Những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương (Trang 43 - 46)

Nghiên cứu quá trình CPH các DNNN của một số nước trên thế giới có thể rút ra những bài học kinh nghiệm để có thể vận dụng vào quá trình CPH các DNNN ở nước ta nói chung, Bộ Công thương nói riêng.

Một là, CPH đã được thực hiện phổ biến ở hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là ở những nước đang phát triển. Thực chất quá trình CPH là xử lý mối quan hệ giữa kinh tế nhà nước với kinh tế ngoài nhà nước, giảm bớt mức độ sở hữu và sự can thiệp trực tiếp của nhà nước đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế theo đặc trưng của nền kinh tế thị trường, giảm bớt độc quyền, sự bao cấp nặng nề của nhà nước làm cho gánh nặng của nhà nước với doanh nghiệp về kinh tế giảm xuống, nâng cao vai trò chủ động của doanh nghiệp. Những biểu hiện tích cực trong chuyển đổi các DNNN sau CPH - Đó là sự vận động tích cực nhằm đưa nền kinh tế thoát khỏi sự trì trệ, kém năng động và kém hiệu quả. Vì vậy, đó là sự vận động phù hợp và cần thiết. Từ tổng kết này, một lần nữa khẳng định chủ trương đổi mới các DNNN nói chung, CPH chúng nói riêng của Đảng và Nhà nước ta là đúng đắn.

Hai là, Các nước thực hiện CPH với quy mô, tốc độ, phương pháp tiến hành có khác nhau. Tuy nhiên thực tế cho thấy: những nước có thời gian CPH ngắn, kết quả CPH tốt là những nước đã xác định thời gian, mục tiêu, cách thức tiến hành phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước đó. Thường thì các nước có cách thức tiến hành vững chắc, xây dựng thành chương trình, chuẩn bị các điều kiện về pháp lý và tổ chức, nghiên cứu lựa chọn mục tiêu, xây dựng bộ máy chỉ đạo, thực hiện, xác lập các giải pháp tiến hành, kiểm tra giám sát, điều chỉnh, tiến hành các bước từ thí điểm, tổng kết đúc rút kinh nghiệm sau đó mới triển khai rộng thì kết quả CPH tốt, các vấn đề tiêu cực nảy sinh sau CPH ít. Kinh nghiệm triển khai cụ thể, chi tiết, vững chắc của Singapo là minh chứng về CPH hiệu quả cao.

Ba là, muốn CPH thành công cần phải có sự vào cuộc và phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ và các bộ, ban ngành với các DNNN, đối tượng của CPH. Trong sự phối hợp trên, vai trò của chính phủ và các bộ, ban, ngành trong việc xây dựng chiến lược, xác định mục tiêu, phương thức tiến hành, xác định các DNNN cần CPH, xác định tỷ lệ cổ phần của nhà nước sau CPH, phương pháp tính giá trị doanh nghiệp… là hết sức quan trọng. Để CPH các DNNN đạt được kết quả tốt các doanh nghiệp phải thông suốt từ giám đốc đến những người lao động; các nước đều có cơ quan chính phủ đặc trách về CPH. Cơ quan này được tổ chức thống nhất từ cấp nhà nước đến các bộ, ban ngành và các doanh nghiệp. Cơ quan này phải quản lý toàn bộ chương trình CPH DNNN, đồng thời phải kiểm tra, giám sát, điều chỉnh, tổng kết, bổ sung và tạo mọi điều kiện để thực hiện chương trình CPH đã xác lập.

Bốn là, để CPH thành công cần phải xác lập môi trường pháp lý hoàn chỉnh, xác định vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức tham gia vào quá trình CPH. Đặc biệt, cần xây dựng pháp luật hoàn chỉnh cho quá trình CPH diễn ra thuận lợi, hạn chế những tiêu cực phát sinh sau CPH. Thực tế cho thấy: ở những nước công nghiệp mới, hệ thống pháp luật khá đồng bộ và hoàn chỉnh, không có sự phân biệt giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Các DNNN không sợ sau khi CPH doanh nghiệp bị lép vế so với khi chưa CPH… CPH đã diễn ra rất thuận lợi. Các nước đang phát triển, những nước có nền kinh tế chuyển đổi là những nước có hệ thống pháp luật thiếu, chưa đồng bộ, hiệu lực thực thi thấp. Vì vậy, đối với những nước này, xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, xác lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định là một trong các điều kiện để CPH thành công, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh sau khi CPH .

Năm là, để CPH thành công, để thu cho ngân sách một nguồn vốn lớn, cần phải đầu tư chi phí ban đầu cho quá trình CPH; cần phải có những hỗ trợ cho người lao động để giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh do CPH và sau CPH. Rõ ràng, để thực hiện CPH cần có những chi phí cho các hoạt động của

các tổ chức và cá nhân tham gia vào quá trình CPH. Cần có những khoản chi phí đào tạo và đào tạo lại người lao động ở các doanh nghiệp CPH; khoản chi phí để chi trả bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc do không đáp ứng yêu cầu sau CPH… Tất cả những khoản trên đều thuộc ngân sách nhà nước. Kinh nghiệm cho thấy, nước nào khi tiến hành CPH chấp nhận các khoản chi phí trên sẽ tạo được sự đồng thuận của người lao động và doanh nghiệp, CPH diễn ra thuận lợi, các vấn đề nảy sinh sau CPH đã từng bước được giải quyết ngay chính trong quá trình CPH.

Sáu là, để CPH không làm suy yếu tiềm lực kinh tế của nhà nước dẫn đến suy yếu chức năng quản lý kinh tế của nhà nước, hầu hết các nước đều lựa chọn các doanh nghiệp của các ngành, các lĩnh vực không then chốt, không có tính chất quyết định đến nền kinh tế để CPH. Đặc biệt, các nước đều sử dụng nguồn vốn thu được sau CPH để đầu tư tăng tiềm lực kinh tế của nhà nước.

Bảy là, CPH các DNNN đều tạo những tác động tích cực đến nền kinh tế, nhưng cũng đặt ra những vấn đề kinh tế xã hội cần phải xử lý (như làm thất thoát tài sản của nhà nước khi tiến hành CPH, xử lý không công bằng đối với người lao động…) . Nếu không xử lý kịp thời sẽ giảm những ưu việt do CPH mang lại.

Qua hệ thống hoá, phân tích các cơ sở lý luận và thực tiễn về CPH các DNNN cho thấy rằng: CPH các DNNN là một hình thức chuyển hoá DNNN từ một chủ sở hữu là nhà nước sang các doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu dưới hình thức các CTCP. Thực chất, đó là quá trình bao gồm hàng loạt các biện pháp về kinh tế, tổ chức cả về vĩ mô và vi mô tác động vào DNNN, chuyển chúng thành CTCP. CPH DNNN là tất yếu khách quan do các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội chi phối và chịu sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng. Nghiên cứu CPH các DNNN ở một số quốc gia cho thấy việc tổ chức triển khai CPH bài bản, vững chắc không chỉ tạo những kết quả tích cực trong CPH mà còn hạn chế những tác động xấu đến doanh nghiệp sau CPH.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công thương (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)