quốc gia cam kết giành 20% chi ngân sách cho các dịch vụ xã hội cơ bản và 20% tổng số tiền viện trợ cho 1 quốc gia chậm phát triển để thực hiện các dịch vụ xã hội cơ bản, gọi tắt là sáng kiến 20/20
NSNN cho giáo dục-đào tạo và sự đóng góp của dân cư nên hệ thống giáo dục- đào tạo ngày càng phát triển, đảm bảo cho việc dạy học của trên 20 triệu học sinh các cấp; đội ngũ cán bộ khoa học-kỹ thuật, cán bộ quản lý được tăng cường đào tạo và đào tạo lại. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho ứng dụng rộng rãi khoa học, kỹ thuật mới vào các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế mũi nhọn.
Đối với các chương trình mục tiêu quốc gia cũng đã được Nhà nước chú trọng quan tâm, nhiều tài trợ đã đầu tư cho các dự án xoá đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh miền Trung và một số nơi khác; chương trình 135 mà chủ yếu là chương trình nước sạch nông thôn đã được cải thiện nhiều, năm 2003 khoảng 1.200 tỷ đồng đã được phân bổ cho 2.342 xã và trong giai đoạn 2001-2004 khoảng 4.910 tỷ đồng đã phân bổ. NSNN dành cho chương trình nước sạch nông thôn giai đoạn 2001-2004 là 880 tỷ đồng…. Năm 2003, 14 triệu hộ nghèo nông thôn đã được dùng nước sạch so với năm 1998 đã tăng ở mức 4,4%. Điều này thể hiện ở mức tăng từ 32% lên 54% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch….
Thành công của các CTMTQG đã tạo điều kiện cho các thay đổi quan trọng diễn ra ở nông thôn và miền núi, trở thành một cấu phần quan trọng trong nỗ lực xoá đói giảm nghèo của Chính phủ ở những tỉnh nghèo nhất. Tỷ lệ nghèo của Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế giảm từ 58% năm 1993 xuống 28,8% năm 2002, với khoảng 25 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói, hoàn thành sớm hơn năm năm so với kế hoạch xoá đói giảm nghèo toàn cầu mà Liên Hợp Quốc đề ra. Chỉ số phát triển con người (HDI) được nâng từ 0,610 năm 1990 lên 0,691 năm 2002; tỷ lệ người lao động (trên 15 tuổi) biết chữ năm 2002 ở thành thị là 99,03%, nông thôn là 95,39%11
Hai là, thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân đã điều tiết thu nhập cao để phân phối lại cho những đối tượng có thu nhập thấp.
Chính sách động viên các nguồn lực tài chính thời gian qua đã được thực hiện theo hướng giảm dần thuế suất nhưng vẫn đảm bảo nguồn thu cho NSNN.
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời đã khắc phục được tính trùng lắp và chồng chéo của Luật thuế lợi tức, tạo sự thống nhất và hợp lý hơn trong việc huy động NSNN, bên cạnh đó Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định áp dụng một mức thuế suất thống nhất và các mức ưu đãi chung cho các thành phần kinh tế, theo đó thực hiện giảm thuế suất phổ thông từ 32% xuống 28% và được áp dụng chung cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù thực hiện nâng mức thuế suất từ 25% lên 28 nhưng lại đi kèm với quy định bãi bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài nên tỷ lệ huy động chung vẫn tương đối ổn định. Điều này không những thể hiện việc khuyến khích sản xuất phát triển mà còn chứng tỏ việc quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đã chặt chẽ hơn, khoa học hơn. Đây là một cải cách rất quan trọng trong điều kiện nền kinh tế hội nhập của nước ta hiện nay.
Hiện nay chúng ta thực hiện việc động viên thuế thu nhập của cá nhân với 3 sắc thuế: thuế thu nhập áp dụng đối với cá nhân kinh doanh, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao từ tiền lương, tiền công; thuế chuyển quyền sử dụng đất đối với người có thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất. Sở dĩ chúng ta chưa đưa Luật thuế thu nhập cá nhân vào đời sống vì nhờ cải cách và mở cửa, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân đầu người từ 282,1 USD năm 1995 lên 402 USD năm 2000 và hiện đạt khoảng 640 USD/năm. Tuy nhiên, số lượng người giàu ít, đại bộ phận người dân vẫn còn thu nhập thấp (80% dân số có thu nhập 200-300 USD/năm). Chính vì vậy, hiện chúng ta mới chỉ áp dụng thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, nhằm điều tiết thu nhập chứ chưa ban hành sắc thuế thu nhập cá nhân như nhiều nước đã áp dụng, để tạo điều kiện cho người dân có điều kiện tích luỹ và làm giàu. Luật thuế thu nhập cá nhân sẽ đưa vào thực hiện từ năm 2009, nhằm đảm bảo tính công bằng xã hội, khuyến khích mọi người ra sức lao động, sản xuất, gia
tăng thu nhập và làm giàu chính đáng; không thu thuế đối với những người có thu nhập thấp, chỉ điều tiết một phần thu nhập của các cá nhân có thu nhập cao, tạo điều kiện cho người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ với đất nước, góp phần hạn chế khoảng cách về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Các chính sách thuế đối với thu nhập cá nhân ở nước ta nhìn chung là phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước, đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu cho NSNN, kiểm soát thu nhập của cá nhân, phân phối lại thu nhập, thực hiện công bằng xã hội cũng như bước đầu tạo thói quen và góp phần nâng cao nhận thức của các đối tượng nộp thuế về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho NSNN
Ba là, thuế gián thu góp phần hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của đất nước.
