Hạn chế và nguyên nhân 1 Hạn chế

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương (Trang 67 - 72)

III TRỰC THUỘC BCN

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 1 Hạn chế

2.3.2.1. Hạn chế

Sự phân tích ở trên cho thấy CPH DNNN thuộc BCN là giải pháp quan trọng để tăng quy mô vốn, phát huy quyền tự chủ của các chủ sở hữu vốn trong doanh nghiệp, tăng hiệu quả kinh doanh, xoá bỏ độc quyền, tăng khả năng cạnh tranh và cải thiện rõ rệt đời sống người lao động trong doanh nghiệp, từ đó làm tăng tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp nói riêng cũng như toàn bộ xã hội nói chung. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cổ phần hoá diễn ra còn chậm và nhiều vướng mắc. Dưới đây là một số vướng mắc khó khăn chủ yếu:

- Về xác định giá trị doanh nghiệp: Thực tế một số doanh nghiệp khi xác định giá trị doanh nghiệp để CPH, do bị vướng mắc về tài chính như công nợ dây dưa không giải quyết dứt điểm được, lỗ cộng dồn quá lớn, không đủ điều kiện để giải thể, phá sản doanh nghiệp theo luật định. Một số doanh nghiệp di chuyển mặt bằng sản xuất ra ngoài thành phố, vướng mắc về đối tác liên doanh với nước ngoài nên việc xác định giá trị doanh nghiệp CPH gặp rất nhiều khó khăn, cản trở. Việc xác định giá trị lợi thế của doanh nghiệp dựa trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận sau thuế/giá trị vốn Nhà nước trước khi CPH và lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ là chưa hợp lý. Vì lợi nhuận của doanh nghiệp tạo ra không phải chỉ có bộ phận vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mà là toàn bộ vốn kinh doanh nói chung của doanh nghiệp, nên tính như vậy là không chính xác, từ đó dẫn đến việc xác định giá trị doanh nghiệp cũng không chính xác.

Như vậy, việc xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp cần phải được làm rõ, nhằm xác định giá trị thực tế phần vốn có khả năng sinh lời của Nhà nước tại doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc huy động vốn (kêu gọi góp vốn) trong việc chuyển đổi cơ cấu sở hữu nhà nước tại các DNNN CPH. Đây không phải là bán đứt DNNN, phạm trù này khác với việc CPH DNNN, nên nhìn nhận rằng: Việc xác định giá trị doanh nghiệp chủ yếu là phục vụ cho việc CPH và cũng chỉ là một công đoạn trong toàn bộ quy trình chuyển đổi, là toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm CPH, có khả năng sinh lời. Giá trị doanh nghiệp được xác định không phải chỉ dựa vào giá trị của các phương tiện sản xuất, nhà cửa, nguyên vật liệu, mà điều quan trọng hơn lại chính là khả năng sử dụng các phương tiện thiết bị, phục vụ sản xuất kinh doanh và tạo lợi nhuận.

Vấn đề đặt ra là phải tính toán đúng đắn, có tính đến yếu tố quản lý mới sau CPH, không để gây thiệt hại đến phần vốn hiện có của Nhà nước tại doanh nghiệp, nhưng đến nay vẫn chưa được Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể. Bộ Tài chính chưa hướng dẫn phương pháp xác định giá trị thương quyền và giá trị lợi thế về đất. Các doanh nghiệp CPH được giao mặt bằng nhà, xưởng

ở những vị trí thuận lợi, sau CPH cho thuê lại để kiếm lời, không đúng với mục tiêu sản xuất kinh doanh mà Nhà nước không có cơ sở để quản lý được. Việc định giá xây dựng nhà xưởng, kho bãi thực hiện theo khung giá đã lạc hậu, nhưng chậm được sửa đổi. Việc giao tài sản cố định để CPH còn nhiều quan điểm khác nhau (giao toàn bộ, hay xem xét chỉ giao một phần), tính hoặc không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp. Nếu tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp, thì hiện tại chưa có hướng dẫn của Chính phủ và chưa có bảng giá chuẩn theo giá thị trường để áp giá cho doanh nghiệp.

- Chính sách CPH DNNN chưa bao quát đầy đủ tính đa dạng, phức tạp và phù hợp với thực trạng DNNN tại Bộ Công nghiệp trước đây.

