát hành thêm cổ phiếu thu hút thêm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; người lao động làm chủ doanh nghiệp thực sự hơn, tài chính doanh nghiệp được minh bạch hơn nên người lao động phấn khởi, yên tâm, tạo động lực cho phát triển doanh nghiệp; trách nhiệm cán bộ quản lý cao hơn, năng động hơn; các chế độ mua cổ phần ưu đãi đã động viên người lao động hăng hái mua cổ phần.