Đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 35 - 36)

b. Tổ chức cân đối Ngân sách Nhà nước

1.2.2.1. Đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc

Đây là vai trò lịch sử của NSNN mà trong bất cứ cơ chế nào NSNN cũng phải thực hiện. Vai trò này được bắt nguồn từ bản chất kinh tế của Nhà nước. Hoạt động của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội luôn đòi hỏi phải có nguồn tài chính để chi tiêu cho những mục đích nhất định. NSNN là công cụ tài chính quan trọng nhất để cung ứng nguồn tài chính cho hoạt động của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến địa phươnng. Ở nước ta, nguồn NSNN hầu như là nguồn duy nhất để phục vụ cho các hoạt động của bộ máy Nhà nước từ các cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính Nhà nước đến các cơ quan tư pháp. NSNN còn cung ứng nguồn tài chính cho Đảng cộng sản lãnh đạo hoạt động, tài trợ cho các tổ chức xã hội mà nguồn tài chính của các tổ chức này không đảm bảo. Như vậy có thể nói, cả hệ thống chính trị của nước ta đều do NSNN cung ứng nguồn tài chính. Nguồn kinh phí quyết định các hoạt động quốc phòng và an ninh cũng từ NSNN. “Hàng hoá công cộng” này có được là dựa vào “sản xuất của Nhà nước” mà nguồn trang trải là NSNN. Vai trò của NSNN trên lĩnh vực an ninh quốc phòng của đất nước là một khâu mà không có khâu tài chính nào có thể thay thế được. Các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước phải được thoả mãn từ nhiều nguồn khác nhau. Để phát huy vai trò này, cần phải chú ý đến một số vấn đề sau:

Một là, xác định một cách khoa học tỷ lệ huy động tổng sản phẩm xã hội vào NSNN, lấy đó làm căn cứ điều chỉnh quan hệ Nhà nước với doanh nghiệp và dân cư trong phân phối tổng sản phẩm xã hội. Thực hiện việc này vừa đảm bảo nhu cầu của Nhà nước, vừa đảm bảo nhu cầu của doanh nghiệp và dân cư, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư phát triển.

Hai là, xác định quan hệ thuế trong tổng sản phẩm xã hội, dựa trên cơ sở Nhà nước có nguồn thu thường xuyên, ổn định và thực hiện điều tiết lợi ích hợp lý trong nền kinh tế quốc dân. Mức động viên cao hay thấp đều có những tác động tích cực và tiêu cực.

Ba là, xác định các hình thức huy động ngoài thuế trên thị trường tài chính dưới các hình thức công trái quốc gia, trái phiếu kho bạc, tín phiếu kho bạc, nhằm trang trải bội chi NSNN.

Bốn là, xác định vai trò quyền sở hữu tài sản công và tài nguyên quốc

gia trong phân phối tổng sản phẩm xã hội.

Năm là, các công cụ kinh tế được sử dụng tạo nguồn thu cho NSNN và

thực hiện các khoản chi tiêu của NSNN.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)