Nâng cao năng lực quản lý của Nhà nƣớc trong CPH

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương (Trang 87 - 88)

III TRỰC THUỘC BCN

3.3.2.2. Nâng cao năng lực quản lý của Nhà nƣớc trong CPH

Nâng cao năng lực quản lý của Nhà nước trong CPH là một giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng trong thực tiễn. Mặc dầu, đến nay Chính phủ đã có các văn bản triển khai thực hiện CPH DNNN, các ngành, các cơ quan chức năng đã có thông tư hướng dẫn thực hiện (Bộ Tài chính, Bộ lao động và thương binh xã hội…). Các cơ quan Nhà nước có quyền lực để thực hiện CPH (các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố…) đã được thành lập và đi vào hoạt động. Đã có sự phối hợp giữa các cơ quan từ trung ương đến địa phương trong quá trình thực hiện CPH nhưng để thúc đẩy

vững chắc hơn nữa CPH DNNN nói chung và các DNNN thuộc Bộ Công thương nói riêng, cần tiếp tục nâng cao năng lực quản lý của nhà nước trong cổ phần hoá:

Thứ nhất, nâng cao năng lực của cơ quan nghiên cứu và ban hành các văn bản, quy định CPH DNNN.

Cần rà soát lại các văn bản pháp luật đã ban hành, tiến hành những sửa đổi cần thiết cho phù hợp với tình hình mới, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển các CTCP và CPH DNNN.

Trên cơ sở các văn bản, những quy định hiện hành về CPH và kinh nghiệm thực tiễn về CPH trong nước và quốc tế, tiến hành hoàn thiện thành hệ thống bộ luật chi tiết và đồng bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác CPH.

Cần nghiên cứu ban hành cơ chế quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào các DN thuộc mọi thành phần kinh tế để theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn của DN trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phát huy cao nhất nguồn vốn của các DN, đặc biệt là các DN thu được lượng vốn lớn từ các kênh đầu tư thông qua giải pháp CPH.

Thứ hai: phát huy vai trò của các Trường Đại học và chuyên nghiệp

Cần phát huy tốt vai trò của các Trường Đại học và chuyên nghiệp, đặc biệt là các trường thuộc khối kinh tế và trung tâm nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng nghiệp vụ về chứng khoán và TTCK để làm tốt việc trao đổi, cung cấp thông tin, bồi dưỡng nghiệp vụ, đào tạo đủ lực lượng cán bộ và nhân viên chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu CPH DNNN, quản lý CTCP, xây dựng và phát triển TTCK. Trong điều kiện nước ta hội nhập với kinh tế quốc tế và khu vực thì vấn đề đào tạo và nâng cao khả năng ngoại ngữ cho lực lượng cán bộ, nhân viên nói trên là yêu cầu cấp bách. Nếu không sớm đưa ra giải pháp để khắc phục tồn tại này thì có thể đây là trở ngại tương đối lớn trong quá trình CPH của nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)