Các giải pháp nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín chi nhánh Tân Bình (Trang 88)

Hồn thiện chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng tại Sacombank Chi nhánh Tân Bình cịn nhiều hạn chế dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng nên để khắc phục ngân hàng nên bỗ sung những điều sau:

- Hướng dẫn chính sách và thủ tục liên quan đến việc tính lãi suất, phí và thời hạn cho vay. Chính sách tín dụng phải xác định được nguyên tắc định lãi suất áp dụng đối với từng loại khách hàng tùy theo mức độ rủi ro trên cơ sở chấm điểm tín dụng, phù hợp với quy mơ, kỳ hạn của mĩn vay, khoản vay và phương pháp tính lãi tương ứng. Xếp hạng tín dụng đối với khách hàng nhằm đánh giá xác xuất khơng trả được nợ, tính mức tổn thất dự kiến, từ đĩ định mức giá khác nhau đối với từng loại khách hàng.

- Xác định mức cho vay tối đa đối với từng loại khách hàng, xây dựng hạn mức tín dụng cho từng nhĩm khách hàng, từng nhĩm ngành nghề kinh tế tạo ra các loại hình rủi ro khác nhau nhưng cĩ thể so sánh và theo dõi được trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

Xây dựng quy trình tín dụng hiệu quả

Thực hiện đúng quy trình tín dụng cĩ ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế sai sĩt, hạn chế khả năng rủi ro và nâng cao chất lượng của từng khoản vay. Trong quá trình thực hiện quy trình tín dụng cần chú ý đến những vấn đề sau:

-Đối với mỗi sản phẩm tín dụng cụ thể cần xây dựng quy trình rõ ràng, trong mỗi bước chỉ rõ nội dung cơng việc, bộ phận nào thực hiện, khi nào, ở đâu, cách làm và thẩm quyền phán quyết, phê duyệt. Như vậy, cơng việc sẽ chuyên mơn hơn, nhanh gọn, và đúng với chức năng nhiệm vụ của mình, phục vụ khách hàng nhanh chĩng, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. Cán bộ tham gia quy trình cĩ thể giúp nhau kiểm sốt hiệu quả cơng việc và giúp phát hiện nhanh chĩng dấu hiệu khoản vay cĩ vấn đề ở khâu nào để cĩ biện pháp ngăn chặn kịp thời, đúng nơi phát sinh rủi ro, nhà quản trị ngân hàng cĩ thể đánh giá năng lực từng cán bộ, tạo sự thuận lợi và truy cứu trách nhiệm trong hoạt

-Nắm bắt kịp thời tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi tình hình sử dụng vốn của khách hàng, trong trường hợp khơng quản lý được tình hình sử dụng vốn theo phương án xin vay.

-Thiết lập hệ thống thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau để phục vụ cho việc phân tích, ngân hàng cần chủ động khai thác triệt để thơng tin từ khách hàng và thị trường, tăng cường hợp tác, trao đổi, chia sẽ thơng tin, thiết lập phần mềm để quản lý khách hàng, thống kê, nghiên cứu, lưu trữ thơng tin từ đĩ bổ sung cho việc phân tích, đánh giá khách hàng từ các lần vay sau.

-Hồn thiện hợp đồng vay vốn cũng là vấn đề đáng quan tâm. Hợp đồng tín dụng phải chặt chẽ thì mới hạn chế được việc khách hàng xấu lợi dụng khe hở. Hợp đồng cần cĩ các điều khoản ràng buộc cụ thể, ví dụ như: trong thời gian vay phải cĩ các tiêu chuẩn ràng buộc về doanh thu, tỷ suất lợi nhuận, địn cân nợ, thanh khoản, vịng quay vốn lưu động, hàng tồn kho,… từ đĩ cĩ cơ sở để đánh giá hoặc dấu hiệu vi phạm hợp đồng, đề ra các biện pháp phịng ngừa rủi ro kịp thời.

Nâng cao chất lượng cơng tác thẩm định tín dụng

Thẩm định là một cơng đoạn khơng thể thiếu, là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến quyết định cho vay hay khơng cho vay và xa hơn nửa là ảnh hưởng đến đồng vốn mà Ngân hàng bỏ ra.Chất lượng thẩm định đầu vào chính là yếu tố quyết định chất lượng tín dụng đầu ra sau này. Nếu quá trình thẩm định khơng được xen xét kỹ thì khả năng tiềm ẩn rủi ro tín dụng sẽ cao. Ngồi việc thẩm định theo cơ chế tín dụng quy trình nghiệp vụ của ngành như:

Đánh giá kỷ càng năng lực pháp lý, tư cách pháp nhân của doanh nghiệp. Khi cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngồi quốc doanh cịn phải đặc biệt lưu ý đến những đặc điểm ghi trong điều lệ doanh nghiệp để giảm bớt rủi ro cho khoản tín dụng được cấp ra.

Để đánh giá chính xác về năng lực tài chính, khả năng trả nợ, nguồn trả nợ… qua chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính như: khả năng thanh tốn, khả năng sinh lợi… kết hợp với các thơng số, kết quả của các doanh nghiệp cùng ngành, của các doanh nghiệp truyền thống

Tổ chức tìm hiểu, thu thập thơng tin, phỏng vấn, tham quan doanh nghiệp… qua đĩ đánh giá được khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của ban lãnh đạo doanh nghiệp qua năng lực tổ chức, trình độ chuyên mơn cũng như uy tín của người lãnh đạo đây là những tiêu chuẩn định tính nên phải cĩ sự tinh tế của cán bộ tín dụng mới cĩ thể nhận xét được chính xác.

Cán bộ thẩm định nên tìm hiểu, nghiên cứu sâu thêm về các lĩnh vực khác như thẩm định về phương diện kỷ thuật, các thơng số kỷ thuật máy mĩc, chất lượng máy mĩc, để từ đĩ phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn để cĩ những biện pháp phịng ngừa thích hợp.

Tăng cường cơng tác đào tạo, bồi dưỡng them nghiệp vụ và kinh nghiệm thẩm định, cho vay cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín chi nhánh Tân Bình (Trang 88)