Đặc điểm của Ngân sách Nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 57)

b. Chi Ngân sách Nhà nước giai đoạn 1976-

2.2.2. Đặc điểm của Ngân sách Nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng

Phát huy những kết quả đổi mới đã đạt được, sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, tổng kết lý luận-thực tiễn, Đại hội IX của Đảng (4/2001) đã chính thức đưa ra khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế đó, quan hệ sản xuất không ngừng được đổi mới và hoàn thiện, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; thực hiện xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Về lĩnh vực tài chính, NSNN là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế; trong nền kinh tế thị trường, mọi vận hành của nền kinh tế đều được tiền tệ hoá, tài chính tham gia vào việc định hướng kinh tế của Nhà nước và hướng dẫn các hoạt động kinh doanh, điều chỉnh các quan hệ kinh tế. Ngày 20-3-1996, tại kỳ họp thứ IX, Quốc hội khoá IX đã thông qua Luật NSNN, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 1997. Ngày 20-5-1998, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước. Ngày 16-12-2002, tại kỳ họp thứ II, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Ngân sách Nhà nước mới, thay thế Luật NSNN năm 1996 và Luật NSNN năm 1998, có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2004. Luật NSNN mới này đã đề ra những điểm cơ bản trong quản lý thu-chi ngân sách, để quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng NSNN, củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nước, tăng tích luỹ nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN,

đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Tổ chức bộ máy của Nhà nước Việt Nam là thống nhất từ trung ương đến địa phương. Nguồn lực tài chính quốc gia được tạo ra từ trong một cơ cấu kinh tế thống nhất, được phân bổ trên các vùng lãnh thổ của quốc gia, do đó NSNN là một thể thống nhất, được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm.

Ngoài những đặc điểm như đã nêu trong chương 1 thì NSNN Việt Nam trong nền kinh tế thị trường còn có một số đặc điểm nổi bật:

Một là, trong điều kiện kinh tế thị trường, NSNN được sử dụng như một

công cụ để điều tiết các khuyết tật của thị trường, điều tiết vĩ mô nhằm tạo thế ổn định phát triển kinh tế-xã hội, cũng như điều chỉnh để đảm bảo công bằng xã hội…. Từ đó, cần hạn chế cả về nội dung và quy mô cho những khoản chi tích luỹ, đầu tư phát triển kinh tế của NSNN, thay vào đó là khuyến khích các thành phần kinh tế thực hiện đầu tư, cũng như có chính sách thu hút những nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Nhà nước không can thiệp vào quá trình tái sản xuất của các doanh nghiệp, mà hoạt động của các doanh nghiệp sẽ chịu tác động của quy luật cung-cầu trên thị trường, Nhà nước chỉ sử dụng các công cụ của mình để điều tiết các trạng thái “quá nóng” hoặc “quá lạnh” của thị trường, nhằm đảm bảo sự cân đối của nền kinh tế.

Vì vậy, trong xu hướng phát triển kinh tế thị trường, NSNN sẽ mang đặc tính là NSNN tiêu dùng và việc cân đối NSNN được thực hiện theo nguyên tắc chung là từ tổng số những khoản thu cơ bản của NSNN thông qua thuế sẽ được phân bổ trước tiên cho các khoản tiêu dùng của NSNN, phần còn lại mới đưa vào chi cho đầu tư phát triển. Trong thực tế, nếu phần chênh lệch giữa thu thuế và chi tiêu dùng không đủ bù đắp cho chi đầu tư phát triển thì Nhà nước sẽ giải quyết bằng những kế hoạch vay nợ. Đây là một đặc điểm nổi bật của NSNN trong cơ chế thị trường hoàn toàn khác với NSNN trong cơ chế kinh tế kế hoạch

hoá tập trung. Qua đó cho thấy, phương pháp cân đối NSNN dành ưu tiên cho chi tiêu dùng đã tạo được thế chủ động cho Chính phủ hơn thông qua việc kiểm soát và khống chế mức chi tiêu dùng nằm trong giới hạn của tổng thu cơ bản, mức bội chi NSNN hàng năm nằm trong tỷ lệ mà Quốc hội thông qua. Bên cạnh đó, cùng với việc cắt giảm cấp phát của NSNN cho lĩnh vực đầu tư phát triển thì chi cho tích luỹ của NSNN sẽ chủ động lựa chọn đối tượng đầu tư có trọng điểm và thiết thực hơn.