+ Những doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh cao, nhiều người mua cổ phần thì triển khai dễ dàng, còn những doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh thấp, hoặc trước mắt chưa có hiệu quả thì rất khó bán cổ phần. Những doanh nghiệp trong diện sắp xếp để thực hiện phương án CPH thường là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiết bị, công nghệ chưa được đầu tư đổi mới, sức cạnh tranh còn yếu. Do đó, CPH không hấp dẫn với người mua cổ phần. Vì vậy doanh nghiệp không thể thu hút được vốn để đầu tư máy móc thiết bị, đổi mới dây chuyền công nghệ và đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến làm chậm tiến trình CPH DNNN có quy mô nhỏ, vốn ít.

+ Việc nắm giữ cổ phần chi phối của Nhà nước: Theo Chỉ thị số 01/2003/CT-TTg, ngày 16/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ, những doanh nghiệp có số vốn trên 5 tỷ đồng đang sản xuất kinh doanh có lãi thì CPH lần đầu Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối 51%. Như vậy số lượng cổ phần chi phối nhà nước nắm giữ quá nhiều. Trong số hơn 345 đơn vị đã CPH tính đến hết năm 2007, thì có 185 doanh nghiệp mà nhà nước nắm cổ phần chi phối, chiếm 53% số doanh nghiệp đã CPH. Vì vậy, số cổ phần còn lại không đủ để bán ưu đãi cho người lao động, cho nhà đầu tư chiến lược và không còn cổ phần để bán ra ngoài. Đó cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng CPH khép kín trong nội bộ doanh nghiệp.

+ Với những DNNN có quy mô nhỏ thì hình thức CPH chủ yếu là bán phần vốn hiện có tại doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành thì 30% số cổ phần còn lại sau phần để lại cho Nhà nước và bán giá ưu đãi cho CBCNV, sẽ được đưa ra bán đấu giá cho đối tượng ngoài doanh nghiệp là quá ít, chưa huy động được nguồn vốn dồi dào đầu tư từ xã hội, hạn chế khả năng của các nhà đầu tư tiềm năng trong và ngoài nước. Mặt khác số doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng và niêm yết ra thị trường vẫn còn quá ít.

+ Việc xử lý công nợ phải thu, phải trả, nhất là nợ phải thu khó đòi: một số doanh nghiệp Nhà nước CPH tại Bộ Công nghiệp gặp khó khăn khi đối chiếu hồ sơ, chứng từ gốc, thất lạc do qua nhiều đời giám đốc và kế toán trưởng (đặc biệt đối tượng nợ là các doanh nghiệp ở nước ngoài và các doanh nghiệp đã giải thể).

+ Về chế độ ưu đãi cho người lao động trong DNNN tại BCN khi CPH, có ý kiến cho rằng, chưa đủ độ khuyến khích để người lao động quan tâm và hưởng ứng. Ngoài ra, còn phải tính đến khả năng tài chính để mua cổ phần của người lao động trong các doanh nghiệp CPH. Chế độ ưu đãi cho người lao động trong các DNNN khi CPH còn cào bằng giữa các doanh nghiệp CPH, chưa có chế độ hỗ trợ cho vay mua cổ phần đối với người lao động trong DNNN có khó khăn.

* Cơ chế, chính sách với các doanh nghiệp sau CPH

- Một số cơ chế, chính sách sau CPH chưa động viên được doanh nghiệp, sau CPH như: vay vốn ngân hàng khó hơn vì phải thế chấp, không còn tín chấp như DNNN, chính sách đền bù khi di chuyển mặt bằng ra ngoài thành phố, không được ưu đãi như DNNN. Do vậy, đã làm ảnh hưởng đến tính tích cực của DNNN thực hiện CPH.

- Do chưa có hướng dẫn rõ, quyền, nghĩa vụ của công ty, chế độ, chính sách gắn với vấn đề bảo hiểm xã hội;... nên các doanh nghiệp thuộc BCN sau CPH vẫn phải vận dụng các quy định như đối với DNNN để hoạt động như: Định mức duyệt quỹ lương, chế độ nâng bậc lương, thi lên bậc thợ... Nhận thức về công ty cổ phần chưa đúng và đầy đủ, các cổ đông, hoặc không sử

dụng hết quyền của mình, hoặc sử dụng quá vai trò, quyền hạn của cổ đông, cho nên đưa ra những đòi hỏi vượt quá thẩm quyền.

