Nguyên tắc chi Ngân sách Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 46 - 50)

b. Tổ chức cân đối Ngân sách Nhà nước

1.3.2. Nguyên tắc chi Ngân sách Nhà nƣớc

Chi NSNN có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia. Việc bố trí các khoản chi NSNN một cách tuỳ tiện, thiếu sự phân tích hoàn cảnh cụ thể sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Do vậy, việc tổ chức các khoản chi NSNN phải dựa trên những nguyên tắc nhất định:

Một là, gắn chặt các khoản thu để bố trí các khoản chi. Nghĩa là, chi NSNN phải dựa trên cơ sở có nguồn thu thực tế từ nền kinh tế quốc dân. Nó đòi hỏi mức độ chi và cơ cấu các khoản chi phải dựa vào khả năng tăng trưởng GDP của đất nước. Nếu vi phạm nguyên tắc này sẽ dẫn đến tình trạng bội chi NSNN- một nguyên nhân dẫn đến khả năng bùng nổ lạm phát, gây mất ổn định cho sự phát triển kinh tế-xã hội.

Hai là, nguyên tắc quản lý theo dự toán. Hoạt động của NSNN vừa thể hiện tính lợi ích kinh tế, vừa thể hiện tính quyền lực. Phạm vi và nội dung của chi NSNN rất đa dạng và phức tạp, đặc biệt là các khoản chi thương xuyên liên

quan đến nhiều đối tượng, lĩnh vực chi khác nhau. Do vậy, để chi thường xuyên được sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả thì nó cần phải được quản lý theo dự toán. Nói cách khác, các khoản chi thường xuyên có thể thực hiện khi chúng nằm trong cơ cấu cấu chi theo dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt và thông qua. Như vậy, các đơn vị sử dụng chi thường xuyên từ NSNN phải tiến hành lập dự toán chi thường xuyên dựa vao những căn cứ chủ yếu sau:

- Chủ trương của Nhà nước về duy trì và phát triển các hoạt động thuộc bộ máy quản lý Nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, hoạt động quốc phòng-an ninh, các hoạt động xã hội trong từng thời kỳ nhất định.

- Các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là các chỉ tiêu có liên quan trực tiếp đến việc cấp phát kinh phí chi thường xuyên của NSNN trong kỳ kế hoạch.

- Giới hạn nguồn kinh phí có thể đáp ứng cho nhu cầu chi thường xuyên kỳ kế hoạch.

- Các chính sách, chế độ chi thường xuyên của NSNN, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu.

- Tình hình quản lý và sử dụng kinh phí của chi thường xuyên của năm báo cáo và các năm trước.

Tuân thủ nguyên tắc này nhằm tạo tiền đề cần thiết cho việc bảo đảm tính cân đối trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội và là cơ sở để thực hiện nguyên tắc tiết kiệm trong việc cấp phát và sử dụng vốn ngân sách. Nguyên tắc này đòi hỏi mọi khoản chi tiêu NSNN phải được thực hiện trên cơ sở những dự toán có cơ sở khoa học và thực tiễn. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và tình hình ngân sách của Nhà nước ta chưa ổn định nên việc tuân thủ nguyên tắc này trong cấp phát và sử dụng nguồn vốn NSNN có nhiều khó khăn.

Ba là, đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong việc bố trí các khoản

chi tiêu của NSNN. Hoạt động của NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng và

huy động nguồn thu lại có hạn. Mặt khác, trong thực tế, trải qua thời gian dài với quan điểm chi với bất cứ giá nào đã gây nên tình trạng lãng phí, kém hiệu quả trong việc sử dụng các khoản chi NSNN, đặc biệt là các khoản chi xây dựng cơ bản. Do vậy, cần phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong các khoản chi NSNN. Để đảm bảo nguyên tắc này, cần phải sắp xếp, bố trí các khoản chi NSNN với một cơ cấu hợp lý, phải dựa trên các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu có căn cứ khoa học và thực tiễn, tổ chức cá khoản chi tiêu các chương trình có mục tiêu. Đối với các khoản chi thường xuyên, để thực hiện tốt nguyên tắc này, cần phải:

- Xác định định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng đối tượng, tính chất công việc, đảm bảo tính pháp lý, tính khoa học và thực tiễn.

- Lựa chọn thứ tự ưu tiên cho các hoạt động, các nhóm mục chi, đảm bảo không vượt quá giới hạn cho phép nhưng vẫn đảm bảo khối lượng công việc hoàn thành và đạt chất lượng cao.

- Đa dạng hoá hình thức cấp phát và lựa chọn hình thức cấp phát phù hợp để áp dụng cho mỗi đối tượng và từng nhóm mục chi cụ thể.

- Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu, nhằm tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN, giảm bớt gánh nặng cho NSNN, chống tham ô, lãng phí.

- Thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính, nhằm phát huy tính tự chủ, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị hành chính sự nghiệp, từ đó nâng cao tính tiết kiệm, hiệu quả, công năng sử dụng, khắc phục những tiêu cực xảy ra (đơn vị thụ hưởng không lập dự toán một cách trung thực mà có khuynh hướng: số tiền dự toán lớn hơn số tiền thực tế).

Bốn là, nguyên tắc tập trung có trọng điểm. Nguyên tắc này đòi hỏi việc phân bổ nguồn vốn NSNN phải căn cứ vào các chương trình trọng điểm của Nhà nước, vì việc thực hiện thành công các chương trình này có tác động dây chuyền, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực phát triển. Thực hiện đúng nguyên tắc này mới đảm bảo mục đích và khả năng tiết kiệm các khoản chi NSNN.

Năm là, phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của các cấp chính quyền theo luật định để bố trí các khoản chi phù hợp. Áp dụng nguyên tắc này sẽ tránh được việc bố trí các khoản chi chồng chéo, khó kiểm tra, giám sát; đồng thời nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của các cấp.

Sáu là, tổ chức chi NSNN trong sự phối hợp chặt chẽ với khối lượng tiền tệ, lãi suất, tỷ giá hối đoái để tạo nên công cụ tổng hợp cùng tác động đến các vấn đề kinh tế vĩ mô.

Cùng với quá trình lịch sử, khái niệm NSNN ngày càng được đổi mới và hoàn thiện hơn.

Điều 1 Luật NSNN 2002 khái niệm: “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm, để đảm bảo thực hiện các chức

năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.

Đây là khái niệm tương đối đầy đủ, phản ánh nội dung cơ bản của NSNN: là toàn bộ các khoản thu – chi ; quá trình chấp hành ngân sách, niên độ ngân sách, tính pháp lý của ngân sách; quyền chủ sở hữu, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Với nội dung như vậy thì vai trò của nó cũng được thay đổi qua mỗi thời kỳ lịch sử, từ chỗ chỉ là “cái túi” chi tiêu cho thành phần kinh tế quốc doanh và các hoạt động của bộ máy Nhà nước, luôn mang tính bị động thì khi chuyển sang cơ chế thị trường đã khác, nó mang tính chủ động hơn và đã trở thành công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 46 - 50)