KINH NGHIỆM CPH DNNN CỦA MỘT SỐ NƢỚC CHÂ UÁ 1 Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương (Trang 35)

1.3.1. Hàn Quốc

Vào những năm 60 của thế kỷ XX, CPH các DNNN ở Hàn Quốc đã được thực hiện. Đến nay, Hàn Quốc đã CPH được 35 DNNN có quy mô lớn và hàng trăm DNNN có quy mô vừa và nhỏ. Trong số các DNNN quy mô lớn có các doanh nghiệp điển hình như: hãng Hàng không quốc gia, công ty gang thép In Chon, PoHang, Công ty điện lực, Công ty độc quyền sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thuốc vị sâm nhung, Ngân hàng thương mại Hàn Quốc…

Riêng năm 1978, chính phủ Hàn Quốc đã bán 68% cổ phần cho 25 hãng buôn, thu được 167 triệu USD. CPH cũng được thực hiện thông qua bán cổ phiếu ở các sở giao dịch chứng khoán, trong đó vừa bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư bình thường, vừa bán cổ phiếu cho công chúng có thu nhập thấp. Ví dụ: Công ty gang thép Po Hang đã bán lượng cổ phiếu chiếm 4,1% cổ phần cho công chúng có thu nhập thấp. Quá trình CPH các DNNN ở Hàn Quốc ngoài những nét chung thì còn có một số những đặc điểm mang tính đặc thù sau:

Thứ nhất, CPH các DNNN đã tiến hành rất thận trọng. Điều đó được thể hiện ở cách thức triển khai CPH thông qua tiến hành thí điểm ở một số doanh nghiệp. Từ thí điểm Hàn Quốc tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm sau đó mới mở rộng trên phạm vi toàn quốc. Điều đó còn thể hiện ở tốc độ CPH khá chậm. Qua 3 đợt CPH: đợt 1 từ 1960-1973, đợt 2 từ 1974-1983 và đợt 3 từ 1984 đến nay số lượng các DNNN quy mô lớn được CPH chỉ có 35 doanh nghiệp. Tuy nhiên, CPH lại tập trung vào các doanh nghiệp quy mô lớn và giữ vị trí độc quyền, hoạt động trên phạm vi cả nước.

Thứ hai, mục tiêu CPH không chỉ thu hút vốn, giảm bớt gánh nặng của ngân sách nhà nước … mà còn nhằm phân phối giá trị tài sản của các DNNN cho quần chúng có thu nhập thấp và giảm bớt sự mất công bằng xã hội. Để thực hiện mục tiêu này, Hàn Quốc có những phương thức triển khai bán cổ phiếu đặc biệt, với việc phân chia cổ phiếu bán ra cho người cần ưu đãi. Cụ thể: Người lao động hiện đang làm việc trong DNNN và người nghèo được mua 20% giá trị cổ phiếu bán ra. Cổ phiếu ưu đãi được bán thấp hơn giá trị, trong đó người nghèo được mua với giá bằng 30% giá trị cổ phiếu bán ra, người về hưu được mua với giá bằng 75% giá trị cổ phiếu bán ra. Với chính sách ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc, các vấn đề xã hội của CPH nảy sinh đã được giải quyết.

1.3.2. Singapo

CPH DNNN ở Singapo được bắt đầu từ năm 1986 và kéo dài 10 năm thì cơ bản hoàn thành. Việc thực hiện CPH các DNNN ở Singapo khá bài bản với việc thành lập Uỷ ban CPH khu vực kinh tế nhà nước, xây dựng chương trình CPH hoàn chỉnh và hệ thống, phù hợp với điều kiện của đất nước. Singapo cũng tiến hành thí điểm CPH các DNNN đang làm ăn có lãi ở một số lĩnh vực, sau đó tổng kết, cuối cùng triển khai rộng sang các DNNN ở các lĩnh vực khác. Mục tiêu CPH các DNNN ở Singapo khá đa dạng, trong đó mục tiêu cơ bản là hạn chế sự độc quyền của các DNNN ở một số lĩnh vực, chấm dứt kiểu cạnh tranh không trung thực, cạnh tranh hình thức của các DNNN. CPH DNNN không để xảy ra thâm hụt ngân sách và vẫn duy trì tích luỹ ở mức độ cao.

Trên thực tế, sau những bước triển khai có tính vĩ mô, tháng 6/1989 trong số 15 DNNN đăng ký CPH đã có 6 DNNN đăng ký bán 100% vốn cổ phần của nhà nước. Các hãng còn lại thực hiện bán một phần cổ phần sở hữu của nhà nước như hãng Hàng không quốc gia Singapo giảm phần vốn của nhà nước từ 61% xuống còn 56%, công ty vận tải Neptune giảm từ 74% xuống còn 54%, Ngân hàng Singapo vốn của nhà nước từ 48% còn 44%. Đến năm 1996, chương trình CPH các DNNN đã cơ bản được hoàn thành, sớm hơn dự kiến 2-3 năm. Kết quả của CPH cũng rất khả quan. Nhờ CPH các DNNN ở những ngành, lĩnh vực không then chốt, những ngành có khả năng thu lợi nhuận cao, chính phủ Singapo có điều kiện tập trung vốn đầu tư vào các lĩnh vực mang tính chiến lược, những nơi tư nhân không đầu tư vì lợi nhuận thấp. Vai trò của các DNNN còn lại có điều kiện phát huy tác dụng, các DNNN này trở thành công cụ kinh tế vĩ mô để cơ cấu lại nền kinh tế và phát triển nền kinh tế quốc gia.

1.3.3. Malayxia

Quá trình CPH các DNNN ở Malayxia được bắt đầu từ năm 1983. Lý do và mục tiêu CPH các DNNN của Malayxia có nhiều điểm giống Việt Nam,

chủ yếu do sự mở rộng quá mức khu vực kinh tế nhà nước, gây ra sự mất cân đối kinh tế vĩ mô làm cho thâm hụt ngân sách lớn.

Việc CPH các DNNN ở Malayxia được chia thành 3 bước: Tiến hành thương mại hoá doanh nghiệp; Chuyển các DNNN hoạt động theo luật công ty; Xây dựng các DNNN đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định thành những tập đoàn kinh tế mạnh có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Việc tiến hành CPH, đặc biệt việc phát hành cổ phiếu cũng có những ưu đãi đối với các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài có công nghệ hiện đại, sản xuất theo hướng xuất khẩu. Mức cổ phần tối đa bán cho các nhà đầu tư nước ngoài là 25%, với mục đích để các nhà đầu tư nước ngoài không gây ảnh hưởng quá lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Kết quả CPH các DNNN ở Malayxia là khá to lớn. Việc chuyển một phần các DNNN thành CTCP đã giảm bớt gánh nặng của nhà nước đối với doanh nghiệp. Đã chuyển 96.000 công nhân thuộc các DNNN sang các công ty cổ phần, bán cổ phần được 6 tỷ USD, thu hút thêm 35,5 tỷ USD ở 24 công ty cổ phần từ các DNNN sau CPH. Số tiền nhà nước thu được đã sử dụng cho các hoạt động khác 2 tỷ USD, chuyển giao 374 công trình cho tư nhân. Số tiền các doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sau CPH đã giúp các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)