Về lĩnh vực kinh tế: NSNN góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có nhiều cải cách tạo điều kiện thuận lợi cho các thành

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 90 - 94)

dịch cơ cấu kinh tế, có nhiều cải cách tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển.

Một là, về tăng trưởng kinh tế

Trong hai mươi năm đổi mới vừa qua (1986-2005), kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định so với các nước trong khu vực.

Bảng 2.13: Tốc độ phát triển GDP của một số nƣớc châu Á

Quốc gia 1996 1997 1998 1999 2000 Indonesia 7,8 4,7 -13,1 0,8 4,9 Malaysia 10,0 7,3 -7,4 6,1 8,9 Thái Lan 5,9 -1,4 -10,5 4,4 4,8 Singapore 8,2 8,6 -0,8 6,8 9,6 Hàn Quốc 7,0 4,7 -6,9 9,5 8,5 Trung Quốc 9,6 8,8 7,8 7,1 8,0 Việt Nam 9,3 8,2 5,8 4,8 6,8 Quốc gia 2001 2002 2003 2004 2005 Indonesia 3,8 4,4 4,9 5,1 5,7 Malaysia 0,3 4,1 5,3 7,1 5,1 Thái Lan 2,2 5,3 6,9 6,1 4,0 Singapore -2,0 3,2 1,4 8,4 5,7 Hàn Quốc 3,8 7,0 3,1 4,6 3,8 Trung Quốc 7,5 8,3 9,5 9,5 9,3 Việt Nam 6,9 7,1 7,3 7,7 8,4

Nguồn: Ngân hàng phát triển châu Á-ADB

Tốc độ phát triển của GDP qua hai giai đoạn nghiên cứu đều khá ổn định so với các nước khác trong khu vực: 6,9% năm 2001, 7,1% năm 2002, 7,3% năm 2003, 7,7% năm 2004 và 8,4% năm 2005. Bình quân đạt 7,5 toàn giai

đoạn. Đạt được kết quả này một phần là do chính sách thu-chi thích hợp, góp phần ổn định tình hình xã hội, đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng.

Hai là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực

Chi NSNN thời gian qua đã dần hướng vào trọng tâm, trọng điểm, có tác dụng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH.

Vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội (theo giá hiện hành) hàng năm vẫn tăng ở mức độ cao, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng nhanh, 35.271 tỷ đồng giai đoạn 1991-1995; 101.349 tỷ đồng giai đoạn 1996-2000 và 240.000 tỷ đồng giai đoạn 2001-2005; trong đó nguồn vốn NSNN đóng vai trò nhất định, nhất là đối với một số lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng, góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, biểu hiện rõ nét thông qua sự chuyển biến tích cực về cơ cấu kinh tế giữa các ngành, vùng miền cũng như trong nội bộ từng ngành, từng vùng. Kết quả là thời gian vừa qua mạng lưới giao thông vận tải, bao gồm cả đường bộ, đường thuỷ, đường sắt và hàng không cũng như hệ thống bến cảng, kho bãi đều được nâng cấp, chất lượng dịch vụ được cải thiện. Việc cung cấp điện, nước cũng có những bước chuyển biến vượt bậc. Đặc biệt lĩnh vực thông tin liên lạc được hiện đại hoá nhanh, tốc độ tăng trưởng cao. Các kết quả này tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác phát triển, tạo bước ngoặt rõ rệt so với điều kiện cơ sở hạ tầng thời kỳ trước đổi mới.

Tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng tăng đáng kể, từ 36,7% năm 2000 lên 42% năm 2005; ngành nông nghiệp giảm từ 24,5% năm 2000 xuống 19,0% năm 2005; tỷ lệ các ngành dịch vụ được duy trì ở trên mức 38%.

Bảng 2.14: Cơ cấu kinh tế theo ngành và theo thành phần kinh tế

Chỉ tiêu 1995 2000 2005

Khu vực nông, lâm, thủy sản 27,2 24,5 19,0

Khu vực công nghiệp, xây dựng 28,8 36,7 42,0

Nguån: Tæng côc Thèng kª

Sản xuất công nghiệp vẫn duy trì được với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định. Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,7%, trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng 12,1%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 21,8%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,1%. Các ngành dịch vụ có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm khoảng 7,6%. Giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ tăng bình quân 7,0%. Đây là ngành kinh tế duy nhất có tăng trưởng kinh tế đạt và vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Việc tăng cường vốn đầu tư phát triển cho lĩnh vực dịch vụ đã góp phần phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, nhất là các ngành dịch vụ có chất lượng cao, dịch vụ công cộng, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế trong các ngành và vùng kinh tế theo hướng CNH, HĐH8.