Hai là, đặc điểm về thu NSNN: thu NSNN phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, vào thu nhập của các doanh nghiệp và người dân. Nếu mức động viên không thay đổi thì trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng nhanh, thu NSNN sẽ tăng và ngược lại. Tuy nhiên, tình trạng trốn thuế dưới nhiều hình thức vẫn diễn ra, gây thất thoát cho thu NSNN. Do vậy, cần phải thực hiện chính sách thu linh hoạt, tuỳ theo sự biến động của nền kinh tế; cần có những biện pháp nhằm hạn chế tình trạng thất thu ngân sách: tình trạng gian lận, trốn thuế; do việc cắt giảm thuế nhập khẩu được tiến hành theo lộ trình nên vẫn diễn ra việc gian lận thuế nhập khẩu; việc quy hoạch đất đai, giao quyền sử dụng đất diễn ra chậm, quản lý địa chính còn buông lỏng, thiếu biện pháp xử lý kịp thời nên hoạt động đầu cơ trục lợi gia tăng, gây thất thu NSNN. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho nên chúng ta phải thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu cho các nước thành viên, do vậy nếu chúng ta không sớm khắc phục được tình trạng trên thì thu ngân sách sẽ thất thu rất lớn.

Ba là, đặc điểm về chi NSNN: thông thường, chi NSNN có xu hướng vận động ngược chiều với thu NSNN, với xu hướng vận động của nền kinh tế và sức ép chi luôn là gánh nặng của NSNN. Bên cạnh đó, chi NSNN lại chịu sức ép của lạm phát, khi đó thu luôn tăng chậm hơn chi, đặc biệt là chi lương, chi trợ cấp xã hội. Sự chênh lệch giữa tốc độ tăng chi so với khả năng thu chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến bội chi, nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến những thiệt hại cho nền kinh tế.

Bốn là, một đặc điểm khác nữa của NSNN trong giai đoạn này so với NSNN trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, đó là hoạt động của NSNN mang tính đa dạng về chủ thể và quan hệ kinh tế. Đặc điểm này xuất phát từ sự thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Hiến pháp 1992 ghi nhận: “Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân”.

Quy định này làm xuất hiện ngày càng nhiều các chủ thể có quan hệ với NSNN như các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, cá nhân, hộ kinh doanh cá thể…. Đây không chỉ là sự thay đổi về lượng mà còn có sự thay đổi về chất, các đối tượng thực hiện nghĩa vụ với NSNN sẽ tăng, nguồn thu của NSNN theo đó cũng đa dạng hơn. Vì vậy, Nhà nước cần phải tìm hiểu kỹ về các mặt lợi ích của các chủ thể để thiết lập quan hệ nghĩa vụ, quan hệ tự nguyện giữa họ với Nhà nước, qua đó đáp ứng được lợi ích chính đáng của họ trong chính sách thu-chi NSNN.

Qua sự phân tích cho ta thấy, những thay đổi trong cơ chế quản lý kinh tế và vai trò, vị trí của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi một cách căn bản vai trò, đặc điểm của NSNN. NSNN không còn đơn thuần là quỹ tiền tệ chung của Nhà nước để tiêu dùng thoả mãn các nhu cầu của Nhà nước, là công cụ để Nhà nước can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế mà thực sự trở thành công cụ tài chính quan trọng, góp phần tạo nên môi trường và hành lang thuận lợi cho các cơ sở kinh tế-xã hội hoạt động đúng hướng. Do áp dụng cơ chế mới nên NSNN đã có được những bước chuyển biến cơ bản, từ chỗ chủ yếu dựa vào nguồn viện trợ của Liên Xô và các nước Đông Âu, thu trong nước không đủ chi, tiến tới thu trong nước đã đảm bảo chi thường xuyên, có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, tạo nguồn vốn từ trong nước cho đầu tư phát triển ngày một tăng; bội chi NSNN luôn trong giới hạn cho phép; từng bước xoá bỏ cơ chế bao cấp của NSNN. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì các nhu cầu chi tiêu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế, đặc biệt trong điều kiện hội nhập như hiện nay đã và đang gây áp lực lên NSNN.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)