Nhóm giải pháp về tƣ tƣởng và tổ chức CPH

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương (Trang 90)

III TRỰC THUỘC BCN

3.3.3. Nhóm giải pháp về tƣ tƣởng và tổ chức CPH

Quá trình CPH ở nước ta từ khi triển khai thí điểm đến nay đã được gần 20 năm, quá trình CPH ở nước ta chủ yếu xuất phát từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ, từ các quan hệ chủ yếu là hiện vật chuyển sang kinh tế thị trường. Do vậy, việc tăng cường ý thức tư tưởng cho cán bộ lãnh đạo và người lao

động về CPH là giải pháp rất quan trọng để thúc đẩy quá trình CPH các DNNN thuộc Bộ Công thương. Sau đây là một số nội dung chủ yếu:

Thứ nhất: Tăng cường công tác tư tưởng phục vụ CPH.

- Tổ chức, tuyên truyền trong cấp uỷ, đảng viên trong tất cả các cấp lãnh đạo và cơ sở quán triệt đầy đủ và thống nhất chủ trương của Đảng về CPH DNNN, hăng hái tham gia công tác CPH trong các doanh nghiệp. Quán triệt đầy đủ và thông suốt chủ trương CPH DNNN, uốn nắn những nhận thức sai lệch, quan điểm sai trái để có sự thống nhất cao trong cấp uỷ Đảng, chính quyền, Đoàn thể trong các doanh nghiệp thuộc Bộ Công thương.

- Tổ chức, tuyên truyền sâu rộng và giải thích cho người lao động trong các doanh nghiệp hiểu và nhận thức đúng đắn những nội dung cơ bản của chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về CPH DNNN. CPH DNNN là quá trình chuyển đổi DNNN từ một chủ sở hữu thành doanh nghiệp đa sở hữu, là biện pháp hữu hiệu để cơ cấu lại doanh nghiệp, lợi ích của các cổ đông, lợi ích của người lao động, lợi ích của nhà nước gắn liền với nhau, có như vậy mới đảm bảo được sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

- Phát huy vai trò các tổ chức Đoàn thể trong doanh nghiệp như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ….để họ thực sự trở thành những tổ chức tuyên truyền có hiệu quả về đường lối chính sách của Đảng về CPH DNNN cho người lao động.

- Phổ cập rộng rãi các kiến thức chủ yếu về đầu tư trong kinh tế thị trường, về các tổ chức kinh tế trong đó có CTCP, về thị trường chứng khoán.

Thứ hai: Kiện toàn và nâng cao năng lực của cán bộ tham gia thực hiện công tác CPH

- Nâng cao năng lực của cán bộ chủ chốt trong doanh nghiệp, đặc biệt là cán bộ trực tiếp tham gia công tác CPH. Kiện toàn bộ máy chỉ đạo, điều hành CPH doanh nghiệp để họ thực sự là những người tham mưu trực tiếp, chuyên tâm, tích cực đối với nhiệm vụ được giao.

- Tiếp tục kiện toàn Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Ban chỉ đạo CPH… bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đảm bảo công

tác tham mưu cho lãnh đạo trong việc thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

- Phối hợp mời các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán về các doanh nghiệp để họ trực tiếp thuyết giảng về chế độ, chính sách doanh nghiệp và người lao động được hưởng từ việc CPH DNNN, để họ thực sự an tâm và gắn bó với doanh nghiệp.

Thứ ba: Tăng cường sự chỉ đạo của Bộ Công thương đối với công tác CPH.

Việc tăng cường sự chỉ đạo sát sao của Bộ Công thương là giải pháp quan trọng và có tác động lớn đến tiến độ và sự thành công của công tác CPH ở các DNNN trực thuộc Bộ. Dưới đây là các biện pháp cụ thể của giải pháp:

- Tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra tại các DNNN trực thuộc nhằm kịp thời nắm bắt thực trạng tài chính của các doanh nghiệp.

- Ban hành các văn bản nội bộ để chỉ đạo, chấn chỉnh công tác tài chính ở các đơn vị.

- Tăng cường công tác giám sát, đánh giá hiệu quả các doanh nghiệp. Thành lập Ban đánh giá giám sát doanh nghiệp tại Bộ và các doanh nghiệp trực thuộc.

- Phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan và các địa phương để giải quyết nợ tồn đọng và các khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp trực thuộc Bộ.

- Tổ chức các cuộc họp, Hội nghị với cán bộ trực tiếp thực hiện công tác CPH để trao đổi kinh nghiệm và cùng giải quyết, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện CPH DNNN.

- Đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch sắp xếp, CPH và kịp thời đề xuất các biện pháp để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong quá trình CPH.

KẾT LUẬN

Cổ phần hoá DNNN là một nội dung cơ bản của đổi mới DNNN ở Việt Nam. CPH DNNN khác biệt về bản chất với tư nhân hoá DNNN. Điều đó thể hiện ở sự khác biệt giữa CPH và tư nhân hoá về mục tiêu, hình thức và nội dung. Tính tất yếu khách quan của CPH DNNN xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi của quá trình xã hội hoá sản xuất trên thực tế; từ yêu cầu đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường; từ sự thay đổi về vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường; từ sức hấp dẫn

của các công ty cổ phần trong he thống các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường.

Việc nghiên cứu kinh nghiệm cổ phần hoá DNNN của một số nước Châu Á cho thấy đây là vấn đề được các quốc gia hết sức quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế của mình. Tuy nhiên việc áp dụng những kinh nghiệm ấy phải tính tới các đặc điểm mang tính đặc thù của Việt Nam nói chung, của ngành công thương nói riêng.

Trong thời gian qua, CPH DNNN ở Bộ Công nghiệp (nay thuộc Bộ Công thương) đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghiệp nói riêng, của kinh tế nước ta nói chung. Điều đó thể hiện ở số doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hoá, ở hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, còn tồn tại nhiều vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai, thực hiện cổ phần hoá, cũng như hoạt động của các DNNN sau cổ phần hoá. Những vướng mắc khó khăn này chủ yếu là ở cơ chế, chính sách cổ phần hoá; cơ chế, chính sách đối với các doanh nghiệp sau cổ phần hoá.

Để đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN ở Bộ Công thương trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó có các nhóm giải pháp chủ yếu là: tạo lập điều kiện cần thiết cho cổ phần hóa các DNNN; môi trường thể chế; tư tưởng và tổ chức cổ phần hoá.

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)