Khái quát về phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện yên phong, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006-2011 (Trang 32)

ĐBSH có diện tích 14.862,5 km2

chiếm 4,5% diện tích cả nước, Dân số là 18610,5 nghìn người năm 2010, chiếm 21,4% dân số cả nước. Đồng bằng sông Hồng bao gồm 10 tỉnh thành, trong đó có thủ đô Hà Nội. Địa hình của ĐBSH thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, giảm dần đến độ cao mặt biển, ngoài ra địa hình của vùng bị cắt xẻ bởi sông, đê, tạo nên các vùng đất cao thấp khác nhau. Đất đai màu mỡ, chủ yếu được phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự khác biệt giữa mùa khô (mùa lạnh) và mùa mưa (mùa nóng). Nguồn nước dồi dào, mạng lưới sông ngòi dày đặc, có vùng biển rộng. Đất đai, địa hình, khí hậu, nguồn nước rất thuận lợi đa dạng hóa cây trồng, phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

Hiện nay, ĐBSH là một trong những vùng có đóng góp kinh tế rất lớn vào tổng GDP của cả nước. Về quy mô, vùng ĐBSH đứng thứ 2 trong 7 vùng chỉ sau Đông Nam Bộ. Đến năm 2010 vùng đóng góp 23,1% GDP của cả nước.

23

Bảng 1.1: GDP, GDP/ngƣời vùng ĐBSH giai đoạn 2000-2010 Tiêu trí Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

GDP toàn vùng(tỉ đồng) % so với cả nước 82.563,5 20,8 175.951,0 21,0 514.432,3 23,1 GDP/người (triệu đồng) % so với cả nước 4,9 86,0 10,2 100,0 27,4 120,2 Tốc độ tăng trưởng GDP của vùng khá cao và ổn định, luôn cao hơn mức bình quân của cả nước. Giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng đạt 11,9%, trong đó công nghiệp – xây dựng là 14,8%, dịch vụ 12,1% và nông – lâm – thủy sản 3,5%, cao hơn mức bình quân cả nước (7,0%/năm). Thu nhập bình quân đầu người của vùng có xu hướng tăng, đến năm 2010 GDP/người của vùng là 27,4 triệu đồng cao hơn mức trung bình chung của cả nước (cả nước 22,8 triệu đồng/người). Cơ cấu GDP khá hiện đại và có sự dịch chuyển biến tích cực. Năm 1995 khu vực nông nghiệp chiếm 32,3% đến 2010 giảm xuống còn 12,6%. Tỉ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng từ 67,4% năm 1995 lên 87,4% năm 2010, trong đó dịch vụ là 43,6%.

Nông - lâm - thủy sản là hoạt động sản xuất truyền thống, có lịch sử phát triển lâu đời với nhiều điều kiện thuận lợi nổi bật là địa hình bằng phẳng, đất đai mầu mỡ, nguồn nước dồi dào, nguồn lao động đông đảo…. Cho đến nay vùng vẫn là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của cả nước. Hiện nay lĩnh vực này giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của vùng ĐBSH. Cơ cấu cây trồng đa dạng, ngoài cây lúa là cây chủ đạo còn trồng nhiều loại cây công nghiệp ngắn ngày, rau, hoa quả có giá trị. Giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản của vùng có xu hướng tăng, trung bình 4,3%/năm giai đoạn 1995-2010. Cơ cấu đang có sự chuyển dịch nhưng còn chậm, tỉ trọng sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối với 87,6%, thủy sản là 11,8% năm 2010.

Công nghiệp có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển như vị trí địa lý, nguồn nguyên liệu phong phú, lao động dồi dào, trình độ chuyên môn cao, cơ sở hạ tầng tốt... Quy mô, giá trị công nghiệp của vùng ĐBSH tăng liên tục, trong giai đoạn 2000 - 2010. Năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp là 57683,4 tỉ đồng tăng lên 629.631,7 tỉ đồng năm 2010, gấp 10,9 lần.Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trung bình trong giai đoạn này là 17,8% cao hơn so với mức trung bình cả nước (15,1%). Vùng đồng bằng sông Hồng có các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đa dạng, trong đó phải kể đến các khu công nghiệp, tính đến tháng 6 năm 2011 toàn vùng có 93 KCN đã có quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ, trong đó phần lớn đã đi vào hoạt động. Các khu công nghiệp thu hút được nhiều vốn đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng nhiều nhất trong các lĩnh vực kinh tế. Ngoài ra còn tập trung nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống.

Dịch vụ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của vùng ĐBSH chiếm tới 43,6% GDP năm 2010. Hệ thống giao thông vận tải khá hoàn chỉnh có ý nghĩa lớn giúp trao đổi hành hóa giữa các địa phương, các nước trên thế giới một cách dễ dàng. Bưu chính viễn thông tương đối phát triển nhằm đáp ứng ngày càng lớn về thông tin của sự phát triển của KT-XH. Thương mại ngày càng phát triển bởi nhu cầu ngày càng cao, đồng thời xuất khẩu. Kim ngạch xuất, nhập khẩu mặc dù còn âm nhưng đã có chuyển biến rõ nét. Du lịch phát triển nhanh, tăng ở mức 19,6%, đặc biệt là Hà Nội có lượng khách du lịch nội địa tăng vọt chiếm 46,5% năm.

Vùng ĐBSH có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp hiện đại, công nghiệp cổ truyền. Nông nghiệp phát triển đa dạng, đặc biệt là lúa, cây ăn quả, phát triển thủy sản. Du lịch là thế mạnh của ĐBSH vì có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, thắng cảnh thiên nhiên, các làng nghề lâu đời... Bên cạnh còn phát triển quan hệ quốc tế, chính trị nhằm phát triển kinh tế cả nước nói chung và mức sống cho nhân dân trong vùng nói riêng.

25

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện yên phong, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006-2011 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)