Ngành thủy sản

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện yên phong, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006-2011 (Trang 103)

Huyện Yên Phong có khoảng 3.318,93ha đất trũng, chiếm 20,6% diện tích tự nhiên. Đây là diện tích tiềm năng rất thuận lợi phát triển ngành thủy sản. Để phát huy thế mạnh thủy sản và chuyển dịch cơ cấu nông lâm ngư theo hướng tích cực, từ năm 2002 huyện đã chú trọng nghiên cứu dự án: “Đầu tư khai thác vùng trũng để phát triển thủy sản”. Dự án này tập trung khai thác diện tích vùng trũng chưa sử dụng và diện tích cấy lúa một vụ có năng suất thấp, ước tính sẽ chuyển đổi khoảng 651,7ha, nâng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 900,78ha.

Bảng 3.13: Một số tiêu chí sản xuất thủy sản của huyện, giai đoạn 2006 – 2011

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2009 Năm 2011

Giá trị sản xuất Tỷ lệ so với tỉnh Tỉ đồng % 27,6 18,2 34,7 16,2 35,2 16,5 Sản lượng thủy sản Tỷ lệ so với tỉnh Tấn % 2.013 12,3 2.141 8,1 2.580 8,2 Diện tích mặt nước thủy

sản Tỷ lệ so với tỉnh Ha % 478 10,5 425 7,8 433 7,9

Giai đoạn 2006 – 2011 huyện Yên Phong tích cực mở rộng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản. Huyện đã cải tạo 337,9ha mặt nước chưa sử dụng thành vùng chuyên nuôi thủy sản và chuyển đổi 213,05ha diện tích cấy lúa 1 vụ thành vùng chuyên thả cá hoặc thả cá kết hợp trồng lúa một vụ. Tuy nhiên do chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tự nhiên và chuyển đổi năm 2011 có xu hướng giảm còn 433ha. Trong đó, diện tích nuôi trồng thủy sản tự nhiên là 433ha.

Hiện nay huyện đã phát triển ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh có kỹ thuật cao, nâng năng suất từ 25 tấn/ha năm 2006 lên 59 tấn/ha năm 2011. Sản lượng cá đạt 2.580tấn chiếm 8,1% sản lượng thủy sản tỉnh. Giá trị sản xuất thủy sản tăng nhanh từ 18,5triệu đồng năm 2006 lên 45,7triệu đồng năm 2011 (giá so sánh). Việc duy trì diện tích, sản lượng và giá trị thủy sản đã nâng cao thu nhập cho các hộ sản xuất và từng bước hình thành vùng sản xuất cá hàng hóa đáp ứng nhu cầu địa phương và thị trường.

Giải pháp kỹ thuật nuôi trồng thủy sản:

Các vùng chuyển đổi hoàn toàn sang nuôi trồng thủy sản:

Hệ thống hồ ao nuôi trồng thủy sản phải thiết kế bờ bao cao hơn mực nước ngập cao nhất từ 0,4 – 0,5m. Các kênh cấp nước và tiêu nước, hệ thống cống có thể thiết kế riêng biệt cho từng ao hoặc toàn vùng để hạn chế lây nhiễm bệnh dịch sang nhiều vùng nuôi thả cá.

Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài thủy sản thông dụng, có giá trị kinh tế như cá chép lai, cá trắm cỏ, cá rô phi, cá trôi, cá mè…phù hợp với sức mua và thị hiếu người tiêu dùng nội địa. Mặt khác, vẫn dành một diện tích đáng kể để nuôi các loại thủy đặc sản đáp ứng các thị trường khó tính như tôm càng xanh, ba ba, lươn, cá chim trắng… Đi đôi với nuôi thủy sản, cần chý ý bảo vệ nguồn lợi tự nhiên như các loại cá cua đồng, lươn, ếch…vừa tăng thu nhập, vừa đa dạng hóa sản phẩm và tạo nguồn thức ăn cho các loại thủy sản nuôi.