Ba là, bằng việc huy động nguồn tài chính thông qua thu ngân sách mà

chủ yếu là thuế cũng góp phần định hướng phát triển sản xuất, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh. Qua ba lần cải cách, hệ thống thuế nước ta ngày càng hoàn thiện hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. Với việc ban hành Luật thuế Giá trị gia tăng thay cho Luật thuế doanh thu, khắc phục được tính trùng lắp, chồng chéo của thuế doanh thu; Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thay thế cho Luật thuế Lợi tức; áp dụng thống nhất thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (28%) cho mọi thành phần kinh tế, tạo nên sân chơi bình đẳng, tăng tính cạnh tranh; bỏ luật thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài… thực hiện miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với diện tích đất trong hạn điền. Bắt đầu từ năm 2002, Nhà nước đã miễn giảm 50% thuế sử dụng đất nông nghiệp và từ năm 2003 đã miễn giảm 100% khoản thuế này, tương đương khoảng 1.600 tỷ đồng. Đây có thể coi là khoản chi đầu tư trực tiếp của NSNN cho nông nghiệp để phát

triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo cho tầng lớp nông dân đang chiếm khoảng 75% dân số Việt Nam.

Hệ thống thuế được sửa đổi, bổ sung từng bước phù hợp với chuẩn mực quốc tế, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Các chính sách thuế được đổi mới theo hướng từng bước thu hẹp khoảng cách, tiến tới xoá bỏ sự phân biệt về nghĩa vụ thuế giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; chính sách thuế đã góp phần khuyến khích đầu tư mạnh mẽ, những doanh nghiệp có dự án đầu tư với thời gian trên một năm, chưa phát sinh doanh thu nhưng có số thuế giá trị gia tăng đầu vào lớn thì được xem xét, giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng, nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp; doanh nghiệp mới thành lập được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu, được giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 2 năm tiếp theo; cơ sở kinh doanh mới thành lập ở vùng khó khăn được kéo dài thời gian giảm thuế thêm 2 năm nữa. Các cơ ở kinh doanh đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn khuyến khích đầu tư được hưởng thuế suất ưu đãi thấp hơn (đầu tư trong nước hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi là 25%, 20% và 15%; đầu tư nước ngoài hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi là 20%, 15% và 10%), thời gian miễn, giảm thuế dài hơn so với các cơ sở kinh doanh khác. Kể từ ngày 01/01/2004, các mức thuế suất ưu đãi 20%, 15%, 10& trước đây chỉ áp dụng cho đầu tư nước ngoài thì nay sẽ áp dụng chung cho tất cả các cơ sở kinh doanh. Điều này đã khuyến khích mạnh mẽ sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế. Ngoài ra còn miễn, giảm thuê cho các cơ sở kinh doanh có dự án đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất; mở rộng đối tượng hưởng ưu đãi đối với một số sản phẩm công nghiệp trọng điểm như: đóng tàu trọng tải trên 11,5 tấn, động cơ dưới 30 mã lực, sản xuất, lắp ráp ti vi, máy vi tính, phần mềm máy vi tính….

Thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới và mở cửa là vốn đầu tư của Việt Nam gia tăng rõ rệt cả về quy mô tuyệt đối và tỷ lệ so với tổng sản phẩm quốc nội. Sự đầu tư của NSNN vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội có ý nghĩa to lớn cho việc duy trì và phát triển toàn bộ nền kinh tế. Chi NSNN cho đầu tư phát triển đã hướng vào các công trình thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng, ưu tiên đối với một số ngành kinh tế mũi nhọn, then chốt của nền kinh tế như: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, đầu tư cho các dự án công cộng không thu hồi được vốn, hỗ trợ cho các vùng miền khó khăn…. Chi NSNN cho đầu tư phát triển đã đóng vai trò hạt nhân, hướng dẫn và thu hút các nguồn vốn trong nền kinh tế, đảm bảo đáp ứng yeu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như trên phản ánh sự thay đổi về chất của nền kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tạo tiền đề vật chất cho sự phát triển và tăng trưởng ổn định nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)