Đối với phạm vi nhỏ như đơn vị lãnh thổ huyện thì các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp khá đơn giản. Các hình thức tổ chức lãnh thổ phổ biến ở huyện Yên Phong là hợp tác xã nông nghiệp và trang trại.
- Trang trại: trang trại đã và đang là hình thức góp phần tích cực vào việc phát huy nội lực, khai thác các tiềm năng, sản xuất ra khối lượng hàng hóa lớn có giá trị cao cho thị trường. Hiện nay theo Thông tư số 27/2011/TT- BNNPTNT ngày 13/4/2011 huyện Yên phong có 9 trang trại (toàn tỉnh Bắc Ninh 63 trang trại). Các trang trại của huyện chủ yếu hướng vào chăn nuôi và
97
nuôi trồng thủy sản và trồng cây hàng năm, các trang trại lâm nghiệp và kinh doanh tổng hợp không có.
Đây là một hình thức sản xuất nông nghiệp hiện đại nhưng đối với địa phương vẫn chưa khuyến khích nhiều hộ nông dân tham gia. Quy mô về diện tích trang trại còn nhỏ, nguồn lao động ở trang trại vẫn chủ yếu là lao động trong gia đình, rất hạn chế lao động thuê mướn, vốn vay ngân hàng để đầu tư phát triển trên một trang trại còn thấp. Để nhân rộng hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp này cần sự quan tâm, ưu đãi hơn nữa của huyện về vốn, kỹ thuật, giống, cũng như đơn giản trong thủ tục chuyển đổi.
- Hợp tác xã: là hình thức phổ biến nhất trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Đến nay huyện có 81 hợp tác xã, trong đó có 72 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, 9 hợp tác xã chăn nuôi - thủy sản. Các hợp tác xã là bộ phận cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đến từng hộ sản xuất một cách kịp thời, đồng thời còn tìm “đầu ra” cho các nông sản của địa phương. Bên cạnh đó, tham gia hướng dẫn nông dân thực hiện các chương trình canh tác kỹ thuật mới theo chương trình khuyến nông của huyện.
- Vùng chuyên canh: Hiện nay huyện Yên Phong đã hình thành một số vùng chuyên môn hóa như vùng trồng lúa, vùng rau mầu... nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ.
Vùng trồng lúa tập trung ở phía Đông huyện với hướng sản xuất lúa hàng hóa, lúa đặc sản, lúa thuần. Hiện nay diện tích lúa thuần có xu hướng giảm thay thế bằng lúa hàng hóa với các giống lúa lai cho năng suất và hiệu quả cao hơn. Một số vùng chuyên canh lúa hàng hóa như: Thọ Đức, Phấn Động (Tam Đa), Dũng Liệt... vùng chuyên canh lúa đặc sản: Vọng Nguyệt (Tam Giang), Phù Lưu (Trung Nghĩa), Thụy Hòa,...
Vùng rau mầu tập trung ở phía Nam, rìa Tây Bắc của huyện với hướng sản xuất rau sạch để cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Vùng rau
mầu chính của huyện là: Đông Mai, Tiên Trà (Trung Nghĩa), Trác Bút (thị trấn Chờ), Đông Yên (Đông Phong). Vùng chuyên canh khoai tây như Xuân
Cai, Như Nguyệt, Vọng Nguyệt, Trần Xá...