Thực tiễn CPH DNNN thuộc Bộ Công nghiệp 1 Xác định giá trị doanh nghiệp CPH

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương (Trang 54 - 57)

III TRỰC THUỘC BCN

2.2.2.Thực tiễn CPH DNNN thuộc Bộ Công nghiệp 1 Xác định giá trị doanh nghiệp CPH

2.2.2.1. Xác định giá trị doanh nghiệp CPH

Xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành CPH được BCN coi là khâu quan trọng quyết định đến tiến trình CPH DNNN tại BCN. Từ năm 1994 đến cuối năm 2007 BCN đã 2 lần tổng kiểm kê tài sản, xác định lại giá trị tài sản và vốn của các DNNN. Ngoài ra, hàng năm giá trị tài sản của các DNNN thuộc Bộ công nghiệp còn được điều chỉnh từng phần theo tốc độ trượt giá của thị trường. Những kết quả của việc kiểm kê, đánh giá đó chủ yếu được xác định theo nguyên tắc định giá cũ, thiếu những căn cứ của giá cả thị trường trong việc xác định giá trị tài sản. Do vậy việc xác định giá trị doanh nghiệp CPH không thể căn cứ hoàn toàn vào giá trị kiểm kê tài sản đó được.

Qua kinh nghiệm thực tiễn của một số nước thực hiện CPH thành công, cho thấy việc xác định giá trị doanh nghiệp là một vấn đề rất khó khăn và phức tạp. Chính vì vậy, một trong những vấn đề quan trọng cần phải giải quyết kịp thời, để góp phần thúc đẩy tiến trình CPH DNNN tại DCN là tìm ra cách thức và phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp sao cho hợp lý, đảm bảo thuận mua, vừa bán giữa Nhà nước (chủ sở hữu) với người mua cổ phần (cổ đông).

Căn cứ pháp lý để xác định giá trị doanh nghiệp CPH các DNNN của BCN là: Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28/5/2003, Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004, Thông tư số 39/2004/TT-BTC ngày 11/5/2004, Thông tư số 40/2004/TT-BTC ngày 30/5/2004, Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004, Nghị quyết số 993/NQ-UBTVQH ngày 08/12/2006. Đặc biệt là theo điều 22 của Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 thì các doanh nghiệp CPH có tổng giá trị tài sản theo sổ sách kế toán từ 30 tỷ đồng trở lên hoặc giá trị vốn Nhà nước theo sổ sách kế toán từ 10 tỷ đồng trở lên hoặc có vị trí địa lý thuận lợi phải thuê các tổ chức có khả năng định giá, như: Công ty kiểm toán, Công ty chứng khoán, Tổ chức thẩm

định giá, Ngân hàng đầu tư trong và ngoài nước có chức năng định giá thực hiện tư vấn và xác định giá trị doanh nghiệp.

Việc xác định giá trị DNNN thuộc diện CPH thuộc BCN được áp dụng theo phương pháp tài sản. Theo phương pháp này, giá trị doanh nghiệp được đánh giá theo giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, đó là toàn bộ giá trị tài sản thể hiện trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Giá trị phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo sổ kế toán được xác định bằng cách: lấy toàn bộ giá trị tài sản theo sổ kế toán của doanh nghiệp trừ các khoản nợ phải trả, số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Giá trị thực tế của doanh nghiệp được loại trừ giá trị tài sản thuê, mượn, nhận góp liên doanh liên kết, giá trị tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý, các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi, các khoản đầu tư dài hạn vào các doanh nghiệp khác, tài sản thuộc công trình phúc lợi được đầu tư bằng nguồn quỹ khen thưởng, phúc lợi…

