Bồi dƣỡng nguồn thu và nguyên tắc chi Ngân sách Nhà nƣớc 1 Bồi dƣỡng nguồn thu Ngân sách Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 44)

b. Tổ chức cân đối Ngân sách Nhà nước

1.3. Bồi dƣỡng nguồn thu và nguyên tắc chi Ngân sách Nhà nƣớc 1 Bồi dƣỡng nguồn thu Ngân sách Nhà nƣớc

1.3.1. Bồi dƣỡng nguồn thu Ngân sách Nhà nƣớc

Muốn tăng trưởng nền kinh tế phải có số vốn lớn và phải huy động tối đa các nguồn tài chính để dùng vào đầu tư phát triển kinh tế, song vấn đề không chỉ ở mục tiêu tăng trưởng trước mắt mà phải chăm lo đến tăng trưởng bền vững. Bồi dưỡng nguồn thu nói chung, nguồn thu NSNN nói riêng có tầm quan trọng quyết định. Sau đây là những quan điểm định hướng:

- Phải chú trọng kết hợp tốt việc khai thác, huy động nguồn tài chính vào NSNN với việc bồi dưỡng, phát triển các nguồn tài chính. Không nhấn mạnh một chiều việc huy động vốn mà thui chột các động lực nuôi dưỡng nguồn tài chính, nguồn thu của NSNN.

- Phải coi trọng việc nâng cao năng suất lao động xã hội, năng suất lao động của từng doanh nghiệp và tiết kiệm là con tường cơ bản để tạo vốn, tăng thu NSNN.

- Phải thực hiện toàn dân tạo vốn, nhằm tăng trưởng kinh tế. Không chỉ dựa vào nguồn vốn NSNN mà còn phải dựa vào vốn của doanh nghiệp, vốn tiết kiệm trong dân cư. Nhìn chung các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, để huy động tập trung nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, vai trò quan trọng thuộc về thuế, bên cạnh đó còn có thể huy động them từ việc phát hành trái phiếu để vay trong và ngoài nước, bán tài sản quốc gia..

Trên cơ sở các quan điểm định hướng đó, cần phải có giải pháp tích cực để bồi dưỡng nguồn thu NSNN.

Một là, Nhà nước trong khi khai thác, cho thuê, nhượng bán tài sản, tài nguyên quốc gia để tăng thu NSNN, cần phải dành kinh thoả đáng để nuôi dưỡng, tái tạo và phát triển các tài sản, tài nguyên ấy, không làm cạn kiệt và phá huỷ tài sản, tài nguyên vì mục đích trước mắt.

Hai là, chính sách thuế phải vừa huy động được cho NSNN, vừa khuyến

khích tích tụ vốn cho doanh nghiệp và dân cư. Chính sách thuế thể hiện đường lối và phương hướng động viên thu nhập dưới hình thức thuế trong nền kinh tế quốc dân. Chính sách thuế được thể hiện bằng cách thiết lập các văn bản pháp luật trong lĩnh vực nộp thuế, ban hành các loại thuế, xác định mức thuế và các ưu đãi về thuế trong tững giai đoạn phát triển nhất định. Điều đó có nghĩa là chính sách thuế được thực hiện bằng cách thiết lập hệ thống thuế, cải cách thuế và củng cố hệ thống thuế. Vì vậy, cần phải ổn định mức huy động bằng thuế của Nhà nước và phải sửa đổi, bổ sung chính sách thuế cho phù hợp với thu nhập của doanh nghiệp và dân cư.

Ba là, chính sách vay dân để bù đắp thiếu hụt NSNN cần được đặt trên cơ sở thu nhập và mức sống của dân cư. Tiết kiệm trong dân cư có mức độ nhất định, nên nếu Nhà nước vay dân quá lớn, dân sẽ không cải thiện được mức sống, không còn khả năng tự đầu tư để phát triển, giải quyết các vấn đề mà Nhà nước chưa giải quyết được như: thu nhập, việc làm, đồng thời tạo ra nguồn tài chính mới.

Đối với vay nước ngoài, điều quan trọng là phải nghiên cứu hiệu quả sử dụng tiền vay, sự biến động của lãi suất, lựa chọn hình thức vay, cũng như cải thiện môi trường kinh tế, chính trị của đất nước, tạo sự ổn định để thu hút vốn vay.

+ Đối với các khoản vay cho các dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và các dự án phát triển kinh tế-xã hội thuộc đối tượng NSNN cấp, được bố trí trong dự toán ngân sách do cấp có them quyền quyết định, Bộ tài chính thực hiện cấp vốn theo chế độ quy định.

+ Đối với các khoản vay cho các dự án thuộc đối tượng tín dụng Nhà nước, Bộ tài chính thực hiện cho vay theo quy định của Chính phủ. Bộ trưởng Bộ tài chính quy định cụ thể việc quản lý thu và cấp phát vốn vay nước ngoài theo nguyên tắc trên và phù hợp với từng hiệp định đã ký kết với nước ngoài.

Bốn là, Nhà nước dùng vốn NSNN đầu tư trực tiếp vào một số doanh nghiệp quan trọng trên những ngành và lĩnh vực then chốt không những thực hiện định hướng phát triển kinh tế-xã hội mà còn nhằm tạo ra nguồn tài chính mới, đồng thời Nhà nước phải chú trọng đầu tư vào con người, đào tạo nghề, nâng cao dân trí, phát triển khoa học, chăm lo sức khỏe để có một đội ngũ lao động có tay nghề và năng suất lao động cao.

Năm là, cần phải ban hành chính sách tiết kiệm, khuyến khích mọi người

tiết kiệm tiêu dùng, dành vốn cho đầu tư phát triển. Nhà nước phải giảm chi cho tiêu dùng, tinh giản bộ máy, cải cách bộ máy hành chính để tích luỹ vốn chi đầu tư.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 44)