III TRỰC THUỘC BCN
3.3.2.3. Hoàn thiện quản lý DNNN sau CPH
Vai trò của các cơ quan Nhà nước với doanh nghiệp CPH đã thay đổi từ sau CPH. Tuy nhiên, nhiều vấn đề liên quan đến quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp sau CPH vẫn chưa được giải đáp rõ ràng: quan niệm như thế nào về quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp; nội dung quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp sau CPH; những cơ quan có chức năng quản lý nhà nước với các doanh nghiệp, vấn đề thu hẹp đầu mối các cơ quan quản lý Nhà nước để tránh chồng chéo và xác định cơ quan là đầu mối để tổng hợp và giải quyết những vướng mắc cho doanh nghiệp, chịu trách nhiệm tuyên truyền, cung cấp thông tin, phổ biến chính sách để doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật, chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp trong việc tuân thủ pháp luật; cơ quan giúp Chính phủ quản lý các DNNN sau CPH; vấn đề quản lý Nhà nước để không phân biệt đối xử giữa DNNN và doanh nghiệp sau CPH…
Các biện pháp trong cải cách và quản lý DNNN còn thiên về khu vực DNNN có 100% vốn hoạt động theo Luật DNNN, chưa chú trọng các biện pháp cải cách các doanh nghiệp sau CPH, nhất là DNNN còn nắm cổ phần chi phối. Các bộ, ngành, UBND cấp Tỉnh và các cơ quan đổi mới DNNN mới chỉ quan tâm đến thực hiện kế hoạch sắp xếp, CPH, giao, bán, khoán, cho thuê, chuyển đổi sang Luật doanh nghiệp, mà chưa quan tâm đến quản trị doanh nghiệp sau CPH, quản lý phần vốn Nhà nước, đặc biệt là doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước. Chưa phân định rõ ràng và rành mạch điều hành doanh nghiệp có cổ phần chi phối của Nhà nước với công ty Nhà nước có 100% vốn Nhà nước.
Giải pháp cho vấn đề này là:
- Đẩy mạnh áp dụng thông lệ quản trị công ty tốt nhất và bắt buộc áp dụng điều lệ mẫu đối với các công ty cổ phần và công ty niêm yết. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý công ty cổ phần, người lao động (cổ đông) về quyền hạn, trách nhiệm của cổ đông, của cơ quan quản lý trong công ty cổ phần, trình tự, thủ tục thông qua các quyết định quan trọng của công ty, tính minh bạch và chế độ công bố thông tin… nhằm làm cho các cổ
đông trong DN nắm được các quy định pháp lý, tránh xung đột trong nội bộ DN.
- Thống nhất tiêu chuẩn người đại diện sở hữu cổ phần nhà nước và người trực tiếp quản lý cổ phần nhà nước tại CTCP, tăng thẩm quyền và trách nhiệm đối với người đại diện. Nghiên cứu, bổ sung quy định bổ nhiệm, miễn nhiệm và chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với người trực tiếp quản lý phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần.
- Quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc tiếp tục cung cấp thông tin, phổ biến chính sách, chế độ cho DN sau chuyển đổi, giải quyết kịp thời các vướng mắc cho DN. Hoàn thiện hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh và thông tin DN thuộc cơ quan kế hoạch và đầu tư để kết hợp đăng ký kinh doanh đối với các DN CPH và cung cấp thông tin cho DN sau CPH.
- Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý trên cơ sở ban hành mới hoặc bổ sung, sửa đổi một sô văn bản pháp luật như Luật DN, Luật sử dụng vốn vào kinh doanh, Luật về cạnh tranh và chống độc quyền, Luật phá sản, Luật Lao động,… để từng bước và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn sự khác biệt về điều kiện kinh doanh đối với các loại hình DN, khuyến khích DN nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ DN nâng cao khả năng tự cạnh tranh thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, điện, nước… hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và người lao động trong DN, hỗ trợ tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu, xây dựng, bảo vệ thương hiệu hàng hoá có khả năng cạnh tranh… tạo điều kiện để các DN phát tiển sau CPH.