Việc xác định giá trị doanh nghiệp của các DN CPH thuộc BCN đã thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước. Qua khảo sát thực tế tại BCN, tính từ năm 1994 đến cuối 2007 thì tổng số doanh nghiệp được xác định giá trị là 395 doanh nghiệp thực hiện CPH. Trong đó có 126 DN thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp qua tổ chức tài chính định giá. Tổng giá trị doanh nghiệp xác định là 45.096.134 triệu đồng, so với sổ sách tăng 13,24% với mức tăng tuyệt đối là 5.284.479 triệu đồng, chiếm 17,74% tổng số tài sản của các doanh nghiệp thuộc BCN. Tổng giá trị thực tế vốn Nhà nước là 14.496.084 triệu đồng, tăng 47,85% với mức tăng tuyệt đối là 4.691.185 triệu đồng, chiếm 12,65% tổng số vốn nhà nước của các doanh nghiệp thuộc BCN. Tổng giá trị tài sản không tính vào giá trị doanh nghiệp là 1.054.084 triệu đồng (chiếm 10,76% giá trị vốn Nhà nước theo sổ sách), có 85 doanh nghiệp xử lý nợ phải thu khó đòi là 67,339 triệu đồng. Xử lý số lỗ lũy kế cho 67

doanh nghiệp với số lỗ là 736.487 triệu đồng (chiếm 5,57% giá trị vốn Nhà nước theo sổ sách).

Trong số các doanh nghiệp đã xác định giá trị thì có 204 doanh nghiệp có vốn Nhà nước dưới 10 tỷ đồng, 70 doanh nghiệp có vốn Nhà nước từ 10 tỷ đến 30 tỷ đồng, 12 doanh nghiệp có vốn Nhà nước từ 30 tỷ đến 50 tỷ đồng, 98 doanh nghiệp có vốn Nhà nước trên 50 tỷ đồng. Trong 395 doanh nghiệp được xác định giá có 28 doanh nghiệp có lợi thế kinh doanh với giá trị lên tới 240.137 triệu đồng. 60 doanh nghiệp có liên doanh và đầu tư dài hạn, khác với tổng mức là 915.976 triệu đồng (chiếm 6,32% giá trị vốn Nhà nước sau khi xác định lại). Trên cơ sở xác định giá trị doanh nghiệp, BCN đã chỉ đạo và triển khai công tác bán cổ phần. Việc bán cổ phần được thực hiện công khai và theo đúng chế độ quy định. Những doanh nghiệp có mức bán ra ngoài trên 10 tỷ đồng, đã thực hiện bán qua trung tâm giao dịch chứng khoán. Trên cơ sở giá đấu bình quân thành công để thực hiện bán cổ phần ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp và cho nhà đầu tư chiến lược theo đúng đối tượng, số lượng và có bản cam kết của họ.

Trong 395 doanh nghiệp thực hiện CPH (tính đến hết 2007) có tổng vốn điều lệ 15.166.016 triệu đồng. Trong đó phát hành thêm là 1.430.896 triệu đồng. Tổng giá trị cổ phần Nhà nước nắm giữ là 8.826.621,31 triệu đồng (chiếm 58,2% tổng vốn điều lệ). Tổng số người lao động trong doanh nghiệp CPH tham gia mua cổ phần là 175.988 người, được mua cổ phần ưu đãi với giá trị cổ phần theo mệnh giá là 1.538.746 triệu đồng (chiếm 10,14% tổng số vốn điều lệ). Mặt khác, để giải quyết chế độ cho số lao động dôi dư tại thời điểm CPH (do doanh nghiệp không thể bố trí công việc cho số lao động này) với tổng số tiền chi là 597.716 triệu đồng (được tính trừ vào phần vốn Nhà nước tại thời điểm CPH). Theo phương án được duyệt thì số tiền thu được từ bán phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là 4.801.432 triệu đồng.

Để đảm bảo tỷ lệ cổ phần Nhà nước và cổ phần ưu đãi cho người lao động, Nhà nước bổ sung thêm vốn cho các doanh nghiệp cổ phần là 692.149

triệu đồng. Đồng thời một số doanh nghiệp trả lại phần vốn do Nhà nước nắm giữ (giảm tỷ lệ cổ phần chi phối của Nhà nước) là 374.551 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương (Trang 54 - 57)