Các biện pháp cơ bản thực hiện cân đối Ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 27)

b. Tổ chức cân đối Ngân sách Nhà nước

b.3. Các biện pháp cơ bản thực hiện cân đối Ngân sách Nhà nước

Thực hiện cân đối NSNN chỉ phát sinh khi NSNN rơi vào thâm hụt. Vấn đề quan trọng là xác định đúng đắn mức bội chi và dự kiến những biện pháp cần thiết để huy động nhằm bù đắp thiếu hụt. Để xử lý bội chi NSNN, các nước thường tập trung vào các biện pháp sau:

Một là, phát hành tiền. Biện pháp này có ưu điểm là tính kịp thời, Nhà nước không cần bận tâm đến gánh nặng của nợ quốc gia và đặc biệt nếu lượng tiền cung ứng tăng lên qua phát hành tiền vẫn nằm trong giới hạn có thể kiểm soát được của ngân hàng trung ương thì việc phát hành tiền để kích thích tăng cầu về đầu tư và tiêu dùng trong nền kinh tế là giải pháp có thể chấp nhận. Biện pháp này có nhược điểm là nếu bị lạm dụng dễ dẫn đến lạm phát cao, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế-xã hội, việc phát hành thêm tiền trở thành một loại thuế vô hình đánh vào nguồn thu nhập của dân cư, vì hậu quả của nó làm bùng nổ lạm phát, còn tiền lương thường bị “đông cứng” hoặc tăng chậm. Ngoài ra, nhược điểm lớn của biện pháp này là sự công khai trước dư luận về tình trạng thiếu hụt NSNN dễ gây ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước.Vì vậy, biện pháp này chỉ được xem là công cụ ngoại lệ.

Nói tóm lại, lợi ích của biện pháp này chỉ có tác dụng nhất thời, cục bộ, còn tác hại của nó lại lâu dài đối với toàn bộ nền kinh tế-xã hội, kìm hãm sản xuất và gây thiệt hại cho người tiêu dùng, nhất là người lao động và người có thu nhập thấp.Nhận thức được điều này mà Chính phủ nhiều nước đã cố gắng hạn chế hoặc từ bỏ biện pháp phát hành thêm tiền, sử dụng biện pháp đi vay để bù đắp bội chi NSNN.

Hai là, vay nợ. Đây là biện pháp được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới.Nguồn vay không chỉ để bù đắp thiếu hụt NSNN mà còn được sử dụng để cho vay lại hoặc giảm phát. Nguồn vay nợ của Nhà nước khá phong phú: vay nợ qua phát hành các giấy tờ có giá trị trên thị trường vốn trong và ngoài nước, vay qua ngân hàng trung ương, vay từ các tổ chức tài chính-tiền tệ quốc tế, vay từ Chính phủ các nước…. Về ưu điểm, biện pháp này tận dụng được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trên thị trường; đối với những khoản vay trong nước sẽ giúp Chính phủ thoát khỏi những đièu kiện ràng buộc từ các nhà tài trợ nước ngoài, có thể tranh thủ được những nguồn vốn với quy mô lớn có lãi suất ưu đãi từ các dòng vốn quốc tế. Về nhược điểm, biện pháp này tạo áp lực lớn cho NSNN về tổng số nợ quốc gia, từ đó phải tính toán kỹ lưỡng hiệu quả sử dụng tiền vay, thời gian hoàn trả, lãi suất; quy mô vay trong nước có thể bị hạn chế trong tổng nguồn vốn tích luỹ của nền kinh tế. Do đó, nếu vay trong nước của NSNN tăng lên thì dễ dẫn đến tình trạng suy giảm khả năng đầu tư của các thành phần kinh tế. Đối với khoản vay nước ngoài, Chính phủ dễ bị tác động, đôi khi phải nhượng bộ trước những yêu cầu từ phía nhà tài trợ. Vay nợ còn bị yếu tố thời gian chi phối, đặc biệt với các khoản vay trong nước đòi hỏi quá trình vận động, tuyên truyền, nâng cao uy tín của Chính phủ để người dân tin tưởng về khả năng trả nợ. Ngoài ra, khi thực hiện vay nợ cần tính đến hiệu ứng “tuyết lăn”: lúc mới vay số vốn vay là nhỏ nhưng theo thời gian nợ chồng lên nợ, việc huy động vốn mới phải dành phần để trả nợ cũ. Điều này làm cho nguồn vốn huy động thực sự ngày càng ít đi.

Biện pháp sử dụng nguồn vốn vay để bù đắp bội chi NSNN chỉ có tác dụng tích cực, hữu hiệu khi nguồn vốn vay được sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển kinh tế, tuyệt đối không sử dụng vốn vay để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng.

Ba là tăng thuế và kiện toàn hệ thống thuế. Biện pháp này không chỉ thông qua tăng thuế suất mà có thể liên quan đến vấn đề cải cách hệ thống các sắc thuế, mở rộng diện chịu thuế, kiện toàn và nâng cao hiệu quả bộ máy hành

thu nhằm chống thất thu thuế…. ưu điểm của biện pháp này là tạo thế chủ động của Nhà nước do thuế là công cụ trong tay Nhà nước nên việc ban hành một sắc thuế mới hay tăng thuế suất có thể được triển khai ngay qua bộ máy hành thu. Tuy nhiên, nhược điểm của biện pháp tăng thuế qua tăng thuế suất phụ thuộc vào mức độ chịu đựng của nền kinh tế. Nghĩa là tỷ lệ động viên này có đảm bảo lợi ích kinh tế trong quá trình phân phối của các chủ thể trong xã hội hay không. Nếu không rất dễ đưa đến phản tác dụng khi thuế không thể hiện được vai trò là đòn bẩy kinh tế. Vì vậy, khi áp dụng biện pháp này cần xem xét khả năng thu thuế cũng như những nguyên tắc cần đảm bảo khi xây dựng và kiện toàn hệ thống thuế. Bên cạnh đó, biện pháp này cũng phụ thuộc nhiều vào tính hiệu quả của bộ máy thu thuế nhằm giảm thấp những tiêu cực thất thoát có thể phát sinh.

Bốn là giảm chi. Giảm chi chỉ phát huy ưu điểm khi mà các khoản cắt

giảm là hợp lý như xoá bỏ chi bao cấp, chi lãng phí, thực hành tiết kiệm chi tiêu qua việc nâng cao hiệu quả của quá trình kiểm soát chi tiêu công, cơ cấu lại hệ thống chi nhằm giảm nguy cơ tham ô trong quá trình sử dụng vốn NSNN. Song nhìn chung, biện pháp này bị đánh giá là tiêu cực vì đứng trên góc độ điều tiết vĩ mô, các khoản chi tiêu của Nhà nước luôn ảnh hưởng đến lợi ích của công chúng, của doanh nghiệp nên việc cắt giảm chi tiêu dễ gây phản ứng từ phía công luận. Vì vậy, giải pháp này trong thực tế thường được vận dụng theo hướng “điều chỉnh chi tiêu công”.

Mỗi biện pháp xử lý thâm hụt NSNN đều có những ưu và khuyết điểm riêng. Vấn đề còn lại là là tuỳ điều kiện của mỗi quốc gia mà Chính phủ có thể thực hiện đồng bộ các biện pháp hoặc lựa chọn biện pháp trước mặt, biện pháp cơ bản, biện pháp phụ trợ để đạt được mục tiêu cân đối NSNN.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)