Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các DNNN

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương (Trang 80 - 81)

III TRỰC THUỘC BCN

3.3.1.1. Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các DNNN

Hoàn thiện cơ chế, chính sách để CDNNN thực sự hoạt động trong môi trường cạnh tranh, công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả. Xoá bỏ độc quyền và đặc quyền sản xuất kinh doanh của DNNN. DNNN có quyền tài sản, thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên thị trường và trước pháp luật. Gắn trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của người quản lý doanh nghiệp với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Chăm lo đào tạo đội ngũ quản trị giỏi đáp ứng tốt yêu cầu quản lý công ty theo chế độ hiện đại.

Xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng. Đây là yêu cầu chung của phát triển kinh tế đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đối với các DNNN thuộc Bộ Công thương trong đó có các doanh nghiệp của Bộ Công nghiệp trước đây, xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là xây dựng chiến lược đầu tư các trang thiết bị và các điều kiện vật chất tiên tiến cho các hoạt động của các doanh nghiệp là tăng thêm khả năng, tiềm lực cho sản xuất kinh doanh.

Điều đó, một mặt tạo cho các DNNN thuộc BCT làm tốt chức năng nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, sẽ tạo cho doanh nghiệp khả năng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư với tư cách là các cổ đông tương lai của các DNNN trong khi tiến hành CPH. Khó khăn lớn nhất đối với Bộ khi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng là vốn. Bởi vì, nhu cầu đầu tư rất lớn, nhưng khả năng thu hồi vốn đầu tư trực tiếp để tái đầu tư xây dựng mới hầu như không có. Để giải quyết vấn đề vốn, một mặt cần đa dạng hoá huy động các nguồn vốn, mặt khác phải sử dụng nguồn vốn đầu tư một cách đầy đủ và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)