Sự phân hoá của môi trường.

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí cơ bản lớp 7 (Trang 38)

II. TỰ LUẬN (7,0đ):

2. Sự phân hoá của môi trường.

- Gv: Thời tiết ở nước ta có mấy mùa ? - Hs: 2 mùa, mùa mưa, mùa khô

- Gv cho Hs quan sát ảnh 4 mùa ở đới ôn hòa.

- Gv: Nhận xét sự thay đổi cảnh sắc thiên nhiên của đới ôn hòa theo thời gian trong năm ?

- Hs: thời tiết biến đổi theo 4 mùa.

- Gv yêu cầu Hs quan sát H.13.1/ Tr.43 SGK

Xác định các kiểu môi trường trong đới ôn hoà. (vị trí gần hay xa biển ? Gần cực hay chí tuyến ?)

- Hs quan sát và trả lời.

? Quan sát các dòng biển nóng và gió Tây ôn đới, cho biết chúng có vai trò, vị trí gì đối với khí hậu ở đới ôn hòa ?

- Hs: Nơi có dòng biển nóng chạy qua nơi đó có khí hậu ôn đới hải dương.

- Gv cho Hs đọc và so sánh các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa tr.44, Sgk. Gv chia lớp làm 6 nhóm thảo luận (3p) phân tích các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các kiểu khí hậu trong đới ôn hoà và xác định các thảm thực vật tương ứng với từng kiểu khí hậu đó ? * Nhóm 1&2: Biểu đồ 1

* Nhóm 3&4: Biểu đồ 2 * Nhóm 5&6: Biểu đồ 3

- Hs tiến hành thảo luận, trình bày kết quả trên bảng phụ.

- Gv chú ý cho Hs xác định đặc điểm các kiểu môi trường dựa vào:

Đới ôn hòa chú ý nhiệt độ, lượng mưa mùa Đông (tháng 1) và nhiệt độ mùa hạ (tháng 7).

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Gv nhận xét, treo bảng phụ chuẩn xác kiến thức.

Biểu đồ khí hậu Nhiệt dộ (0C) Lượng mưa (mm) Kết luận chung T1 T7 T1 T7

Ôn đới 6 16 13 62 - Mùa hạ mát.

2. Sự phân hoá của môi trường. trường.

- Thiên nhiên đới ôn hoà có sự thay đổi theo 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu – Đông.

hải dương (Bret- 480B)

9

- Mùa đông không lạnh lắm.

- Mưa quanh năm. Ôn đới lục địa (Mat- xcơ-va 560B) -10 19 31 74 - Mùa đông lạnh có tuyết rơi. - Mùa hạ nóng, mưa nhiều. Địa Trung Hải (Aten- 410B) 10 28 69 9 - Mùa hạ nóng và khô. - Mùa đông ấm áp, mưa vào thu đông. - Gv hướng dẫn Hs quan sát các H 13.2; 13.3; 13.4/ Tr.44 SGK và đối chiếu với các biểu đồ nhiệt độ lượng mưa tương ứng.

? Vận dụng kiến thức đã học, giải thích:

+ Vì sao ở môi trường ôn đới hải dương lại có nhiều rừng lá rộng ?

+ Vì sao ở môi trường ôn đới lục địa lại có rừng lá kim ?

+ Vì sao ở môi trương địa trung hải lại có rừng cây bụi gai ?

- Hs: do tác động của lượng mưa và nhiệt độ về mùa đông đến giới thực vật.

- Gv cho Hs quan sát cây rừng ở 3 ảnh.

? Em có nhận xét gì về rừng ở môi trường ôn đới so với rừng ở môi trường đới nóng ?

- Hs: Rừng cây ôn đới thuần một vài loài cây và không rậm rạp như rừng ở đới nóng.

Gv chia lớp làm 6 nhóm, yêu cầu Hs quan sát lược đồ thảo luận (2p)

* Nhóm 1,2,3: Từ bắc xuống nam có các kiểu môi trường nào ? Thảm thực vật thay đổi như thế nào ? * Nhóm 4,5,6: Từ tây sang đông có các kiểu môi trường nào ? Thảm thực vật thay đổi như thế nào ? Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung.

- Gv chuẩn xác.

? Nhận xét chung về sự phân hoá của môi trường đới ôn hoà ?

- Hs: Thiên nhiên đới ôn hoà có sự thay đổi theo không gian từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.

- Thiên nhiên đới ôn hoà có sự thay đổi theo không gian từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.

4. Củng cố: (3p)

- Cho HS trả lời CH 1,2 SGK trang 45. - Chọn đáp án đúng nhất:

Thời tiết thay đổi thất thường ở đới ôn hòa được biểu hiện: a. Nhiệt độ tăng, giảm đột ngột trong vài giờ.

b. Nhiệt độ thay đổi theo mùa.

c. Nhiệt độ thay đổi từ Bắc xuống Nam. d. Nhiệt độ thay đổi từ Đông sang Tây.

5. Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau: (1p) - HS học bài cũ.

- Xem trước bài mới “ Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa”

- Chuẩn bị tranh, ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hòa. - Tìm tài liệu về sản xuất chuyên môn hóa cao ở các nước kinh tế phát triển.

V. Rút kinh nghiệm: ……… ……… ……….. ……… ……… ……….. Ngày soạn: 30/09/2013 Tuần: 08 Tiết (PPCT): 15 Ngày dạy:.../…/….

Bài 14. HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HOÀ

I. Mục tiêu:

- Về kiến thức:

Hiểu và trình bày được đặc điểm của các ngành kinh tế nông nghiệp ở đới ôn hòa.

