0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Quan điểm đổi mới Ngân sách Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM (Trang 110 -110 )

b. Về mặt xã hội:

3.1. Quan điểm đổi mới Ngân sách Nhà nƣớc

Thực tiễn cho thấy, việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới có tác động sâu rộng đến tình hình kinh tế, chính trị, NSNN của các nước thành viên, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Những tác động này buộc các nước thành viên phải điều chỉnh chính sách kinh tế của mình, trong đó có chính sách ngân sách, biểu hiện rõ nhất là các nước kém và đang phát triển. Tác động của việc gia nhập WTO của một nước đang phát triển phụ thuộc vào mức độ tác động của một số nhân tố chính sau: thu ngân sách từ hoạt động xuất khẩu có thể giảm; giá trị giao dịch có thể giảm do các thành viên phải từ bỏ bảng giá tham chiếu/tối thiểu theo Hiệp định Định giá hải quan (CVA); thu ngân sách có thể tăng do xoá bỏ chế độ hoàn thuế và miễn thuế do thực hiện Hiệp định về Trợ cấp; chi ngân sách cho xây dựng và tăng cường các cơ quan Nhà nước thực thi các cam kết quốc tế chắc chắn tăng; và cuối cùng là các lợi ích từ việc xoá bỏ các đãi ngộ thương mại của các nước phát triển có thể giảm.

Dù là nguyên nhân nào thì việc đổi mới thu-chi NSNN của nước ta trong điều kiện hiện nay là việc làm cần thiết. Theo đó, các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của NSNN trong điều kiện hội nhập cần dựa trên một số quan điểm chủ đạo sau đây:

Một là, nâng cao vai trò của NSNN phải góp phần thúc đẩy kinh tế phát

triển cao và bền vững. Để làm được điều này, NSNN phải phát huy tốt vai trò của nó thông qua việc thực hiện có hiệu quả hoạt động thu – chi, thúc đẩy gia tăng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thông qua việc tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, công bằng, hiệu cho mọi thành phần kinh tế tham gia. Việt Nam đang trong quá trình CNH – HĐH gắn với kinh tế tri thức, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới nên NSNN cần phải đóng vai trò quan trọng trong đầu tư, tạo động lực cơ bản về nguồn lực con người, chiến lược phát triển… vào những lĩnh vực có tác động nâng cao năng lực khoa học – công nghệ quốc gia.

Hai là, nâng cao vai trò của NSNN phải dựa trên chiến lược kinh tế – tài chính. Quan điểm này dựa trên cơ sở gắn chức năng, vai trò của NSNN với bản chất kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước là chủ sở hữu ngân sách, trong việc thực hiện chức năng, vai trò của Nhà nước công quyền, sử dụng ngân sách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, nâng cao vai trò của NSNN phải tạo đủ nguồn lực để Nhà nước thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế, CNH – HĐH; hoàn thiện công cụ ngân sách đồng bộ trong hệ thống các công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước và được vận dụng, thực thi trong từng thời kỳ, nhằm tạo được nguồn tài chính đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Ba là, việc sử dụng NSNN phải thực hiện theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, tránh tình trạng sử dụng ngân sách một cách dàn trải, lãng phí, gây thất thoát nguồn vốn Nhà nước như thời gian vừa qua.

Bốn là, nâng cao vai trò của NSNN phải phù hợp với hội nhập kinh tế và

an ninh tài chính quốc gia

- Phát huy vai trò của thuế, phí, lệ phí. chuyển dịch cơ cấu hệ thống thu theo hướng tăng dần tỷ trọng nguồn thu trong nước và tỷ trọng thuế, phí trong tổng thu NSNN, đồng thời thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển, tăng cường và mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới. Việc tăng nguồn thu phải trên cơ sở giải quyết tốt mối quan hệ giữa động viên tạo ra nguồn lực mạnh để Nhà nước có điều kiện thực hiện các nhiệm vụ chiến lược với việc khuyến khích tích tụ vốn trong doanh nghiệp, dân cư để mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh.

- Đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển và chi trả nợ theo hướng giảm tỷ trọng chi thường xuyên, ổn định tỷ trọng chi đầu tư phát triển và nâng cao dần tỷ trọng chi trả nợ, viện trợ. Bên cạnh đó, cần phải có cơ chế quản lý chi ngân sách một cách chặt chẽ và hợp lý, nhằm ngăn ngừa sai phạm, đồng thời buộc các cơ quan công quyền và các đơn vị sử dụng NSNN phải tôn trọng các nhiệm vụ thu-chi đã được Quốc hội phê chuẩn.

- Xây dựng dự toán chi ngân sách toàn diện, chi tiết theo mục lục NSNN hiện hành, quản lý và điều hành NSNN theo dự toán và dự toán NSNN đã được phê duyệt là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân trong việc sử dụng NSNN có hiệu quả.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM (Trang 110 -110 )

×