Sơ lược về tình hình hoạt động của Sacombank CN Tân Bình

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín chi nhánh Tân Bình (Trang 45)

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của CN

Đvt: Tỷ đồng So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 +/- % +/- % Thu nhập 375 267 454 -107 -29% 186 70% Chi phí 277 189 340 -87 -32% 151 80% Lợi nhuận 99 78 114 -20 -21% 35 46%

(báo cáo hoạt động tại chi nhánh)

Trong năm 2007 lợi nhuận trước thuế của CN Tân Bình đạt 99 tỷ đồng, tăng 21% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Sang năm 2008, giảm xuống chỉ cịn 78tỷ đồng. Với đặc trưng “nhạy cảm” của một NHTM trong tình trạng lạm phát cao của nền kinh tế nước ta, lại chịu sự tác động nhiều mặt của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, trên cơ sở xác định “an tồn” là mục tiêu ưu tiên hàng đầu nên từ Quý II/2008, Sacombank- chi nhánh Tân Bình, dưới sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo đã chủ động điều chỉnh giảm phần lớn các mục tiêu tăng trưởng, trong đĩ cĩ chỉ tiêu lợi nhuận. Mục đích của việc điều chỉnh này là nhằm thích ứng với quá trình thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, gĩp phần kiềm chế lạm phát, qua đĩ cĩ điều kiện thể hiện cao nhất trách nhiệm xã hội đối với khách hàng và đối với cộng đồng. Mặt khác, Sacombank-CN Tân Bình cịn xem đây như là cơ hội để tập trung khắc phục các yếu kém và điều chỉnh những bất cập của một Ngân hàng trong nền kinh tế đang chuyển đổi và mới hội nhập, sớm thích ứng với xu thế tồn cầu hĩa đang lan tỏa cực nhanh như hiện nay. Hiệu quả kinh doanh và nhịp độ tăng trưởng năm 2008 của Sacombank nĩi chung và chi nhánh Tân Bình nĩi riêng, do đĩ đã cĩ bước chững lại, thậm chí đã cĩ phần giảm sút so với năm trước (giảm khoảng 29% so với năm 2007). Kết quả lợi nhuận trước thuế cả năm 2008 của CN Tân Bình tuy khơng đạt được kế hoạch đã điều chỉnh nhưng là một nỗ lực rất lớn trong bối cảnh vừa đảm bảo an tồn hoạt động, vừa gĩp phần bình ổn thị trường tiền tệ và vừa phải chia sẻ khĩ khăn với các khách hàng truyền thống của chi nhánh. Thu nhập từ lãi là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến kế hoạch lợi nhuận. Biến động lãi suất thị trường đã làm gia tăng đáng kể chi phí trả lãi tiền gửi, nhất là tình trạng rút tiền gửi trước hạn để gửi lại hưởng lãi suất cao hơn; khơi phục trạng thái thanh khoản vừa kéo giảm doanh số cho vay, vừa làm tăng chi phí huy động liên ngân hàng; trong khi đĩ, cho vay ra bị khống chế trần lãi suất và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặt

khác, thu nhập từ hoạt động dịch vụ của hệ thống NHTM nước ta vốn dĩ cịn hạn chế, nhưng phải chịu tác động kép từ chủ trương thắt chặt tín dụng và khĩ khăn trong thanh tốn quốc tế; đồng thời, NHNN cấm thu các khoản phí liên quan đến hoạt động tín dụng.

Sang đến năm 2009, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh đạt 114 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2008. Đây được coi là một bước đột phá ngay sau khủng hoảng rất đáng nể của chi nhánh Tân Bình. Sự thành cơng này cĩ lẽ là do sự chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng của chi nhánh ngay từ quý IV/2008: điều chỉnh lãi suất huy động và cho vay; tập trung đẩy mạnh dịch vụ kinh doanh tiền tệ; phát triển mở rộng các dịch vụ kinh doanh ngân hàng khác nhằm chuẩn bị nguồn thu cho năm 2009; đồng thời, xây dựng kế hoạch năm 2009 với nhịp độ tăng trưởng và hiệu quả hoạt động vừa tầm để khơng tạo áp lực phá vỡ các thiết chế về quản lý rủi ro, các mục tiêu về quản lý danh mục tài sản và cơ cấu tài chính trung và dài hạn đã dầy cơng xây dựng cũng chính từ trong cơn khủng hoảng vừa rồi. Ngồi ra, chi nhánh Tân Bình cịn rất năng động trong việc mở rộng kinh doanh ngoại hối; đẩy mạnh bán chéo sản phẩm thơng qua hệ thống mạng lưới của Sacombank, gĩp phần đáng kể vào hiệu quả kinh doanh của tồn Ngân hàng.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DNVVN TẠI SACOMBANK – CHI NHÁNH TÂN BÌNH.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín chi nhánh Tân Bình (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)