- Về kĩ năng:

+ Quan sát tranh ảnh, nhận xét và trình bày một số đặc điểm của các hoạt động sản xuất nông nghiệp của môi trường.

+ Rèn luyện tư duy tổng hợp địa lí. - Về thái độ:

Không ủng hộ các hoạt động kinh tế có ảnh hưởng xấu đến môi trường.

II. Chuẩn bị của GV và HS:

- GV: Máy chiếu; Tranh ảnh về sản xuất ở đới ôn hoà. - HS: Sgk, vở ghi, xem trước bài ở nhà.

III. Phương pháp:

Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm, cặp.

IV. Tiến trình giờ dạy-Giáo dục

1. Ổn định lớp: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (4p)

- Tính chất trung gian của khí hậu và của thời tiết ở đới ôn hoà thể hiện như thế nào?

- Trình bày sự phân hoá của môi trường đới ôn hoà 3. Giảng bài mới: Gv giới thiệu bài (1p)

Hoạt động của Thầy - Trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Nền nông nghiệp tiên tiến (20p)

- Gv: Có những hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp nào phổ biến ở đới ôn hoà ?

- Hs: có hai hình thức: gia đình và trang trại. ? Các hình thức này có gì giống nhau và khác nhau.

- Hs:

+ Khác nhau: về quy mô.

+ Giống nhau là: trình độ sản xuất tiên tiến và sử dụng nhiều dịch vụ nông nghiệp.

- Gv cho học sinh quan sát hình 14.1 với các hộ dân, hình 14.2 với các trang trại, Hãy mô tả những gì mà em biết ?

- Hs quan sát tranh và mô tả.

- Gv: Hãy nêu những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hoà.

- Hs: Làm ruộng ở đới ôn hoà gặp rất nhiều khó khăn thời tiết biến động thất thường, khí hậu: ít mưa, có mùa đông lạnh, có đợt khí nóng, có đợt khí lạnh đột ngột …

- Gv: Cách khắc phục lượng mưa ít ở đới ôn hoà như thế nào ?

- Hs: XD hệ thống kênh mương, hệ thống tưới tự động.

- Gv: Cách khắc phục do thời tiết thất thường: sương gía, sương muối, mưa đá, đợt khí nóng, đợt khí lạnh ?

- Hs:

+ Các luống rau được che phủ bằng tấm nhựa trong.

+ Bằng các hàng rào cây xanh trồng trên đông ruộng.

+ Hệ thống tưới phun sương tự động có thể phun cả hơi nước nóng khi cần thiết để chống lạnh.

+ Trồng cây trong nhà kính.

- Gv: Quá trình sản xuất nông nghiệp ôn hoà có những đặc điểm gì ?

- Hs: Để có nông sản chất lượng cao, phù hợp thị trường cần tuyển chọn giống cây trồng và vật nuôi. Để có một số lượng nông sản lớn cần tổ chức sản xuất nông nghiệp qui mô lớn theo kiểu công nghiệp.

- Gv: Để có nông sản chất lượng cao và đồng đều, cần phải chuyên môn hoá sản xuất từng

1. Nền nông nghiệp tiên tiến

- Có 2 hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ở đối ôn hoà: hộ gia đình và trang trại.

- Áp dụng những thành tựu kỹ thuật cao trong quá trình sản xuất.

- Tổ chức sản xuất theo quy mô lớn theo kiểu công nghiệp. - Chuyên môn hoá sản xuất từng nông sản.

- Coi trọng biện pháp tuyển chọn cây trồng vật nuôi.

* Biện pháp khắc phục những bất lợi do khí hậu gây ra:

- Trồng cây trong nhà kính. - Các hàng rào cây xanh trồng trên đông ruộng.

- Hệ thống tưới phun sương tự động.

nông sản.

(cụ thể như: tạo giống bò nhiều sữa, giống hoa hồng đen ở Hà Lan; lợn nhiều nạc ít mỡ ở Tây Âu; cam nho không hạt ở Bắc Mĩ)

Hoạt động 2: Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu (15p)

- Gv yêu cầu Hs nhắc lại đặc điểm của các kiểu khí hậu ôn đới.

- Hs nhắc lại:

+ Khí hậu Địa Trung Hải: mùa hạ khô nóng, mưa mùa thu, nắng quanh năm.

+ Ôn đới hải dương: đông ấm, hạ mát, mưa quanh năm.

+ Ôn đới lục địa: đông lạnh, hạ nóng, có mưa. + Ôn đới lạnh: đông rất lạnh, hạ mát, có mưa. + Gió mùa ôn đới: đông ấm khô, hạ nóng ẩm. + Hoang mạc: rất khô và nóng.

- Gv chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm thảo luận, trình bày sự phân bố các loại cây trồng vật nuôi chủ yếu ở mỗi vùng ôn đới ? (3p)

N1: Vùng cận nhiệt đới gió mùa N2: Vùng khí hậu Địa Trung Hải N3: Vùng ôn đới hải dương N4: Vùng ôn đới lục địa N5: Hoang mạc ôn đới N6: Vùng ôn đới lạnh

- Các nhóm thảo luận, sau đó trình bày. - Gv chuẩn xác.

- Gv: Nhận xét gì về sản phẩm nông nghiệp ở đới ôn hoà ?

- Hs:

+ Sản phẩm nông nghiệp ôn hoà rất đa dạng. + Từ kiểu môi trường khác nhau thì có những nông sản khác nhau.

- Gv chuẩn xác.

Một phần của tài liệu Giáo án địa lí cơ bản lớp 7 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w