Sự phát triển của vành đai công nghiệp mớ

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí cơ bản lớp 7 (Trang 124)

- GDMT: Với trình độ khoa họ c kĩ thuật thấp kém trong nền nông nghiệp, công nghiệp

2. Sự phát triển của vành đai công nghiệp mớ

- Gv giữa nguyên nhóm cũ, thảo luận 5p Quan sát H40.1 dựa vào kiến thức đã học cho biết:

- Nhóm 1,2: Hướng chuyển dịch vốn và lao động ở Hoa Kì ?

-> Từ vùng công nghiệp phía nam Hồ Lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới phía nam và ven Thái Bình Dương.

- Nhóm 3,4: Tại sao có sự chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì ?

+ Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.

+ Ngành công nghiệp hiện đại đã làm xuất hiện nhiều ngành công nghiệp hiện đại gắn liền với việc hình thành các trung tâm công nghiệp nghiên cứu khoa học ở phía nam và tây Hoa Kì tạo điều kiện cho sự xuất hiện của “Vành đai Mặt Trời”.

+ Do nhu cầu phát triển nhanh của công nghiệp mới đã thu hút vốn và lao động trên toàn cầu. Hoa Kỳ tập trung đầu tư vào các ngành kinh tế cao cấp mới.

- Nhóm 5,6: Vị trí của vùng công nghiệp “Vành đai Mặt Trời” có thuận lợi gì ?

+ Vị trí ở phía nam lãnh thổ Hoa Kì trên 4 khu vực: Bán đảo Flo ri đa, vùng ven vịnh Mê Hi Cô, vùng ven bỉên tây nam của Hoa Kì và vùng ven biển tây bắc giáp biên giới Canada.

+ Thuận lợi chính: Gần luồng nhập khẩu nguyên liệu chính từ vịnh Mê Hi Cô lên. Gần luồng nhập khẩu nguyên liệu chính từ ĐTD tập trung từ các nước Châu Mĩ La Tinh, nên đây là khu vực tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của Hoa Kì.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét và bổ sung.

- Gv chuẩn xác nội dung.

2. Sự phát triển của vành đai công nghiệp mới nghiệp mới

- Hướng chuyển dịch vốn và lao động ở Hoa Kì:

-> Từ vùng công nghiệp phía nam Hồ Lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương tới các vùng công nghiệp mới phía nam và ven Thái Bình Dương.

- Sự chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì:

+ Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới.

+ Ngành công nghiệp hiện đại đã làm xuất hiện nhiều ngành công nghiệp hiện đại gắn liền với việc hình thành các trung tâm công nghiệp nghiên cứu khoa học ở phía nam và tây Hoa Kì tạo điều kiện cho sự xuất hiện của “Vành đai Mặt Trời”.

+ Do nhu cầu phát triển nhanh của công nghiệp mới đã thu hút vốn và lao động trên toàn cầu. Hoa Kỳ tập trung đầu tư vào các ngành kinh tế cao cấp mới.

- Vị trí của vùng công nghiệp “Vành đai Mặt Trời” có thuận lợi:

+ Vị trí ở phía nam lãnh thổ Hoa Kì trên 4 khu vực: Bán đảo Flo ri đa, vùng ven vịnh Mê Hi Cô, vùng ven bỉên tây nam của Hoa Kì và vùng ven biển tây bắc giáp biên giới Canada.

+ Thuận lợi chính: Gần luồng nhập khẩu nguyên liệu chính từ vịnh Mê Hi Cô lên. Gần luồng nhập khẩu nguyên liệu chính từ ĐTD tập trung từ các nước Châu Mĩ La Tinh, nên đây là khu vực tiêu thụ sản phẩm công nghiệp của Hoa Kì.

4. Củng cố: (3p)

- Vì sao các ngành công nghiệp truyền thống của Đông Bắc Hoa Kì có thời kỳ sa sút ?

- Hướng chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì ? 5. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: (1p)

Về học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.

V. Rút kinh nghiệm:

……… ……… ………

Ngày soạn: 10/02/2014 Ngày dạy:…/…/…. Tuần: 24 Tiết (PPCT): 46

BÀI 41: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ

I. Mục tiêu:

- Về kiến thức:

+ Biết vị trí, giới hạn khu vực Trung và Nam Mĩ để nhận biết Trung và Nam Mĩ là không gian địa lý khổng lồ.

- Biết đặc điểm địa hình eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng Ti, địa hình của lục địa Nam Mĩ.

- Về kỹ năng:

+ Phân tích lược đồ tự nhiên, xác định vị trí địa lý quy mô vị trí lãnh thổ Trung và Nam Mĩ.

+ Phân tích so sánh sự khác biệt giữa địa hình Trung và Nam Mĩ và quần đảo Ăng Ti, - Về thái độ: Nghiêm túc, tự giác học tập.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

- GV: Lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ. - HS: SGK, vở ghi.

III. Phương pháp:

Đàm thoại, trực quan, thảo luận.

IV. Tiến trình giờ dạy-Giáo dục:

1. Ổn định lớp: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (4p)

- Vì sao các ngành công nghiệp truyền thống của Đông Bắc Hoa Kì có thời kỳ sa sút ?

- Hướng chuyển dịch vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì ? 3. Giảng bài mới: (1p) Giới thiệu bài:

Trung và Nam Mĩ còn mang tên Châu Mĩ La Tinh. Đây là khu vực rộng lớn có đặc điểm thiên nhiên đa dạng, phong phú gần đầy đủ các môi trường trên Trái Đất. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu phần lãnh thổ tiếp theo của Châu Mĩ.

Hoạt động của Thầy - Trò Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng Ti (15p)

HĐcá nhân / cả lớp

- Gv: Dựa vào lược đồ tự nhiên Trung và Nam Mĩ xác định giới hạn Trung và Nam

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí cơ bản lớp 7 (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w