Khái quát chung tình hình kinh tế-xã hội trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 50 - 51)

b. Tổ chức cân đối Ngân sách Nhà nước

2.1.1. Khái quát chung tình hình kinh tế-xã hội trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung

hoạch hoá tập trung

Sau ngày miền Nam được giải phóng, đất nước được hoà bình, thống nhất để đi lên CNXH có nhiều thuận lợi cho việc xây dựng nền kinh tế mới như tài nguyên thiên nhiên còn ở dạng tiềm năng chưa được khai thác, lực lượng lao động dồi dào…. Nhưng bên cạnh đó chúng ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Từ một nền sản xuất nhỏ đi lên, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp, đại bộ phận lao động là thủ công, phân công lao động chưa phát triển, năng suất lao động thấp, công nghiệp nặng chưa đủ sức để cải tạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân, trình độ quản lý kinh tế còn yếu, tính kế hoạch hoá của nền kinh tế chưa cao, nền tài chính Nhà nước rất eo hẹp, nguồn thu ngân sách nhỏ, Nhà nước hàng năm phải phát hành tiền để cân đối ngân sách, dẫn đến lạm phát và đồng tiền bị mất giá.

Đến đầu thập kỷ 80 tình hình vẫn chưa được cải thiện nhiều, sản xuất vẫn chậm phát triển trong khi dân số lại tăng nhanh, thu nhập quốc dân chưa đảm bảo được tiêu dùng xã hội, một phần của tiêu dùng xã hội phải dựa vào vay và nguồn viện trợ; nền kinh tế chưa tạo được tích luỹ, chênh lệch giữa thu và chi tài chính, hàng và tiền, xuất khẩu và nhập khẩu còn lớn; thị trường và vật giá không ổn định; ngân sách bội chi ngày càng lớn, Nhà nước chỉ chú trọng giúp đỡ phát triển thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể, còn các thành phần kinh tế khác có phần bị coi nhẹ, đặc biệt chính sách “ngăn sông cấm chợ” đã tạo ra sự khan hiếm giả tạo, không kích thích sản xuất phát triển, ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Trang 50 - 51)