- Vấn đề quan hệ quản lý nhà nước với doanh nghiệp sau CPH:

Có nhiều doanh nghiệp sau CPH tại Bộ Công nghiệp chưa được tổ chức hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và điều lệ công ty cổ phần, không xác định rõ mối quan hệ giữa các cổ đông, hội đồng quản trị và ban giám đốc, nên vẫn điều hành theo kiểu DNNN (hầu hết sử dụng ban lãnh đạo cũ để điều hành công ty cổ phần). Chưa xác định rõ cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp CPH. Vấn đề đặt ra là cần phải làm rõ cơ quan nào là đầu mối tổng hợp, giải quyết những vướng mắc, chịu trách nhiệm tuyên truyền, cung cấp thông tin, phổ biến chính sách để doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật, chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật và trách nhiệm quản lý kinh doanh phần vốn Nhà nước trong các DNNN CPH.

- Vấn đề cổ phần và quản lý cổ phần của Nhà nước: Đối với cổ phần Nhà nước cần xem xét để xử lý các vấn đề tồn tại sau:

+ Cơ quan nào của Nhà nước có thẩm quyền quyết định bán bớt hoặc tăng vốn cổ phần Nhà nước, kể cả việc dùng cổ tức được chia để tái đầu tư tăng cổ phần Nhà nước, hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn rõ ràng, dẫn đến sự chậm trễ trong các quyết định của công ty.

+ Vấn đề tăng vốn và điều chỉnh cơ cấu vốn, khi công ty cổ phần muốn tăng vốn điều lệ, nhưng cổ đông nhà nước không muốn, nhất là trường hợp cổ phần của Nhà nước là cổ phần chi phối. Không giải quyết được vấn đề này sẽ hạn chế sự thu hút thêm vốn cho sự phát triển của công ty.

+ Cần xác định rõ người đại diện sở hữu cổ phần nhà nước và người trực tiếp quản lý cổ phần nhà nước tại công ty cổ phần, thẩm quyền trách nhiệm của họ, đặc biệt là vấn đề trách nhiệm. Đây là nội dung chưa được hướng dẫn trước khi có Nghị định số 73/2000/NĐ-CP ngày 06/12/2000 của Chính phủ và kể cả sau khi có Nghị định. Do thiếu sâu sát, nên đã cử người đại diện không đủ thẩm quyền, dẫn đến quyết định của hội đồng quản trị công ty chậm, triển

khai quyết định chậm, lỡ thời cơ kinh doanh, hoặc không thể hiện được vai trò, trách nhiệm (kể cả quyền lợi) của người kiêm nhiệm chức trách quản lý các công ty cổ phần (nhất là cổ phần chi phối) của Nhà nước.

- Đối với các doanh nghiệp sau CPH thuộc BCN còn phải tiếp tục giải quyết những tồn đọng của quá trình CPH như:

+ Chưa xử lý dứt điểm nợ tồn đọng (nợ khó đòi) trước khi CPH nên doanh nghiệp sau khi CPH tiếp tục gặp khó khăn trong đòi nợ, trả lãi đối với khoản nợ khó đòi này. Mặc dù Chính phủ đã có những cơ chế tạo điều kiện cho phép các DNNN xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng, cũng chỉ giới hạn ở các khoản nợ đã xác định được là không có khả năng thu hồi (con nợ đã bị giải thể, phá sản, bị chết, đang thi hành án hoặc đang bỏ trốn trong khi người thân có quan hệ thừa kế không có khả năng thanh toán nợ). Những khoản nợ tồn đọng nhiều năm do cơ chế cũ để lại cũng khó có khả năng thu hồi, con nợ còn tồn tại thì doanh nghiệp sau khi chuyển đổi vẫn phải kế thừa và không xử lý được. Đây chính là gánh nặng của doanh nghiệp sau CPH.

+ Một số công ty sau CPH vẫn tiếp tục giữ hộ Nhà nước số tài sản không cần dùng nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, điều đó dẫn đến việc quản lý tài sản không rõ ràng giữa tài sản của doanh nghiệp với tài sản giữ hộ Nhà nước và doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục khai thác số tài sản giữ hộ.

+ Thủ tục chuyển quyền sử dụng đất trong doanh nghiệp nhìn chung là khó khăn, phức tạp và kéo dài. Do không tính giá trị sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi CPH (nhất là các doanh nghiệp ở thành phố lớn, có vị trí địa lý tốt) nên đã có sự chênh lệch giá trị cổ phần rất lớn, từ chính giá trị quyền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)