95

Phương thức nuôi: Tôm càng xanh nuôi hoàn toàn theo quy trình công nghiệp. Các loại thủy sản khác có thể nuôi bán thâm canh rồi chuyển dần sang quy trình nuôi thâm canh theo hướng công nghiệp. Trên một diện tích mặt nước có thể nuôi đơn hoặc nuôi ghép nhiều loài thủy sản để tận dụng diện tích khu nuôi. Nhìn chung với các vùng nước sâu nên áp dụng phương thức nuôi ghép để tận dụng các tầng nước.

Mật độ nuôi:

Tôm càng xanh nuôi đơn hoặc nuôi ghép với mè trắng thì mật độ thích hợp nhất là 15- 20con/m2

mặt nước, năng suất trung bình 1,5- 2 tấn/ha.

Cá chim trắng nuôi chính có thể ghép với cá chép lai, cá trôi, cá mè với mật độ 4-5 con/m2

là thích hợp, năng suất 6 - 7 tấn/ha. Nếu nuôi thâm canh có quạt nước năng suất có thể đạt 10 - 11 tấn/ha.

Nuôi trắm cỏ là chính có ghép với chép lai, trôi, mè, mật độ thích hợp nhất là 4-5con/m2, năng suất có thể đạt 7- 8 tấn/ha.

Thời vụ thả cá thích hợp nhất thường là tháng 4 hoặc tháng 5.

Thức ăn nuôi cá có thể sử dụng thức ăn công nghiệp có sẵn ở thị trường hoặc tự phối trộn. Ngoài ra còn có thức ăn nuôi bán thâm canh, kết hợp thức ăn công nghiệp và nguồn thức ăn bổ sung hoặc có sẵn trong môi trường nuôi. Để giảm chi phí sản xuất và tăng thu nhập cho các hộ gia đình, người dân nên sử dụng nguồn thức ăn bán thâm canh hoặc thức ăn công nghiệp tự phối trộn.

Ngoài các yếu tố trên, cần theo dõi các yếu tố nhiệt độ nước, độ pH của nước, hàm lượng ôxy… để có biện pháp tác động kịp thời. Đặc biệt chú ý đến vấn đề phòng và chữa trị bệnh của tôm cá.

Các vùng lúa – cá kết hợp (1 vụ lúa – 1 vụ cá)

Với các ruộng sản xuất lúa - cá kết hợp phải chú ý nâng cấp bờ bao cao hơn mực nước ngập cao nhất 0,4 - 0,5m. Xung quanh ruộng phải có hệ thống kênh mương rộng 0,8 - 1,5m, sâu 0,8 - 1m làm nơi trú cho cá lúc mới thả và

trong những ngày nắng gắt. Các mương này còn giúp quá trình thu hoạch cá thuận lợi hơn. Thông thường diện tích các mương này chiếm 8 - 10% tổng diện tích khu ruộng lúa - cá.

Mực nước trên ruộng phải được chủ động điều tiết thích hợp với từng mùa vụ. Đặc biệt khi nuôi thả cá, mực nước hợp lý nhất nên dao động từ 40 - 50cm.

Về cá giống phải lựa chọn những con phát triển đều nhau và đã qua giai đoạn cá hương. Kích thước cá nuôi (không kể độ dài vây đuôi) phải đạt độ dài tiêu chuẩn đối với mỗi loại như sau: cá rô phi 6 - 8cm, cá chép 8 - 10cm, cá trôi 7 - 8cm. Mật độ nuôi thả cá đạt 5 con các loại/m3 nước. Tỷ lệ nuôi cá các loại (nuôi ghép) thông thường như sau: cá mè 16%, cá rô phi 18%, cá chép 12%, các loại khác 24%. Hoặc cá mè 9%, cá rô phi 35%, cá trôi 15%, cá chép 6%, các loại khác 35%.

Thông thường vùng nuôi thả cá thường kết hợp với chăn nuôi lợn, gia cầm và trồng cây ăn quả tạo nên mô hình kinh tế VAC đảm bảo vấn đề môi trường và có hiệu quả kinh tế cao. Từng bước nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông lâm ngư theo hướng tích cực.

Một phần của tài liệu phát triển kinh tế huyện yên phong, tỉnh bắc ninh giai đoạn 2006-2011 (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)