Hệ thống thuế với 9 sắc thuế chủ yếu, ở từng sắc thuế đều có những phạm vi điều chỉnh khác nhau về đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế… đã tác động đến nhiều khía cạnh của đời sống kinh tế-xã hội,
Thuế giá trị gia tăng thu vào hầu hết các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, với phương pháp khấu trừ thuế nộp ở khâu sau được khấu trừ số thuế đã trả ở khâu trước; đối với hàng hoá xuất khẩu được hoàn thuế, do đó đã khuyến khích việc chuyên môn hoá, hợp tác hoá sản xuất, tăng năng suất chất lượng, hiệu quả sản phẩm, khuyến khích xuất khẩu và bảo hộ sản xuất trong nước; thuế tiêu thụ đặc biệt thu vào sản phầm hàng hoá, dịch vụ cần hạn chế tiêu dùng, không có lợi cho quốc kế dân sinh (bài lá, vàng mã, thuốc lá, rượu, bia…) từ đó có tác động hướng dẫn tiêu dùng, sản xuất và sắp xếp lại sản xuất kinh doanh theo định hướng của Nhà nước.
Thông qua thu thuế (thuế gián thu) để điều tiết giá cả hàng hoá, từ đó điều tiết bớt một phần thu nhập cao và chuyển vào NSNN. Chi NSNN là biện pháp chủ yếu hỗ trợ thu nhập, NSNN sử dụng các nguồn tài chính đã tập trung
được từ những người có thu nhập cao để giải quyết các vấn đề xã hội, hỗ trợ thu nhập cho những người có thu nhập thấp.
Bốn là, quá trình xã hội hoá các dịch vụ công đã và đang được triển khai mạnh mẽ và sâu rộng với mục tiêu xây dựng cộng đồng trách nhiệm, huy động tối đa mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao. Quá trình xã hội hoá trong thời gian qua không những góp phần làm giảm chi ngân sách mà còn góp phần cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng xoá bỏ những khoản chi bao biện không cần thiết để NSNN tập trung vào những khoản chi cơ bản làm nền tảng phát triển các hoạt động sự nghiệp Một số chính sách đã ban hành tạo sự chuyển biến như Nghị định số 73/199/NĐ-CP về chính sách xã hội hoá đối với các hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, văn hoá, y tế, thể thao và Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Kết quả là trong thời gian qua đã hình thành hơn 7.000 cơ sở giáo dục-đào tạo, 20.000 cơ sở y tế, 38.000 cơ sở văn hoá, trên 10.000 cơ sở thể dục thể thao, trong đó đã thu hút 26 dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá thông tin với tổng số vốn khoảng 230 triệu USD. Có thể nói quá trình xã hội hoá đã tạo điều kiện cạnh tranh giữa các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp tư nhân trong việc cung cấp các loại hàng hoá công. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sự nghiệp nói chung và đặc biệt là đẩy lùi từng bước những hiện tượng tiêu cực đang phổ biến tại các đơn vị sự nghiệp hiện nay. Nhờ đó, bộ mặt đất nước được đổi mới theo hướng văn minh hiện đại, đời sống các tầng lớp dân cư được cải thiện. Hàng năm, số người không có việc làm đã được giải quyết khoảng 1,2- 1,3 triệu người, hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị từ 9-10% (1990-1991) xuống khoảng 5,7-5,8% (1996-1997) và 7,4% trong giai đoạn 1998-1999.
c. Về mặt thị trường: NSNN có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các chính sách về ổn định giá cả, thị trường, kiềm chế và kiểm soát lạm phát.
Bằng công cụ thuế, phí, lệ phí, vay và chính sách chi NSNN, Nhà nước có thể điều chỉnh được giá cả, thị trường một cách chủ động.
Trong các năm gần đây, chúng ta đã bỏ nhiều khoản trợ giá với nông nghiệp, như giá phân bón, giá xăng dầu, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, ổn định giá cả và thị trường.
Nguy cơ tái lạm phát siêu tốc báo hiệu bằng sự tăng giá đột ngột và kéo dài liên tục từ những tháng cuối năm 1990 đến đầu năm 1992 đã bị dập tắt; lạm phát được kìm chế và đẩy lùi. Từ nền kinh tế siêu lạm phát, chỉ số lạm phát luôn ở ba con số vào các năm 1986 (774,7%), 1987 (373%), năm 1998 (223,1%), từ 1989 đến nay đã giảm nhanh và đến năm 1995 chỉ còn 12,7%, năm 1996 chỉ còn 4,5% và năm 1997 là 3,6%. Sau sự gia tăng trở lại của lạm phát với tỷ lệ khá cao là 9,2% vảo năm 1998, năm 1999 chỉ số lạm phát giảm mạnh, đạt mức thấp nhất từ khi công cuộc cải cách 0%. Kết quả đó đạt được trong điều kiện nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng khá cao và trong bối cảnh khu vực bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Điều này càng chứng tỏ sự tăng trưởng bền vững của kinh tế Việt Nam, tạo tiền đề quan trọng để cải thiện đời sống nhân dân, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, làm cho nền kinh tế sống động hơn. Thành tựu này một lần nữa cho phép chúng ta khẳng định tính đúng đắn trong chính sách tài chính của Nhà nước, đã tuân theo kỷ luật tài chính, kiên quyết không in tiền để bù đắp thâm hụt.
2.3.2.2. Những vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực NSNN trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam hiện nay đổi sang nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam hiện nay
Bên cạnh những kết quả đã đạt được như nêu trên thì vai trò của NSNN trong việc điều tiết nền kinh tế thị trường vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục.