Xác định trực tiếp số lượng bào tử nấm sợi bằng buồng đếm hồng cầu

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến KHẢ NĂNG SINH TỔNG hợp ENZYME AMYLASE từ nấm aspergillus niger và mucor TRÊN môi TRƯỜNG lên MEN bán rắn (Trang 38)

Buồng đếm hồng cầu dùng để đếm vi sinh vật có kích thước lớn (nấm men, bào tử nấm mốc). Người ta thường dùng 2 loại buồng đếm hồng cầu; buồng đếm Thomas và buồng đếm Goriep. Nguyên tắc cấu tạo của 2 loại buông đếm này đều giống nhau. Buồng đếm đều là 1 phiến kính hình chữ nhật, chia thành 3 khoảng ngang. Khoảng giữa chia thành 2 khoảng nhỏ. Trên mỗi khoảng nhỏ này có kẻ một lưới đếm, gồm rất nhiều ô vuông. Mỗi ô vuông có diện tích là 1/25 mm2 lại được chia thành các ô nhỏ (thường là 16 ô), mỗi ô nhỏ có diện tích là 1/400 mm2 và chiều cao là 1/10.

Tiến hành cân 1 g canh trường lấy từ canh trường nhân giống cấp 2 đã thực hiện trong mục 3.3.2 đem đi pha loãng 10-1, 10-2, 10-3, 10-4…. Sau đó tiến hành đếm trên phòng đếm.

Chuẩn bị một số ống nghiệm chứa 9 ml dung dịch sinh lí chứa Tween 80 0,1% vô trùng và một số ống hút 1 ml vô trùng để tiến hành việc pha loãng mẫu. Cân 1 g bào tử nấm sợi cho vào ống nghiệm số 1 chứa 9 ml dung dịch muối sinh lí chứa Tween 80 0,1% vô trùng, huyền phù đều. Ta được độ pha loãng 1/10 hay 10-1. Sau đó lại hút 1 ml ở ống nghiệm 1 cho vào ống số 2, trộn đều, ta được độ pha loãng 1/1000 hay10-2. Tiếp tục như vậy từ ống 2 sang ống 3, ống 3 sang ống 4. Ta sẽ được các độ pha loãng tương ứng 10-3, 10-4.

Đếm số lượng bào tử bằng buồng đếm hồng cầu. Lắc đều ống nghiệm pha loãng. Đậy lá kính lên lưới đếm. Dùng ống hút vô trùng lấy mẫu, cho vài giọt vào mép lá kính, do sức mao dẫn, dịch mẫu tràn vào mặt trên lưới đếm. Chú ý không để hình thành bọt khí trong lưới đếm hoặc tràn dịch mẫu xuống rãnh. Đặt buồng đếm lên bàn kính hiển vi và để yên trong 3 - 5 phút, sau đó tiến hành đếm bào tử trong năm ô lớn chéo nhau, chỉ đếm các bào tử nằm trong lòng ô nhỏ và những bào tử nằm trên 2 cạnh liên tiếp cùng chiều. Đếm lần lượt từ ô con 1 đến ô con 16.

Chú ý nồng độ dịch huyền phù pha loãng sao cho mật độ trong mỗi ô nhỏ không quá 10 bào tử. Số bào tử đếm được trong 5 ô lớn phải lớn hơn 200 và phải đảm bảo được độ chính xác của phương pháp. Sau khi sử dụng xong buồng đếm phải được rửa ngay và lau thật khô để bảo quản.

Kết quả đếm được tính theo công thức như bên dưới. Công thức :

a*4000*103*n

b

N : số lượng bào tử trong 1 ml dịch huyền phù. a : số lượng bào tử trong 5 ô lớn (80 ô con). b : số ô con trong năm ô lớn (16 ô x 5 = 80 ô). 103 : số đổi mm3 thành ml (1000 mm3 = 1 ml). n : độ pha loãng của mẫu.

3.3.5. Phương pháp xác định độ ẩm

Công thức tính độ ẩm

F = A*(B% - C%) / 100%. Cách tính độ ẩm % :

Ví dụ: Ta có 100 g cơ chất có độ ẩm 10% nhưng cần độ ẩm 50%. Theo công thức trên ta có:

100*(50 – 10) 100

Như vậy: trong 10g cơ chất ta bổ sung thêm 40ml nước cất sẽ được độ ẩm 50%. Với :

A : khối lượng cơ chất có trong môi trường nuôi cấy (g). B : độ ẩm muốn bổ sung vào môi trường (%).

C : độ ẩm trong cơ chất (%) ( với cơ chất là lúa, cám gạo, bã đậu nành, trấu thì độ ẩm thông thường của chúng là 10%). (Trần Anh Tuấn, 2005).

100 : độ ẩm 100%.

F : lượng nước cần bổ sung vào môi trường để đạt độ ẩm thích hợp (ml).

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến KHẢ NĂNG SINH TỔNG hợp ENZYME AMYLASE từ nấm aspergillus niger và mucor TRÊN môi TRƯỜNG lên MEN bán rắn (Trang 38)